“Đúng rồi, đúng nó rồi!”
Khẽ siết chặt lấy thân hình của Lam Ngọc, tôi dồn nén:
– Ngọc, thật ra Phong phải bạn trai của con bé Noemi kia, Phong với nó chỉ là một giao kèo nhằm chờ đợi Ngọc Lan trị bệnh trở về thôi. Thực sự thì Phong không biết bây giờ mình phải làm gì, Phong rất muốn bảo vệ cho Ngọc giống như lúc xưa, nhưng khó quá, Phong không biết phải làm sao cả… Ngọc ơi giúp Phong với!
Thật chẳng thể tin lúc đó tôi lại nói ra những câu như vậy nhưng đó chính là những lời thật lòng nhất lúc này tôi có thể nói được. Ngọc Lan, Lam Ngọc, Hoàng Mai tôi đã làm khổ những người con gái này quá nhiều, tôi chỉ muốn họ được hạnh phúc, vui vẻ nhưng chính vì cái tính thiếu dứt khoát và chần chừ của tôi đã phá vỡ tất cả. Giờ đây tôi chỉ có một ước muốn duy nhất là được ở bên người con gái mình yêu thương mà sống những chuỗi ngày hạnh phúc mà thôi, nó có khó quá không?
Viễn tưởng Lam Ngọc đã nghe hết những gì tôi đã phải dồn nén tất cả can đảm của mình để nói nhưng vòng tay của tôi đột nhiên nặng dần, nặng dần cho đến khi tôi bị kéo chịt xuống giường cùng Lam Ngọc. Giờ đây tôi mới biết rằng nàng đã ngủ trên tay tôi từ lúc nào, vậy nàng có nghe được những gì tôi nói không, có cảm nhận được những gì tôi đang cảm nhận lúc này không. Nhưng mà như thế này cũng tốt, nếu nàng không nghe được thì tôi đỡ phải ngại mỗi khi gặp nàng.
Cả người tôi giờ này ướt đẫm mồ hôi, tim vẫn còn đập khá mạnh vì phải dồn nén nhưng trong lòng tôi bình yên lắm, chí ít là lúc này khi nhìn thấy đôi má mủm mỉm của nàng phập phồng sau những cái mím môi tôi thấy mình thư thái lạ thường. Nhưng chẳng suy nghĩ được lâu, tôi phải giật mình vì Lam Ngọc đột nhiên trở mình ôm chặt lấy tôi, dụi đầu vào ngực tôi mà phì phò những hơi thở ấm nóng. Chẳng biết lúc này nàng đang thức hay đang ngủ, nhưng ít nhiều cũng làm tim tôi hoạt động mạnh trở lại với đúng chức năng của nó, đập liên hồi.
– Lam Ngọc sao rồi Phong, tao tới…
Giật mình chưa kịp ứng biến, giọng thằng Toàn đã ở ngay sau lưng cùng với đó là tiếng thản thốt của bé Phương cạnh bên.
Ngay tức tốc tôi vội ngồi phắt dậy chữa cháy:
– Ô, hai người tới rồi đó hả?
– Chà chà, nằm xuống giữ nguyên hiện trường cho bố, cái vụ này hay à nghen!
– Ê, không giỡn nha mày!
– Giỡn gì mày, tụi tao thấy rõ ràng mà, phải hơm Phương?
– Phải đó, hi hi! Anh Phong thiệt tình hà!
Bé Phương cũng hùa theo che miệng cười không ngớt.
– Trời, tui xin mấy người, đây chỉ là tai nạn thôi mà!
– Phải đó, chả có chuyện gì cả!
Lam Ngọc cũng đột nhiên ngồi bật dậy làm tôi giật mình suýt hét toáng.
– Chắc hai tụi mình vào không đúng lúc rồi Phương nhỉ, hay là tụi tui về nghen!
– Hừm, hai người đứng lại đó, nếu còn nói một tiếng nào nữa thì đừng trách!
Giờ đây tôi chẳng thấy đôi mắt trong veo của Lam Ngọc đâu nữa, nó đã được thay thế bằng hai ngọn lửa bùng nộ đang đứng trước Toàn phởn và bé Phương khiến cả hai đứa cứ khép nép như chuột cùng đường:
– Hi hi, tụi mình chỉ đùa chút thôi mà Ngọc!
– Đùa gì, từ ngày hai người quen nhau Phương bắt chước luôn cả tính đùa nhây của Toàn rồi à?
– Ư, mình xin lỗi!
