Khi vừa mới ngồi lên ghế sô pha, Lam Ngọc đã triển một câu lạnh ót:
– Ở bên đó chắc Phong chơi vui lắm phải không, cả điện thoại cũng không nghe máy!
– Không đâu chỉ là để điện thoại ở…
– Ở đâu?
Với đôi mắt sắc bén của mình, Lam Ngọc đã đánh bại tôi hoàn toàn chỉ trong 1 nốt nhạc và khiến tôi phải khai ngay ra.
– Ừ thì Phong ngủ quên ở nhà con bé Noemi mà!
– Ngủ ở đâu?
– Thì trên ghế sô pha, thấy êm quá ngủ quên luôn!
– Lúc đó con bé ở đâu?
– À, thì ở… – đột nhiên tôi bỗng khựng miệng như bị dán cứng, nhưng xét thấy tình cảnh này không thể không nói dối, tôi liền phân bua ngay… – ừm, ở phía đối diện ấy mà!
– Hửm…
Nàng lại xỉa đôi mắt sắc như dao lam về phía tôi, giờ này nàng mà hỏi câu nào tôi chỉ có nước trả lời thật câu đó chứ đã hết dũng khí nói dối rồi, khả năng áo đảo đối phương của nàng quá cao. Tuy nhiên sau ánh nhìn đó, đôi mắt nàng bỗng dịu lại ngay trong phút chốc, ngọn núi lửa bùng cháy bỗng chốc biến thành thảo nguyên yên bình xanh rì cỏ chỉ sau một cú chớp mắt, để giờ đây trước mặt tôi hiện giờ chỉ là một Lam Ngọc của thường ngày:
– Này, giờ hết mệt thật chưa?
– Ừ hết rồi mà, nhưng vẫn còn thấy tiếc?
– Tiếc gì, không ở bên nhà kia lâu hơn nữa à?
– Không phải, tiếc ly nước mía thôi!
– Trời ạ, nước mía thì thiếu gì chứ?
– Nước mía thì không thiếu, nhưng mà nước do Ngọc mua thì, chắc phải hiếm lắm!
– Thật là… kiểu nào cũng nói được!
Nàng lắc đầu cười trừ, để cho những lọn tóc rũ xuống che phũ đi đôi má hiện giờ đang ửng hồng lên, làm nó đã mủm mỉm, nay lại thêm đôi ba phần dễ thương đến mê người.
– Mà Phong chưa nấu cơm à?
– Hả… à ừ, hồi sáng có nấu rồi!
– Biết ngay con trai ở nhà một mình sẽ thế mà! Thôi để Ngọc nấu cho!
– Để lát Phong nấu cũng được mà phiền Ngọc quá!
– Không sao, dù gì nay Ngọc cũng rảnh mà!
Nói xong nàng lót tót đi vào bếp như sợ tôi sẽ đổi ý.
Đây chắc là lần thứ hai tôi được thấy Lam Ngọc vào bếp, cảm giác vẫn rạo rực như ngày nào. Tôi còn nhớ như in món cơm chiên dương châu mà Lam Ngọc thường nấu, nó khác với những món bán ngoài đường lắm, ở trong đó còn có vị mặn của những lần bỏ gia vị quá tay, hay mùi két khi vặn quá lửa, nhưng đối với tôi nó ngon không tưởng và chưa bao giờ cảm thấy ngán cả. Giờ đây khi nhìn thấy nàng cứ thoăn thoắt trong bếp, cái bụng tôi đã bắt đầu sôi lên cứ như đang chuẩn bị cho một bữa ăn siêu ngon vậy.
– Ngọc bật nút nấu lên rồi, chắc khoảng nửa tiếng nữa sẽ có cơm đấy!
– Ừ, cảm ơn Ngọc nhé!
– Cảm ơn gì chứ, chuyện thường mà! Giờ trễ rồi, Ngọc về nghen!
– Ơ, Ngọc không ở lại ăn cơm sao?
– Nhà Phong mà sợ không tiện đâu!
– Không sao mà, Phong ăn một mình cũng buồn lắm!
Gương mặt nàng lúc đấy hiện lên một nét gì đó suy tư lắm đến nỗi phải cắn môi nhìn đâu đâu ở xa xăm, nhưng tôi không phải chờ đợi lâu, được như thế một lúc nàng quay sang tôi cười mỉm:
– Tối nay Phong có đi đâu không?
– À không, chắc là lại ở nhà xem TV thôi!
– Hay là…
– Sao?
– Ừm… tối nay đi chơi tết với Ngọc nhé?
