– Không cần phải ngại. Người một nhà cả mà!
– Dạ, hì!
– Bây giờ con ở đâu Phong? Ba con vẫn khỏe chứ?
– Dạ, ba con vẫn khỏe, giờ con với ba con ở võ đường ở gần Chợ Lớn đó chú!
Chú vẫn cười, giọng nó có vẻ trầm hơn:
– Ừm, khỏe là vui rồi. Con đừng buồn, hy vọng khi anh hai làm ăn khá hơn trở lại sẽ trả nhà lại cho ba con.
– Mà chú cũng đang làm ở kho vật liệu đó phải không ạ?
– Ừ, chú làm ở đó cũng được hơn 5 năm rồi.
Cứ thế chúng tôi tiếp tục nói chuyện rất lâu sau đó. Chủ đề nói chuyện có phần nhẹ nhàng, sáng sủa hơn như về học hành, bạn bè chứ không căng thẳng như lúc nãy. Mãi cho đến khi đồng hồ điểm hơn 9h giờ chú mới nốc một ngụm cà phê cuối cùng rồi hỏi:
– Thế Phong còn điều gì thắc mắc không?
– Dạ, chắc cũng không còn gì đâu chú!
Dường như sựt nhớ ra chuyện gì đó, chú mới đút tay vào túi áo lấy ra một vật hình chữ nhật nhỏ được gói rất kĩ bằng giấy nilon có cột thun.
Chú bịn rịn đưa tôi:
– Đây là vài tấm hình của mẹ con chú giữ từ đó đến giờ.
Tôi bồi hồi nhận xấp hình từ chú rồi từ từ gỡ từng lớp quấn nilon ra. Đến lớp cuối cùng, những tấm hình cũng dần dần hiện ra với nét cũ kĩ đã phai màu theo năm tháng. Dẫu vậy tôi vẫn nhìn thấy rõ trong hình là một người con gái trông thật dịu dàng và trẻ trung với gương mặt xinh xắn cùng với mái tóc suôn dài đến chấm lưng đang tạo dáng bên bãi cỏ trong giông như là một công viên vậy.
Để tôi xem hình, chú nói thêm:
– Đây là hình mẹ con chụp ở thảo câm viên hồi đó trong chuyến đi chơi cùng gia đình. Hồi đó mẹ con đẹp lắm, lại hiền nữa nên nhà ai cũng thương.
Mặc những lời nói cũng chú. Tôi chỉ chăm chăm vào những tấmh ình lúc này. Tôi quá đôi xúc động đến không nói nên lời. Đây là lần đâu tiên tôi được nhìn thấy dung mạo thật của mẹ tôi sau ngần ấy năm sống trên đời và sau ngần ấy năm tưởng tượng trong những cơn mơ.
– Mẹ anh lúc trẻ xinh ghê! – Ngọc Lan tựa vào người tôi nhìn cho rõ tấm hình vừa tấm tắc khen.
Đúng thật là mẹ tôi rất xinh, tôi không biết là mình có được kế thừa nét nào từ người mẹ của mình không. Nhưng dù sao đi chăng nữa thì tôi cũng rất hạnh phúc vì được là đứa con duy nhất của bà.
Xếp gọn lại những tấm hình, tôi hỏi chú:
– Những hình như thế này sao ba con không có hả chú?
– Ừ, khi mẹ con ra đi, bên ngoại không cho mẹ con lấy bất cứ thứ gì cả, kể cả hình chụp. Cả trong đám cưới cũng không cho ba con mướn thợ về chụp.
– Tại sao lại vậy? Quá đáng lắm! – Tôi cau mày bức xúc.
– Do lúc đó bên ngoại con còn giận lắm, nên cấm cho ba mẹ con chụp hình đám cưới, để người ngoài biết thì mất mặt cả dòng họ.
Đến đây không khí bổng trầm lắng trở lại như lúc đầu. Ngọc Lan không còn chịu được nữa, liên tục lấy tay gạt đi nước mặt đang lăn từng dòng chầm chầm trên má mà thỏ thẻ:
– Tội nghiệp cho mẹ quá!
Tôi cũng có lúc không cầm lòng dược mà ứa nghẹn nước mắt ở khóe mi nhưng ngay lập tức tôi cất sâu nó vào lòng để làm chỗ dựa vững chắc cho Ngọc Lan. Không khóc được, tôi chỉ bùi ngùi thở dài. Không ngờ ba mẹ tôi lại có lúc trải qua giai đoạn như thế. Nếu là tôi trong tình huống như vậy, liệu tôi có được kiên cường như ba tôi hay không?