– Rồi, tụi tui hông giỡn nữa mà, đầu năm đầu tháng hạ hỏa tý, hề hề!
Toàn phởn xen ngang, cứu nguy cho bé Phương đang vào thế bí.
– Mà bà dữ thế này chắc đã khỏe rồi nhỉ!
– Ừm, cảm ơn đã hỏi thăm!
– Mà Toàn này, mày đem xe của Lam Ngọc tới chưa?
– Tới rồi bố, lần cả buổi mới ra được nhà bà Ngọc đấy! – Rồi nó quay sang Lam ngọc – Thôi, thấy bà khỏe như voi thế này cũng được rồi, tụi tui về nghen, năm mới vui vẻ.
– Vậy Phong cũng về luôn nghen, Ngọc cứ nghỉ khỏe đi!
– Ừm, mọi người về cẩn thận!
Kết thúc đêm giao thừa chạy loạn còn hơn đánh giặc, tôi đạp gồng về ngôi nhà thân yêu của mình mà không khỏi suy nghĩ về việc của Lam Ngọc lúc nãy. Có thật là nàng đã ngủ không? Tự dưng đang nói chuyện bình thường lại có thể lăn ra ngủ dễ dàng như thế được chứ. Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa, đêm nay vẫn là đêm bước ngoặc trong cuộc đời tôi, bước ngoặc để mở ra một con đường mới, một lối đi mới, một kết quả mới…
Vào những ngày tết, người ta thường đi thăm viếng nhau chúc sức khỏe đầu năm mới, nhưng đối với tôi đó là một điều khá xa xỉ, năm xưa bên ngoại không ủng hộ chuyện cưới xin của ba mẹ tôi lắm, bởi 1 lí do nào đó họ ghét võ ghét luôn cả bên nội tôi. Tôi là kết quả của sự kiên trì đấu tranh của tình yêu hai người với bên ngoại, cho nên tôi hiếm khi sang thăm ngoại ngay cả những dịp lễ tết, họ cũng chẳng buồn gọi điện hỏi thăm cho tôi, nói chung cả hai bên coi như chẳng dính dáng gì đến nhau cả. Điều đó tạo cho tôi một không khí khá buồn tẻ vào những dịp như thế này, cái cảm giác cứ phải ngồi ru rú ở nhà chẳng biết làm gì ngoài khua tay múa chân mấy đường quyền trên sân thượng nhìn cảnh thế gian nô đùa bên dưới.
Cơ mà nếu nói không có gì làm cũng không đúng. Cái kho sau nhà tôi đã khá lâu rồi chưa dọn dẹp, cũng vì nó nằm sau nhà nên tôi cũng chẳng thèm đá động đến làm gì. Nhưng nay đang rảnh rỗi nên chắc là phải dọn dẹp một lần cho bớt muỗi trong nhà đã.
Nghĩ thế tôi lật đật khoác cái áo tay dài vào quơ luôn cái chổi trong nhà ra sau bắt đầu tiến hành tả xung hữu đột cái khó dơ dáy đó. Nó đã bị bỏ lâu năm rồi nên mới vừa mở ra mùi nấm mốc cứ sộc vào mũi tôi muốn tắt thở. Nào thau, nào mộc nhân cũ, nào bao cát lủng cứ xếp đầy trong kho đến phát sợ. Nhưng đúng là cái kho này những khiến những kỷ niệm trong tôi ùa về thật ngập tràn.
Phía bên tay trái là đống rô bốt cũ mà hồi nhỏ tôi thường hay chơi, nhưng do quá mạnh tay nên chúng cứ lần lượt ra đi vì tan tành xí quách, cứ mỗi lần như thế tôi lại bị ba đánh thật đau và cấm tiệt không mua đồ chơi nữa.
Rồi tôi lại nhìn bên phía tay phải, nơi chất những dụng cụ luyện võ ngổn ngan. Khi xưa chúng từng là nỗi ám ảnh của tôi. Thú thật lúc trước tôi cũng chẳng thích học võ lắm, nhưng từ ngày tôi hạ được thằng mặt ngựa trong xóm bằng mấy món đòn mà ba tôi đã dạy thì tôi thích mê luôn từ đó. Mộc nhân, bao cát, có cả cái roi trúc mà ba tôi dùng để phạt tôi nữa, đó chính là những thứ gắn liền với tuổi thơ của tôi lúc bé. Nhưng không tốn bao lâu để tôi nhận ra được trong đống đồ cũ quen thuộc đó, có một thứ khác với tất cả những thứ còn lại, nó đang bị đè dưới đống bao cát kia và chỉ để lộ một phần vải màu vàng đục do bị bụi bẩn bám lâu ngày.