Lúc này tôi chẳng thể tin được những gì tai mình đã nghe nữa cả, Lam Ngọc vừa rũ tôi đi chơi tết, trực tiếp hẳn hòi. Nhìn nét mặt tươi tắn xen lẫn một chút bối rối của nàng lúc này mà cả người tôi cứ nóng bừng lên, tim đập loạn nhịp đi thấy rõ. Phải chăng tôi đang mơ? Mà chắc là không đâu, vì cả trong mơ tôi còn chưa mơ được như thế.
– Này, Phong có đi được không?
Nàng tròn mắt nhìn thẳng vào tôi làm cho hai bầu má đã ửng hồng nay lại nũng nỉnh hơn. Tất nhiên tôi không thể từ chối lời mời quý giá ấy được rồi:
– Ừ, được chứ, mà Ngọc có ở lại đây ăn cơm không?
– Không được đâu, Ngọc chưa xin phép bỏ giờ cơm mà!
– Thế giờ Ngọc về à?
– Ừ, Ngọc về ăn cơm rồi thay đồ, khoảng 6h30 phong qua là vừa rồi!
– Vậy thôi Ngọc về cẩn thận nhen!
– Ừm, Ngọc về đây, lát gặp!
Nàng rón rén ngồi lên xe rồi lên ga dong thẳng một mạch ra khỏi ngõ để lại cho tôi một cảm giác lâng lâng lạ thường. Lâu rồi tôi mới có được cảm giác sung sướng như thế, nó như ngập tràn trong người làm cho tôi cứ đứng ngoài cổng cười mãi cho đến khi chợt phát hiện ra tụi mặt ngựa trong xóm đang nhìn tôi ôm bụng cười lúc nào chả hay.
Lúc này bụng tôi đã bắt đầu sôi ùng ục như nồi nước, chẳng còn cách nào khác tôi đành lọ mọ vào nhà lôi nồi thịt kho tàu từ hôm mùng một đến giờ ra ăn cho đỡ đói.
Nhìn nồi thịt chỉ còn xót lại một ít mà tôi không khỏi mừng thầm vì Lam Ngọc đã về nhà, nếu nàng chịu ở lại đây ăn thì chắc tôi lại bị mắng một trận oanh liệt nữa rồi, hên gì đâu!
Sửa soạn, ăn uống no nê, tôi bắt đầu dong xe đến nhà Lam Ngọc như đã hẹn, trên người là chiếc áo thun xanh rêu mới tậu hồi trước tết và đó cũng là cái áo mới thứ hai tôi mua ở tết năm nay chiếc kia thì đã mặc đi ăn tiệc lúc sáng rồi.
Tính ra chỉ có tết mấy năm trở lại đây tôi mới chịu đi mua đồ tết, cũng là vì đi chơi quá nhiều nên phải mua vài bộ mặc xoay tua, nếu không mặc mãi áo cũ nhìn cũng kì, nhất là đi chơi với mấy nường xinh đẹp thì càng phải ăn mặc cho chỉnh tề để xứng hơn một tí, mặc dù lần nào đi chung cũng bị mang tiếng là đĩa bâu chân hạc cả.
Và thế tôi hiện ngang ưỡng ngực như muốn khoe cái ao mới toanh mà đạp xe tới nhà nàng với cảm giác phơi phới đến tê người.
Nhưng cảm giác đó chẳng tồn tại được bao lâu, khi càng tiến gần đến nhà Lam Ngọc, cảm giác phơi phới dần chuyển sang thấp thỏm, rồi tuột hẳn xuống lo âu và cuối cùng là hồi hộp khi đứng cúm rúm trước chiếc cổng sắt đầy sát khí nhà nàng. Nhưng kì kèo mãi tôi cũng phải nhấn chuông cổng vì cứ đứng sớ rớ thế người ta thấy tưởng ăn trộm lại oánh cho bẹp dí thì khổ hơn.
– Con đến rồi đó à, vào trong chờ tý nhé, cô chủ đang thay đồ!
Đứng chờ một lúc, dì vú vội vàng ra mở cổng.
Theo dì vào trong nhà, hình ảnh đập vào mắt tôi đầu tiên là 2 chậu vạn thọ đặt hai bên cửa, một nét truyền thống bao đời. Vào bên trong, mắt tôi tiếp tục được thưởng ngoại chậu mai vàng rực có phần xum xuê của nhà nàng, nó được đặt ở góc phòng cạnh tủ TV làm cho không gian cả nhà ngập tràn sức xuân hơn.
– Con ngồi ghế sô pha đợi tý nhé!
– Dạ! Hôm nay có chú ở nhà không dì?
– Có chứ, chú đi nhậu với đồng nghiệp giờ đang ngủ trong phòng đó!
– Dạ, dạo này có xảy ra chuyện gì nữa không cô?
– Cũng có chứ con, cứ mỗi lần ông chủ uống say lại bị cô chủ cằn nhằn đâm ra cãi nhau!