Chỉ tiếc thay vừa sinh tôi ra mẹ tôi đã qua đời. Nếu không, tôi có lẽ đã chạy ngay về nhà mà ôm bà cho thỏa nỗi nhớ.
– Thôi giờ cũng trễ rồi, chú phải về đây, mai chú còn đi làm nữa. Con cũng về đi ba con sẽ lo đó!
– Dạ, con biết rồi, chú về cẩn thận! – Tôi gói ghém mấy tấm hình vào túi nilon rồi đứng dậy chào chú.
Tôi cứ nhìn chú như thế cho đến khi gần ra đến cửa, tôi mới sựt nhớ ra một điều liền gọi giật:
– À, chú ơi!
– Anh Sang hồi trưa đi làm cùng chú là người thế nào hả chú?
Chú có vẻ ngạc nhiên, nhưng rồi cũng từ tốn:
– Thằng Sang con anh hai đó phải không?
– Dạ, đúng rồi chú!
– Ừm, không phải người xấu những cũng không nên kết thân!
– Ủa, sao vậy chú?
– Chú cũng không biết nữa, do chú cảm nhận như vậy thôi!
– Dạ, con biết rồi!
– Thế con gì nữa không Phong?
– Dạ, hết rồi chú. Chú vè cẩn thận!
Đợi chú khuất khỏi cánh cửa phòng, tôi mới dìu Ngọc Lan ngồi xuống lau đi những giọt nước còn vương hững hờ trên đôi má hồng ửng của nàng.
Tôi cười:
– Thiệt tình, anh không khóc thì thôi, sao em lại khóc!
– Thì em thấy tôi nghiệp cho mẹ của anh chứ bộ! – Nàng chun mỏ đánh nhẹ vào vai tôi.
– Ủa, mẹ anh chứ bộ!
– Thì là mẹ của… anh! Cái anh này giờ còn chọc em phải không?
– Ui da đau đừng nhéo hông anh nữa! Anh chừa, anh chừa!
– Xí, tha cho anh đó! – Nàng khoanh tay trước ngực, mặt vẫn còn phụng phịu.
– Mà em nè, em thấy chú út là người như thế nào?
Tạm quên đi cơn giận với tôi, nàng mím môi nghiêng nghiêng mái đầu:
– Ừm, em cảm thấy chú anh không phải là người xấu. Nhìn ánh mắt của chú nhìn anh hiền lắm, không thì chú cũng không đưa hình cho anh làm gì!
– Ừ, anh cũng cảm thấy như vậy. Nhưng chỉ có 1 điều anh không hiểu là tại sao chú lại nói không nên kết thân với thằng Sang nhỉ?
– Em cũng không biết! Nhưng thôi cứ nghe lời chú đề phòng cho chắc đi anh!
– Ừ, em nói cùng phải.
– Thôi cũng trễ rồi, mình về thôi anh!
– Giờ mình về nhà Ngọc Mi theo kế hoạch hả em?
– Tất nhiên rồi, em không thể cho ba mẹ biết mình lên sớm như vậy được. Nội bây giờ cũng không còn khó như trước nên anh cứ yên tâm.
– Ừ, vậy mình đi thôi em!
Cứ thế cho đến khi tôi và Ngọc Lan về quê gặp lại tụi Toàn phởn và cho đến gần 1 tháng sau, mọi chuyện vẫn êm đềm như chưa hề xảy ra chuyện gì cả.
Về cơ bản thì mọi chuyện đã sáng tỏ rồi. Tôi cũng đã chấp nhận sự thật rằng căn nhà yêu đấu của tôi đã không còn nữa. Từ nay tôi sẽ sống ở võ đường của ba. Mặc dù xa hơn một chút nhưng tôi vẫn sẽ đi học, vẫn sẽ gặp Ngọc Lan trên lớp mỗi ngày. Âu đó cũng là một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của tôi sau một mất mát lớn.
Hôm nay cũng là lúc tôi lại phải rời xa quê nội để trở về với nơi thành phố nhộn nhịp. Vì chỉ tầm hơn 1 tuần nữa thôi, ngày nhập học của bọn tôi sẽ đến.
Cũng như bao lần trước, tôi lại thấy đôi mắt sâu hoắm của nội nhìn bọn tôi với một nỗi buồn buồn mà ít ai có thể nhận ra được nếu không tiếp xúc lâu với bà. Để mặc tụi Toàn phởn đang giỡn hớt trước bậc thêm chờ tới giờ ra xe, tôi lò mò ngồi cạnh nội đang nhai trầu tóm tém trên bộ ván ngựa.
– Sao vậy nội? Nội buồn hả?
– Cha mày! Tụi bây ở đây rần rần suốt ba tháng trời, giờ đi hết ở đây im lìm sao mà không buồn!