Ngay lập tức, tôi vội xoắn tay áo lên vứt hết đống bao cát ngổn ngan ra hai bên để moi cho được đồ vật đó ra ngoài. Cuối cùng sau một lúc vật vã đổ mồ hôi hột, tôi cũng lôi được nó ra, chắc chắn mọi người sẽ không tin được nó là gì đâu, đây là con gấu bông mà Lam Ngọc đã tặng tôi lúc nhỏ, thứ mà tôi đã làm mất rất lâu về trước. Giờ đây khi tìm được nó ở cái nhà kho cũ kĩ này, âu cũng là một định mệnh giúp tôi không bị thất hứa trước nàng. Thế nên tôi ung dung cầm con gấu hãy còn nguyên vẹn vào giặt để gột rửa hết những vết dơ lâu năm mà nó phải chịu đựng.
Tuy nhiên chỉ vừa mới phơi con gấu trên sân thượng cho ráo nước, phía dưới cổng nhà tôi đã thấy loáng thoáng 2 bóng người bấm chuông cổng. Tôi nhận ra ngay đó là Toàn phởn và còn có cả Lam Ngọc nữa.
Vội chạy ù xuống dưới, tôi hổn hển mở cổng:
– Gì mà mới mùng hai tết đã tề tụ đông đủ thế này?
– À, Chẳng là Ngọc đang nhận một lớp võ tự vệ họ tự xếp lịch vào sáng nay ấy mà!
– Trời, ai mà học vào ngày tư ngày tết thế?
– Lớp kĩ năng mềm cho mấy đứa con của Việt Kiều muốn hòa nhập vào môi trường ở đây đấy, hôm nay đến phần cuối là dạy võ tự vệ mà do họ hơi đông mà người bên Ngọc ít quá, sợ dạy không xuể.
– Thế cho nên mới sáng sớm mà bà Ngọc đã lôi đầu tao dạy rồi đấy!
Toàn phởn nói với giọng lè nhè như người say rượu.
– Hừm, giờ có muốn giúp tôi hay không?
– Ờ giúp mà, hề hề!
– Chà, võ tự vệ à, nghe cũng được đấy!
– Phong có rảnh thì đi, còn không rảnh cũng không sao đâu!
– Ừ, rảnh chứ, dù gì ngày tết cũng chẳng có gì để làm chi bằng đi vận động tay chân cho khỏe người vậy!
– Vậy nhé, giờ tụi mình qua trung tâm đi, chừng trễ!
Thế là bỏ lại chú gấu tội nghiệp vẫn còn ướt mem trên sân thượng, tôi cùng Lam Ngọc và Toàn phởn chạy đến trung tâm bên quận 4 để nhận lớp theo sự chỉ dẫn của nàng.
Phải nói rằng tâm trạng cả tôi lúc này hí hửng lắm, cứ nghĩ đến lúc trao cho Lam Ngọc con gấu này, nàng sẽ vui đến nhường nào, dám phát khóc luôn cũng không chừng. Hôm nay nàng lại mặc bộ trang phục thường ngày khi đi dạy võ, tức quần võ phục áo thun thường. Dường như mấy người học võ đều mặc như thế cả, nó tạo nên nét đặc trưng cho dân học võ luôn rồi, còn tôi thì lúc học võ hay lúc thường đều thế, chỉ quần sọt áo thun làm tới mà thôi. Nhưng điều làm tôi chú ý nhất ở Lam Ngọc vẫn là biểu hiện của nàng lúc thường, chỉ có như thế tôi mới đoán được nàng có nghe được những gì tôi nói hôm qua hay không. Nhưng mặc nhiên hôm nay ngoài vẻ mặt tươi tắn, tự tin ra nàng chẳng có biểu hiện gì bất thường cả, vậy chẳng lẽ nàng không nghe được hay sao nhỉ?
Xuống chân cầu kênh tẻ không bao lâu, cổng trung tâm đã hiện trước mắt tôi. Nhìn vào trong cổng tôi có thể thấy mọt đám người con khá trẻ, nói đúng hơn là đám thanh niên cũng trạc tuổi tụi tôi đang chờ ở trong đấy, trong đó tôi có thấy một gương mặt khá quen nhưng do thoáng nhanh quá tôi cũng chẳng kịp nhận ra là ai nên dong xe vào bãi luôn chẳng buồn quay đầu lại.
