Tôi vẫn lặng im.
– Anh tưởng…
Đan Chi chưa kịp nói hết câu thì tôi đã kéo nhỏ vào lòng. Nhỏ nấc lên từng đợt trên vai tôi còn tôi thì đứng cười giả lả. Rất hiếm khi tôi thấy Đan Chi khóc. Tôi đưa tay xoa đầu nhỏ, vuốt ve những lọn tóc thơm nức mùi giai nhân và thì thầm:
– Hì. Chúng ta hiểu nhau quá rồi nhỉ.
Nói rồi tôi lại bật cười. Nhỏ đấm thùm thụp vào ngực tôi. Tôi ghé đôi môi mình chạm vào môi nhỏ. Nhỏ khẽ giật mình nhưng vẫn để vậy. Hai chúng tôi quyện vào nhau như hai người say trong cơn bĩ cực. Có đôi môi nào thơm mềm hơn đôi môi ấy. Có giọt sương nào long lanh hơn ánh mắt kia. Tôi kéo Đan Chi vào phòng. Nhỏ cứ khúc khích cười mỗi khi tay tôi mân mê trên làn da của nhỏ. Làn da ấy trắng mềm và thơm nức mùi hoa đồng nội.
– Em dùng sữa tắm gì đấy?
– Liên quan gì đến anh.
Tôi giận dỗi đưa tay chọc léc nhỏ. Nhỏ cười ầm trời chống cự. Gối, chăn bay mịt mù cả một góc phòng.
– Em lại thả rong à?
– Đồ biến thái.
Quần nhau một hồi, tôi với Đan Chi nằm thở phì phò. Nhỏ quay qua nhìn tôi cười giả lả và vòng tay ôm lấy người tôi. Hai đôi môi lại quấn lấy nhau không dứt, lần này dữ dội hơn trước bội phần. Tôi lại mân mê đôi bàn tay thô thiển lên làn da mịn màng của Đan Chi khiến nhỏ thỉnh thoảng lại run lên vì nhột. Tôi xoa đôi chân nhỏ, nghịch ngợm vòng eo và ngập ngừng trước đôi gò bồng đảo đang căng tràn sức sống. Lần nào tôi cũng bị chặn đứng ở khúc này nên có phần sợ sệt. Trong tâm trí tôi, Đan Chi luôn là một cô gái biết điểm dừng và sẽ không bao giờ cho phép tôi đi xa hơn những nụ hôn của tình yêu đôi lứa. Cho nên tôi vô cùng kinh ngạc khi đôi tay của tôi có một lần chạm nhẹ vào cặp bưởi năm roi ấy mà nhỏ vẫn cứ để yên. Tôi tròn mắt ngước nhìn nhỏ và bắt gặp đôi má ửng đỏ vì thẹn thùng của Đan Chi. Đó là lần đầu tiên tôi chiêm ngưỡng được một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của loài người: bộ ngực con gái.
Vòng một của Đan Chi đẹp thật. Tròn trịa, căng tràn và tinh khôi như một đóa hoa mới nở. Tôi ham mê khám phá những điều mới lạ. Đầu óc mụ mị đi vì sự va chạm xác thịt. Đan Chi nhắm mắt và nằm nghiêng đầu qua một bên. Người nhỏ thỉnh thoảng lại run lên mỗi khi tôi chạm vào đôi bưởi ấy. Tôi thở mạnh, cảm thấy dục vọng đang dần chiếm lấy cơ thể. Tôi đưa tay định lân la vào cấm cung thì Đan Chi cầm tay tôi ngăn lại. Nhỏ kéo áo xuống rồi ngồi dậy xoa má tôi.
– Anh, em muốn đi dạo.
– Khuya rồi đi dạo gì nữa.
– Kệ, em thích.
Trời tháng Mười Một se lạnh. Những cơn gió chớm đông bắt đầu thổi về từng đợt, từng đợt. Đan Chi nắm lấy tay tôi đi trên con đường bê tông hoang vu mà chúng tôi hay đi lúc mới yêu nhau. Tôi nghe nhỏ khe khẽ hát. Tình yêu của hai chúng tôi vừa tiến thêm một bước dài. Tôi hiểu nhỏ đang vui điều gì, và tôi cũng thế. Nhỏ hỏi tôi:
– Vậy là anh sẽ không… à.. ừm… quan tâm đến chuyện của bé Linh nữa chứ.
– Uhm – Tôi trả lời gọn lỏn.
– Chắc chứ.
– Chắc.
Sương đêm bắt đầu rơi. Những cơn gió chớm đông lại thổi về từng đợt, từng đợt…
Lạnh lùng, miên man.