Thồi cười xòa xoa lưng nội:
– Thôi nội đừng buồn, rồi hẹ năm sau con sẽ về mà!
– Nội nghe tụi cái Nhung nóii hè năm sau tụi bây ôn thi đại học mà phải không?
– À, dạ! Đúng rồi nội!
– Thội, chuyện thi đại học quan trọng hơn! Khi nào mày thi đạu đại học rồi dắt con Lan về đây ăn mừng với nội là được rồi!
Tôi gãi đầu bối rối:
– Dạ, con cũng không chắc! Con gái nhà người ta mà nội, sao nói dắt là dắt được!
– Thôi nội không cần biết! Mày liệu mà dắt về đây, tao nhớ chịu không nổi đâu!
– Nhưng…
– Hì, con hứa sẽ về mà nội, nội yên tâm!
Ngọc Lan đột nhiên sà xuống cạnh nội phía bên kia. Có lẽ nàng đã nghe được cuộc nói chuyện giữa tôi và nội nãy giờ.
Nội xoa đầu Ngọc Lan cười móm mém.
– Ừ, cháu ngoan! Rán năm sau thi đại học rồi về quê với nội nghen con!
– Dạ, con hứa mà nội!
Cũng vừa lúc đó, đám Toàn phởn bỗng réo inh ỏi ngoài thềm:
– Ê, xe đò tới bóp kèn ngoài lộ rồi kìa, ra lẹ lẹ đi hai đứa!
Nghe tiếng thúc giục của Toàn phởn, tôi với Ngọc Lan lật đật tạm biết nội rồi chay jra bậc thềm kéo vali, hành lí được để sẵn ở đó.
Một lần nữa tôi quay lại nhìn nội, lần này đôi mắt bà lại đỏ hoe. Nhưng không còn cách nào khác tôi đành chào tạm biệt bà lần nữa rồi kéo hành lí mon men con đường đá sỏi dẫn ra ngoài lộ lớn.
Tụi thằng khánh cũng biết hôm nay bọn tôi lên thành phố nên bọn nó đã đợi sẵn trước cổng thành một đám khá đông. Vừa thấy bọn tôi đi ra, cả đám đã xúm lại đỡ lấy hành lí chúng tôi đang mang:
– Đây, để tụi tao xách hành lí dùm bây ra tới ngoài lộ cho!
– Chi cho cực vậy bây! – Tôi tròn mắt.
– Cực gì đâu! Thời gian qua tụi bây cũng giúp tụi tao nhiều rồi, giờ để tụi tao giúp một lần coi!
Không có lí do gì để từ chối đám loi nhoi này, tôi ngó thấy bé Linh nhỏ Nhung của đi chung trong nhóm nên chỉ tò mò hỏi:
– Ủa, bà với bé Linh chưa lên Sài Gòn hả?
– Chưa, tụi ở nhà sắp xếp vào chuyện rồi 2 3 ngày sau mới!
– Ờ, vậy tui lên trước nghen, chừng nào lên báo tui ghé chơi!
– Ừa, tui biết rồi, đi đường mạnh giỏi nghen ông!
– Thượng lộ bình an nghen anh! – Bé Linh cũng nhí nhảnh nói theo chị.
Tạm biệt hai chị em nhỏ Nhung, tôi với đám thằng Huy khệ nệ vát hành lí ra đến ngoài lộ, nơi có xe đò đợi sẵn. Bọn thằng Huy chày cối lắm, cũng chỉ tiễn chúng tôi đến đây rồi đứng tụm lại nhìn chúng tôi với đôi mắt lom dom trông tội đến phát buồn cười.
Sau khi chất hành lí lên xe, tôi mới quay lại thở ra:
– Thôi tụi bây tiễn tới đây được rồi, về làm việc đi! Khi nào rảnh tao lại về chơi với tụi bây!
– Không thì lên Sài Gòn chơi với tụi tao cũng được, hế hế! – Toàn phởn lại giở cái bộ mặt thương hiệu của nó ra dụ khị.
Tất nhiên thì trong cái đám này thì chỉ có thằng Khánh là có khả năng sẽ “dám” lên thăm tôi ở Sài Gòn mà thôi. Còn lại nhìn bộ mặt ngáo ngơ của tụi thằng mậu thì tôi không chắc bọn nó khi lên Sài Gòn rồi thì tôi biết kiếm tụi nó ở đâu nữa, có khi lại phải đăng tin tìm trẻ lạc cũng không chừng.