– Dạ!
Đến đấy là hết câu hỏi để xả giao với dì vú, tôi đành nhìn đi đâu đó để giết thời gian cũng như đỡ mất tự nhiên, khi thì ngắm hoa, khi thì tia xuống hộp mức đầy vung trên bàn rồi lại ngó qua chiếc TV đang phát chương trình ca nhạc tết, trông tôi cứ y như tên trộm thực thụ vậy.
– Mà Phong này, con vẫn đang chữa trị cho cô chủ đấy à?
– Dạ?
– Lần đi chơi này là cách con chữa trị cho cô chủ phải không?
– Dạ không đâu, chỉ là đi chơi bình thường thôi, nhưng con cũng mong Lam ngọc sẽ đỡ hơn!
– Ừ, miễn là cô chủ vui thì dì cũng mừng!
– Dạ, con sẽ cố gắng mà!
Vừa nói đến đấy, Lam Ngọc bỗng đi từ cầu thang xuống, vẫn xì – tai quần jean áo thun nhưng lần này chính cái màu áo đã làm tôi phải giật thót mắt mở trao tráo miệng chẳng thể khép lại được. Lam Ngọc dường như cũng nhận ra được điều đó khi vừa nhìn thấy tôi, hai bầu má đã đỏ gay lên, cuối mặt đi xuống mà chẳng thèm nhìn tôi một lần.
– Hà hà, cô chủ lại đây ngồi một tí nào!
Dì vù lập tức nhận ra ngay vấn đề không tốn chút thời gian nào.
– Dì đừng kêu con là cô chủ nữa mà, có người ta ở đó nghe kì lắm!
– Rồi rồi, nhưng quả thật là hai đứa nhìn xứng đôi lắm đó!
– Hông phải đâu dì, tại trùng hợp thôi mà!
– Trùng hợp sao mà trùng được, áo cặp xanh rêu rõ ra thế kia rồi mà!
Dì vừa liếc nhìn chiếc áo chúng tôi đang mặc vừa cười không ngớt.
Đúng thật là chiếc áo mà tôi đang mặc phông màu khớp y như màu chiếc áo Lam Ngọc đang mặc, chẳng trách tại sao dì lại ngạc nhiên đến thế, cả tôi còn phải sững sốt khi thấy nàng xuất hiện ở cầu thang nữa mà. Giờ thì không chỉ nàng mà chính tôi đây cũng phải gục đầu bối rối không biết phải làm thế nào khi màu áo đó cứ chiếu vào mắt mình muốn độn thổ.
– Sao hai đứa còn muốn nói gì nữa không?
– Dạ, dì ơi! Tụi con trùng hợp thật mà, dì thấy chật liệu áo cũng khác chứ không có giống nhau đâu!
Tôi nhanh trí nhìn ra ngay điểm khác biệt giữa chiếc áo vải xịn của Lam Ngọc so với áo đồ chợ của tôi. Ấy thế mà dì vú vẫn cười xòa và chẳng có biểu hiện gì là ngạc nhiên cả:
– Thôi được rồi, dì chọc hai đứa thôi, nhìn là biết ngay mà!
– Dì vú… Hông có vui đâu!
Lam Ngọc cau mày phồng má nũng nịu trước dì.
– Thôi, con gái lớn mà còn mắc cỡ cái gì? Hôm nay hai đứa đi chơi phải không?
– Dạ, phải ạ! Đi chơi cho vui thôi mà vú!
– Ừ thì dì có nói gì đâu, con bé này ngộ thật!
– Thôi con đi đây, dì ở nhà vui vẻ nhen!
Nói rồi nàng nhanh tay kéo tôi khỏi chiếc ghế êm ái đang ngồi lôi thẳng ra ngoài một mạch chỉ kịp chào dì vú một tiếng. Tôi chưa bao giờ thấy Lam Ngọc bối rối đến như vậy, hai má của nàng vẫn còn đỏ gay, rung rinh theo nhịp bước hối hả ra ngoài sân. Thú thật lúc đó tôi cũng muốn bật cười lắm, nhưng vì vẫn còn yêu đời nên mới cố gắng kiếm chế để giữ tính mạng. Nhưng việc giúp tôi có thể kiềm chế được lúc này chính bàn tay của Lam Ngọc, nó đang xiết chặt vào tay tôi tuy có chút gấp gáp nhưng vấn ấm áp và mềm mại tựa như chiếc găng tay được đan bằng những sợi len mềm mại nhất.
– Phong còn đứng đó nữa, mau đi lấy xe đi!
Nàng nhìn tôi cau mày.
– Nhưng mà…
– Còn nhưng gì nữa bộ không muốn đi sao?