Lại một lần nữa, tôi bật chế độ “không quan tâm” đối với con nhỏ. Chẳng nhớ nổi trước đây bao nhiêu lần tôi cố gắng để thờ ơ, mặc cho con bé đôi khi cứ nhìn tôi đầy buồn bã. Và toàn thất bại. Nhưng lần này sẽ khác. Lần này tôi sẽ quyết tâm. Để không nhìn vào đôi mắt rưng rưng nước ấy. Tôi tự nhủ với mình. Và tự hứa.
Nhưng thật không may khi số phận cho tôi làm thầy giáo, còn con bé lại là học trò. Giữa hai chúng tôi còn có một sợi dây vô hình mang tên lớp học. Có gắng tránh thế nào cũng phải chạm mặt nhau.
Con bé có lẽ cũng cảm nhận được sự lạnh nhạt của tôi mỗi lần đến lớp. Tôi ít khi chỉ bài cho nhỏ. Thường thì những cái gì khó quá tôi mới phải chỉ, còn lại tôi toàn bảo thằng Thụy Phong làm thay tôi. Có khi con bé hồn nhiên mang bài vẽ của nó tới khoe với tôi. Tôi chỉ khẽ cười rồi gật đầu, giả vờ không biết con bé đang nhìn tôi chờ đợi một lời khen. Thấy tôi dửng dưng, con bé lẳng lặng quay về chỗ ngồi, gương mặt nặng trĩu sự chán nản. Thằng Minh ngồi bên cạnh buông những lời tán tỉnh như hằng ngày nó vẫn thế. Con nhỏ mỉm cười.
Băng Linh à, nhóc đã khá hơn nhiều rồi đấy. Nét vẽ đã cứng cáp hơn so với ngày đầu rồi đấy. Nhóc đã biết lên khối chính xác, biết gần to xa nhỏ, biết gần rõ xa mờ rồi đấy. Chỉ cần thêm một chút, một chút nữa thôi. Thời gian còn nhiều mà. Nhóc rồi sẽ thật chững chạc. Nhóc rồi sẽ vẽ đẹp thôi. Cố lên nhé!
Cứ thế, con bé Băng Linh dần dần rời xa cuộc sống của tôi, hôm đó và cả những ngày về sau nữa. Và khi tôi đã bắt đầu quen với việc chẳng còn bận tâm đến con nhỏ nữa thì, bi kịch thay, một chuyện bất ngờ tự nhiên xảy ra.
Lớp vẽ của tôi nằm khuất trong một con ngõ nhỏ. Đường dẫn ra con lộ chính có khá nhiều cách, một trong những cách đó là phải đi qua một khoảng đất không rộng lắm nhưng ít người qua lại. Vào những ngày tháng Mười Một, trời tối nhanh như ai đó nhấn công tắc đèn. Mới 5h chiều mà khắp nơi đã là một màu xám xịt. Thường thì vào cái giờ này, tụi học trò đã về hết trơn hết trọi. Nhưng hôm nay chả hiểu sao thằng Minh với nhỏ Băng Linh vẫn còn ngồi vẽ vẽ gì đó chưa chịu về. Phải đến khi tôi nhắc nhở thì hai đứa nó mới ngước nhìn lên và nhận ra trời đã chập tối. Nhỏ Băng Linh luống cuống cất đồ vào ống vẽ, còn thằng Minh thì dọn ghế. Tôi bất giác nhìn thấy thằng Minh mỉm cười. Cũng chả rõ nó cười cái gì.
Chờ hai đứa nó đi khuất, tôi cũng bắt đầu dọn đồ để chờ Đan Chi qua đón. Tháng này Đan Chi nhiều đồ án môn học, nên nhỏ toàn ở trên trường hoặc qua nhà bạn, chứ chẳng mấy khi đi dạy ở lớp. Đan Chi chỉ ghé qua độ chiều chiều để về cùng với tôi. Rồi hai đứa đi ăn gì đó, hoặc rảnh thì về nhà nấu cơm.
Đang đứng ngoài cửa vươn vai hít gió trời, đột nhiên tôi nhác thấy ở phía xa xa trên khoảng đất nằm sát con lộ, trong ánh đèn nhá nhem hắt vào từ phía đường, một nhóm người đang tụ tập không biết làm gì ở đó. Thực ra một đám người là một điều bình thường mỗi ngày tôi đều thấy. Nhưng điểm khác thường nằm ở chỗ, trong đám đông tụ tập trông có vẻ hỗn loạn đó, tôi nhận ra một bóng dáng quen thuộc không thể nhầm với ai được: con bé Băng Linh.