Vì còn nhiều người đang đợi lên xe đò nên bọn tôi không nán lại được lâu. Tầm 5 phút sau khi chất đủ hành lí lên xe đò, bọn tôi cũng yên vị luôn trên ghế mà nhìn bọn thằng Khánh đường ló ngó ngoài cửa kính trong đến phát tội. Cứ như néu được sự đồng ý của tài xế, bọn nó sẽ phóng đến chỗ của bọn tôi ngồi cạnh luôn vậy.
Nhưng rồi xe cũng phải chuyển bánh cho kịp giờ khởi hành. Bóng dáng tụi thằng Khánh cũng mờ dần sau những rặn cây um tùm hai bên đường.
Lại một lần nữa, tôi lại phải nói lời tạm biệt với nơi gắn liền với biết bao nhiều kỷ niệm ngày hè của mình. Lần này phải rất lâu lắm tôi mới có thể trở lại nơi đây. Nhưng quan trọng hơn hết là lần này lên Sài Gòn tôi sẽ phải làm quen với cuộc sống mới, ngôi nhà mới và cả… những thử thách mới nữa.
Chuyến xe chở bọn tôi về Sài Gòn vẫn bon bon trên hành trình của mình. Cũng giống như với gần một tháng trước đây đi cùng với Ngọc Lan, nó vẫn đầy sự gian nan và mệt mỏi với những con đường gồ ghề gần như bất tận.
Nhưng lần này trong lòng tôi còn kèm theo một cảm giác vừa chộn rộn vừa lo âu vì chuyến xe sẽ không đưa tôi về ngôi nhà quen thuộc của mình nữa. Sắp sửa tôi đây tôi sẽ sống ở võ đường nơi mà tôi sẽ không bao giờ có những trận đá banh với tụi Huy đô mỗi chiều, không được thấy bọn nó ghé nhà tôi chơi mỗi khi rảnh rỗi và tệ hơn hết là tôi sẽ hoàn toàn bị cô lập với tất cả những đứa bạn mỗi khi về nhà.
Chỉ nghĩ đến thôi ttôi đã thấy buồn thúi cả ruột rồi. Và mai đây việc gặp gỡ Ngọc Lan sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều chứ không chỉ đơn thuần là rảnh rỗi lại tò tò xe đạp qua nhà nàng được. Từ võ đường tôi qua nhà nàng hơn 10 cây số là ít. Đúng là một cực hình!
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, trong cái rủi cũng có cái may, dù sao tôi vẫn được học ở trường cũ. Đó là kết quả sau hơn 1 tuần năn nỉ ba tôi muốn gãy lưỡi.
Lúc đầu ông còn định cho tôi chuyển trường về gần võ đường để tiện cho việc học hành. Tất nhiên tôi không muốn như vậy, chuyển nhà đi chỗ khác coi như đã cực hình đối với tôi rồi, giờ lại chuyển trường nữa thì khác gì cách li hoàn toàn tôi với cuộc sống trước đây đâu.
Thế là trong suốt 1 tháng ở dưới quê nội tôi cứ gọi điện lên cho ông nằng nặc đòi ở lại trường cũ cho bằng được. Lúc đó ông cũng không đồng ý với lí do rằng nếu tôi học buổi sáng thì làm sao đi học kịp giờ, với lại tôi không thể đi đến trường bằng cách đạp xe một quãng xa từ võ đường ở Chợ Lớn đến trường được.
Cuối cùng thì may sao nhờ có đám thằng Toàn xác minh lại là tôi học buổi chiều và quan trọng nhất là Ngọc Lan nói sẽ cho tôi mượn chiếc xe đạp điện của nàng để đi học thì ba tôi mới gọi là miễn cưỡng cho phép tôi học trường cũ. Do vậy, đó là cơ hội duy nhất để tôi gặp Ngọc Lan và tụi Toàn phởn trên lớp mỗi ngày.
Trở lại với chuyến xe đưa bọn tôi về với không khí nhộn nhịp của Sài Gòn. Sau khi chợp mắt ngủ một giấc ngon lành, tôi trở dậy cảm nhận những luồn nắng cứ liên tục chớp tắt báo hiệu cho chúng tôi biết đã đến thành phố với những tòa nhà cao tầng thay phiên nhau che đi ánh nắng chói chang của buổi trưa cuối hè tại Sài Gòn.
– Mình tới Nguyễn Văn Linh rồi đó anh! – Ngọc Lan Mỉm cười khi thấy tôi lò dò thức giấc.
Tôi đảo mắt nhìn sang bên phía Toàn phởn ở ghế bên kia, nó vẫn ngồi bấm điện thoại chơi game gì đó với Ngọc Phương còn Khanh khờ ở ghế ngay dưới vẫn ngủ li bì và chưa có dấu hiệu gì là sắp tỉnh dậy.
Để lại một bình luận