– Muốn lắm chứ, tại…
– Tại sao?
– Cái tay… không đi được!
Nghe thế nàng mới chợt nhìn xuống và rồi tá hỏa khi nhìn thấy tay mình vẫn còn nắm chặt lấy tay tôi một cách thắm thiết.
Ngay tức khắc nàng vội rụt tay về cuối gằm mặt xuống đất nói không ra hơi:
– Phong… đi lấy xe đi.
– À ừ, mà hôm nay tính đi đâu mà lấy xe?
– Đi Nguyễn Huệ!
– Vậy đi bộ cũng được, đi xe mắc công kẹt nữa đó!
– Ừ ừ, vậy đi!
– Khục…
– Làm gì đó, cười Ngọc à?
– Bậy, tại ho nên thế đó?
– Phải không, ho sao giống cười vậy?
– Có đâu, làm gì phải cười chứ?
– Hừm, liệu hồn Phong đấy!
– Hai đứa đi chơi vui vẻ, nhớ về trễ nhen!
Rời khỏi nhà với lời chúc nửa đùa nử thật của dì vú, tôi cùng nàng dạo bước trên con đường đã trở nên quen thuộc đối với tôi mỗi khi đến nhà nàng.
Hôm nay mùng 3 là ngày tết chính thức cuối cùng trước khi chuyển sang mấy ngày phụ kéo dài nên đường phố giờ này bắt đầu đông nghẹt, xe cộ nối đuôi nhau “chơi rồng rắn lên mây” dài như bất tận ở cuối đường, phải khó khăn lắm tôi với Lam Ngọc mới lách ra khỏi hàng xe đó để vòng ngược về đường hoa Nguyễn Huệ.
Nhìn cảnh xe tập nập thế này, quả thật chỉ có đi bộ là cách đi chơi tết hợp lí nhất, cứ nghĩ đến cảnh phải hít khói bụi từ dòng xe thế này thôi cũng muốn choáng rồi huống hồ chi là phải chờ cả chục phút đồng hồ vì kẹt xe.
Lách khỏi dòng xe đang kẹt cứng, bọn tôi bắt đầu vào khu đường hoa lớn nhất thành phố. Cũng như năm trước, năm nay nó cũng rực rỡ với đầy đủ các loại hoa nhiều màu sắc kèm theo đó là những dãy hoa được uốn éo tỉ mỉ để thành nguyên hình con rồng, đặc trưng cho năm mới.
Tuy nhiên thật là thiếu sót nếu như không kể đến nhưng cô gái mặc áo dài truyền thống đi du xuân, trong dịp tết như thế này, không khó để tôi có thể nhìn thấy những tà áo dài đỏ chót thướt tha quanh những cụm hoa đẹp nhất để chụp cho mình những thướt hình kỷ niệm dịp cuối năm.
Nhưng thú thuật, nói về khoảng mặc áo dài và gương mặt thuần chất, chắc chỉ có Hoàng Mai mới có thể đáp ứng được.
Mà thôi gạt chuyện ấy qua một bên, tôi vẫn ung dung cùng nàng tiếp tục đi dạo ngắm cảnh tết.
Lần này, khi đi ngang qua khu có nhiều đứa cùng trang lứa, tôi bỗng thấy nhột, đúng hơn là cảm thấy ngứa ngáy khắp cả người, đó không phải là do tôi ở dơ, mà là vì xung quanh có rất nhiều đứa đang để ý đến bọn tôi, đa số toàn là con trai với cặp mắt chẳng thể khó chịu hơn được.
Mãi cho đến một lúc sau khi để ý kĩ tia nhìn của bọn nó, tôi mới phát hiện ra nguyên nhân của những cặp mắt thiếu thiện chí này. Sự việc cũng chẳng có gì to tát lắm, tất cả đều bắt nguồn từ chiếc áo xanh rêu mà bọn tôi đang mặc, nhìn kĩ lắm thì mới có thể nhận ra điểm khác biệt về chất liệu vải, nhưng chỉ cần giống màu thôi thì cũng đã đủ để cụm từ “áo cặp” len lỏi vào suy nghĩ tiêu cực của tụi này rồi.
– Phong, con rồng kia nhìn đẹp quá nhỉ?
Bỗng dưng Lam Ngọc quay sang gọi giật làm tôi giật mình chỉ kịp hỏi lại:
– Hả? Sao?
– Phong có đi ngắm cảnh không vậy, toàn chú ý đâu đâu!
– Không phải đâu, tại người ta cứ nhìn mình hoài đấy thôi!
– Nhìn à, ừm Ngọc cũng có cảm giác vậy, mà sao thế nhỉ?
– Thì tụi mình mặt áo giống màu, người ta lại tưởng…
Để lại một bình luận