Hôm nay là một ngày đẹp trời khi những tán mây mỏng trên bầu trời góp phần cản bớt ánh náng chói chang làm cho tiết trời có vẻ se lạnh vào những buổi sáng sớm trước khi bị những tia nắng chiếm phần thắng vào buổi trưa khiến không khí trở nên oi ả hơn chút đỉnh.
Sau khi chỉnh chu đâu vào đó tất cả, tôi hiên ngang mặc bộ võ phục với chiếc đai đen quanh lưng mà Lam Ngọc đưa cho với tư cách là trợ giảng chính thức cho nàng, bên phía Toàn phởn cũng được một bộ y chang thế, nhìn hai thằng kềnh càng đi sau Lam Ngọc mà oách chẳng để đi đâu hết được.
– Tất cả mọi người tập hợp!
Lam Ngọc hắn giọng làm cả đám loi nhoi đó giật mình vội lóng ngóng xếp thành 4 hàng ngang ngay không cần phải hối thúc.
– Hôm nay chắc mọi người cũng biết mục đích mình đến đây là gì rồi phải không? Trong cuộc sống này cần có vô vàn đều bất ngờ xảy ra mà chẳng ai có thể đoán trước được, cho nên tôi có mặt ở đây là để chỉ dạy mọi người cách tự về cho bản thân khỏi những mối nguy hiểm có thể né tránh được, xin mọi người chú ý đến buổi học đặc biệt ngày hôm nay.
Vừa nói xong, Lam Ngọc cũng gập người chào y nhhư kiểu Nhật làm cả đám chẳng biết làm gì ngoài vỗ tây rôm rốp hưởng ứng.
Tiếp theo sau đó, nàng chia lớp ra làm ba nhóm mỗi nhóm tầm mười mấy người cho bọn tôi quản lí theo sự phân công mà nàng đã trình bay lúc nãy. Thằng Toàn thì tôi chẳng nói gì, nó học taekwondo, môn võ có rất nhiều nét tương đồng với karatedo nên khi hướng dẫn cho võ sinh cũng dễ hơn nhiêu so với Trần Gia của tôi vốn dĩ đã khó học, nay lại phải chỉ dạy cho người ngoài làm tôi có một chút lưỡng lự, mà thiết nghĩ Lam Ngọc đã nhờ như thế tôi lại không giúp thì cũng kì lắm, đã mặc vào người bộ võ phục karatedo rồi mà, dù gì cũng chỉ là võ tự vệ nên tôi cũng không câu nệ tính chất tương đồng giữa các loại võ lắm, vậy nên cứ bung hết sức ra mà dạy thôi.
Nhưng tôi không thể ngờ trái đất lại tròn như thế được, cái người mà tôi tình cờ thấy mặt lúc nãy lại đang đứng trước mặt tôi với đôi mắt sắc lẽm như dao cạo:
– Chào sư phụ Phong, không biết hôm nay người lại đại giá đến đây nhỉ?
– Ặc, Ngọc Mi, sao em lại đến đây?
– Chính em phải hỏi anh đó, sao anh lại đến đây, đây là lớp của chị Ngọc mà?
– À thì anh chỉ đến trợ giảng thôi mà, hề hề!
– Vậy ra anh còn qua lại với chị Ngọc à?
– Suỵt, khẽ thôi, anh đang dạy đó, để lát ra rồi nói sau!
Phải năn nỉ dữ lắm con bé mới thôi làm khó tôi mà tiếp tục buổi dạy võ. Hôm nay tôi dạy cho người ta cách tự vệ thoát khỏi nguy hiểm mà chính tôi đây đang lâm vào nguy hiểm mà chẳng thể thoát ra được, thế mới là oái oăm chứ. Vậy nên nhân lúc con bé đang bận luyện các thế tự vệ với võ sinh khác, tôi chạy nhanh đến chỗ của thằng Toàn giờ đây vẫn đang ung dung chỉ dạy:
– Toàn ơi, giúp tao với!
– Gì, bị đứa nào dựt hụi à?
– Dựt hụi tía cưng, con bé Noemi!
– Sao, Noemi dựt hụi mày à?
– Tao nói không giỡn, nó đang ở nhóm của tao kìa, kì này chết tao rồi!
– Èo, làm gì đâu mà chết!
– Thì nó thấy tao trong lớp võ của Lam Ngọc sao mà không nghi ngờ được!
– Xời, có vậy không cũng la làng la xóm, lát để tao giải quyết cho, mày cứ qua bên đó mà chỉ cho người ta học võ đi!
Để lại một bình luận