Ủa, con nhỏ còn đứng đó với ai làm gì giờ này ta? Nhỏ đâu có bao giờ bắt chuyện với người lạ đâu ta? Tôi lo lắng khép cửa và bước về phía đám người. Đi được thêm một đoạn, tôi nhận ra thêm một người quen nữa. Thằng Minh đang đứng chắn giữa con nhỏ Băng Linh với một đám tầm 3-4 thằng choai choai mặt nghênh lên bặm trợn, nó gằm ghè:
– Tụi mày dám động vào bạn tao thì đừng có trách tao.
Một thằng trong đám choai choai cười khẩy:
– Thì sao? Mày định làm gì bọn tao?
Một thằng khác xoa cằm nhìn nhỏ Băng Linh nói:
– Cô em xinh đẹp, sao cô em lại đi một mình với một thằng con trai giữa đồng không mông quạnh thế này, không sợ người ta dị nghị à. Hay là để anh dẫn cô em về nhé?
Nhỏ Băng Linh sợ sệt nép sau người thằng Minh, dù nhỏ quay lưng về phía tôi nhưng tôi cũng biết là nhỏ đang sắp khóc. Tôi lượm một cành cây bên vệ đường, rảo bước nhanh về phía bọn choai choai. Trong đầu tôi lúc đó chỉ duy nhất một suy nghĩ: quật cho bọn này một cú bất ngờ, rồi kéo con nhỏ chạy càng xa càng tốt. Còn thằng Minh, chắc là nó tự lo được.
Nghĩ thế nên tôi bước mỗi lúc một nhanh hơn. Đoạn bước đi như sắp chạy thì đột nhiên khựng lại. Tôi há hốc mồm. Miệng nín thở và trái tim như ngừng đập.
Thằng Bảy Màu. Là thằng Bảy Màu đang đứng giữa đám choai choai ấy. Cái đầu tóc như tắc kè hoa, cái gương mặt xương xẩu, không thể nhầm được. Tôi nép mình vào phía gốc cây bên đường. Bao nhiêu suy nghĩ chạy loạn xạ trong đầu cố tìm lời giải thích. Tại sao lại là thằng Bảy Màu? Nó với thằng Minh là bạn mà? Why?
Và như nhận ra một sự thật đau đớn, tôi thở hắt ra một cái thật mạnh. Hoàn hảo lắm Minh. Từ cái khúc ngồi vẽ với con nhỏ cho đến tận giờ này, rồi cố tình dẫn con nhỏ đi qua cái khoảng đất vắng này, rồi cho thằng Bảy Màu với tụi bạn đóng giả đám choai choai này, tất cả cùng với thứ ánh sáng đìu hiu của buổi xế chiều, tạo thành một vở anh hùng cứu mỹ nhân đầy kịch tính. Một vở diễn hoàn hảo.
Kịch bản tưởng như không một chút tì vết đó, trớ trêu thay lại có một khâu bị lỗi, nằm ở vai quần chúng. Cái khoảnh khắc tôi buông cành cây xuống, đột nhiên một tiếng thét vang lên xé tan bầu trời u ám. Khi còn chưa kịp định thần, tôi thấy có hai thằng choai choai khác, chẳng biết đâu bay tới tung hai cú song phi vào đám choai choai cũ. Bọn choai choai cũ ngã sóng xoài xuống đất, đầu óc choáng váng vì bị đòn bất ngờ. Hai thằng choai choai mới đến đứng che trước mặt nhỏ Băng Linh, cùng với thằng Minh tạo thành bộ ba ngự lâm pháo thủ, bảo vệ công chúa nhỏ. Nheo mắt nhìn một lúc, tôi thảng thốt nhận ra đó là thằng Thụy Phong và thằng Sơn “phân bò”.
– Linh không bị làm sao chứ?
Thằng Thụy Phong liếc nhìn con nhỏ Băng Linh. Con nhỏ khẽ lắc đầu. Màn anh hùng cứu mỹ nhân của thằng Minh bỗng chốc phá sản.Thằng Minh mặt thộn ra không nói nên lời. Có lẽ nó đang cố nuốt những tức giận đang dằn dứ nơi cuống họng vào sâu trong lòng ngực. Kịch bản tâm huyết dàn dựng bấy lâu nay bỗng nhiên bị thằng khác thò tay xé nát. Cảm giác tức giận ấy, thật dễ hiểu.
Thằng Minh nháy mắt với thằng Bảy Màu, thằng Bảy Màu gật đầu rồi gào lên:
– Đkm, hai thằng chó này. Bọn mày chết với tao.
Nói rồi thằng Bảy Màu lao tới, giơ nắm đấm lên hướng thẳng vào mặt thằng Thụy Phong. Thằng Thụy Phong né được, đoạn tung một cú đá phản đòn làm thằng Bảy Màu lảo đảo. Ba thằng choai choai kia thấy đồng bọn thất thế bèn lao tới. Thằng Minh chạy tới ôm ba thằng kia lại, đoạn nói lớn:
– Hai bạn dẫn Linh chạy đi, ở đây để Minh lo.
Thằng Thụy Phong nhìn thằng Minh bối rối. Tôi đoán là trong đầu nó lúc này đang đầy nghi hoặc. Rốt cuộc thì thằng Minh tốt hay xấu, sở khanh hay là anh hùng, có lẽ nhất thời nó chưa định hình được. Nhưng nó cũng chẳng có thời gian để định hình. Vì hai trong số ba thằng bị thằng Minh cản lại kia đã nhào tới. Thằng Thụy Phong bị thụi một phát vào bụng làm cu cậu nôn thốc nôn tháo. Thằng Sơn “phân bò” cũng không khá hơn, bị thằng kia cho một đạp ngã dúi mặt xuống đất.
Con nhỏ Băng Linh bật khóc. Nó chạy tới đỡ thằng Thụy Phong dậy, nước mắt nước mũi lưng tròng. Cảnh đó khiến thằng Minh càng tức giận hơn. Nó nháy mắt với thằng Bảy Màu và trong một khoảnh khắc tôi thấy nó nằm lăn trên đất, tay ôm mặt kêu lên:
– Á, đau quá.
Băng Linh hốt hoảng chạy lại chỗ thằng Minh. Dù khuôn mặt nhỏ nhòa đi vì nước mắt, tôi vẫn nhận ra đâu đó trong đôi mắt biếc kia một cái nhìn đầy chờ mong. Nhỏ chờ mong điều chi mà khiến lòng tôi xao động? Nhưng lời hứa với Đan Chi ghìm chân tôi lại. Nhỏ sẽ không sao đâu. Đây chỉ là một vở kịch. Nhỏ sẽ không sao đâu. Tôi tự trấn an mình…
Nhưng tôi thực sự lo lắng cho hai đứa học trò còn lại. Thằng Thụy Phong và thằng Sơn “phân bò” đang bị ba thằng choai choai kia đánh túi bụi. Tôi nhặt cành cây lên chạy tới khua một đường đánh dạt ba thằng kia sang một bên. Nhìn thấy tôi, thằng Thụy Phong với thằng Sơn “phân bò” reo lên mừng rỡ, còn con bé Băng Linh thì bật cười thút thít. Nhưng tôi không có đủ thời gian để chào từng đứa. Vì mấy thằng choai choai kia đang lao tới với gương mặt như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Bỏ mẹ rồi. Có biết đánh đấm gì đâu. Tôi nhắm mắt lại, thủ thế chuẩn bị đỡ đòn thì nghe có tiếng một thằng choai choai ôm hạ bộ ngã vật xuống. Một thằng bị khóa trái tay la oai oái xin tha. Thằng còn lại đứng dạt ra một bên đang lúng túng chưa biết làm gì.
Đan Chi xuất hiện như một vị thần. Bằng một vài đòn thế Vovinam cùng yếu tố bất ngờ, nhỏ đã làm chủ cục diện trong thoáng chốc. Tôi bất ngờ một thì thằng Minh phải bất ngờ mười. Trong một đêm mà vở diễn của nó bị phá hoại đến hai lần. Mắt nó đỏ kè vì tức giận. Nhìn thấy Đan Chi, Thằng Thụy Phong và thằng Sơn “phân bò” reo lên kinh ngạc. Cả hai đứa nó và tôi đều lần đầu tiên thấy Đan Chi đưa võ học của mình ra thực chiến. Người nhỏ nhanh nhẹn như một con báo đốm, và ánh mắt lạnh lùng ra lệnh:
– Biến.
Ngầu gì đâu.
Đó là tất cả những gì mà tôi có thể thốt lên vào lúc này. Cái vóc dáng thiếu nữ thướt tha e ấp núp vào lòng tôi mỗi ngày ấy, hôm nay bỗng vụt lớn trở thành một gã khổng lồ, vung tay che cả thiên hạ. Đan Chi ném những tia nhìn tóe lửa về phía tụi choai choai làm bọn nó nhất thời không dám động đậy. Tôi có phần ái ngại cho nhỏ vì mặc dù võ học đầy mình thật, nhưng nhỏ vẫn là phận nữ nhi, đối diện với bốn thằng con trai cũng chẳng thể nắm được chút phần thắng nào.
Để lại một bình luận