– Há há, té ra Toàn phởn hào hoa, đa tình lại sợ vợ!
– Tội cái thằng sợ vợ thiệt, hế hế!
– Sao sao kể tao nghe coi, chuyện gì mà vui thế?
– Đây, để tụi bố diễn cho coi!
Rồi thằng Khanh đứng lên giả giọng nữ cùng thằng Phú:
– Toàn, nói lại cho Phương nghe coi, nãy vừa nói sinh hộ cho ai cái gì đó!
– Ậy có đâu, Phương nghe lầm ùi đó!
– Lầm sao mà được, Phương nghe rõ ràng, Toàn chết bằm!
– Ối, cái chân tôi!
– Cho chừa cái tật ăn nói bậy bạ đi! Mốt hông thèm sinh con cho Phong đâu!
– Ê ê, câu đó lấy đâu ra thế, bố cho tụi mày một trận bây giờ!
– Hề hề giỡn tý làm ghê, Toàn sợ vợ!
– Sợ sợ tía cưng, tao đấm cho một phát bây giờ!
– À, cho thầy mượn một bạn nam vào phụ thầy bưng cái dàn karaoke trên lầu xuống với!
Thầy Tuấn vọng tiếng từ trên lầu xuống.
– Thầy kêu mày kìa Khang, ngủ suốt ngày!
– Ớ cái gì! Kêu gì đấy?
– Hỗn mày, thầy kêu lên lầu nãy giờ còn ngệt mặt ra được!
– Ờ ờ!
Lừa được thằng Khang, bọn tôi cứ bụm miệng nhịn cười thằng ôm bụng, thằng chảy cả nước mắt nước mũi làm Khang đinh ngờ ngợ ra được liền lao đến chúng tôi tả xung hữu đột tới tấp:
– Đệt cụ chúng mày, lừa bố à?
– Lừa đâu, ai biểu mày ngủ ngày làm gì rán mà chịu!
– Này mấy bạn nam có ai lên phụ thầy không đấy!
– Thầy kêu mày kìa Khang, lên lẹ đi!
– Thầy kêu mấy bạn nam chứ có kêu tao đâu, dụ nữa à?
– Thì… quỷ sứ… tao bê đê chứ bộ! Chỉ có mình thằng Khang là chuẩn men phải hông tụi bây… ủa lộn mấy bà!
– Ừ, phải ùi, anh Khang chuẩn men, đi phụ thầy đi anh!
– Đệt, nhớ mặt tụi bây nghen!
Cuối cùng mặc dù có vẻ miễn cưỡng nhưng nó vẫn phải lên lầu phụ thầy để chứng tỏ độ chuẩn men của mình.
Buổi tiệc rồi cũng được bắt đầu với những món ăn ngon tuyệt được bày ngay ngắn ra sàn nhà láng bóng. Đa số chúng được bọn tôi mang từ nhà lên để chế biến góp phần cho buổi tiệc, còn lại do thầy tự chuẩn bị trước với đủ các món siêu ngon. Ít phút sau bọn tôi cũng bắt đầu bữa tiệc nhẹ với thầy chủ nhiệm quý mến của mình, đương nhiên là không thể nào thiếu phần đọc diễn văn ngắn gọn súc tíc của thầy được:
– À, hôm nay thầy rất vui khi các em đến nhà thầy dự tiệc cho nên… cứ ăn thỏa ga nhé!
– Dạ, cái đó thì khỏi phải bàn rồi, hề hề!
– Tết rồi thầy có lì xì cho bọn em gì không thầy?
– Đù, đó giờ tao mới thấy thằng Kiên đâm đúng chỗ nè, có lì xì cho tụi em hông thầy?
– Mấy đứa lớn rồi, đòi lì xì làm gì nữa?
– Có lớn đâu thầy, còn con nít mà, thầy ơi lì xì…
Trước sức ép đông đảo của bọn quỷ con tụi tôi, thầy chẳng biết gì hơn là xui xị đồng ý nhưng cách lì xì lại chẳng như chúng tôi mong đợi:
– Mùng 3 rồi chắc các em cũng đã được người thân lì xì tiền rồi phải không, vậy trong mấy ngày này chắc vui chơi nhiều lắm hả?
– Dạ không có đâu ạ, tụi em toàn ở nhà thôi?
– Vậy thầy lì xì cho mấy bài toán để hết ở không nhá?
– Éc, dạ thôi! Em không đòi lì xì nữa đâu ạ!
– Hà hà, thầy đùa tí thôi! Chờ thầy một tí nhé, sẽ có quà lì xì ngay!
Thầy đứng lên, mờ chiếc tủ kính kê ở sát tường rồi lấy một cây đàn guitar ra ngồi xuống hớn hở với chúng tôi:
– Để thầy hát cho bọn em nghe một bài nhé!
– Ô, gì chứ chuyện này thì tán thành cả hai tay luôn, hề hề!
– Thầy hát bài liên khúc nghèo đi thầy!
– Đâm bang nữa, tết mà chơi liên khúc nghèo, muốn nghèo cả đời luôn à?
Toàn phởn cốc cho Kiên lảng một cú nhóe lửa.
– Thôi các em, để thầy hát bài này, cũng không phải là mới lắm!
– Dạ không sao, thầy cứ hát!
– Ừ, vậy thầy sẽ hát bài “Mùa xuân của mẹ” nhen!
Không ai nói ai, cả bọn tự khắc vỗ tay bôm bốp để ủng hộ màn lì xì đầu năm của thầy như tiếp thêm tinh thần. Sau tràn pháo tay đó, thầy bắt đầu gãy những tiếng đàn đầu tiên để bắt đầu bài hát. Trước đây khi có dịp về quê những ngày tết, nội tôi hay bật những bài như thế này vào đầu năm thay vì những bài hát giật gân, giật cổ như trên thành phố, nhưng không vì thế mà nó làm ngày xuân trở nên buồn đi, mỗi dòng nhạc đều có cái hay riêng cả thế nên bọn tôi cứ nghe, thầy cứ say xưa hát đến nỗi bài hát hết lúc nào mà chẳng biết.
– Trời ơi, đó giờ mới nghe bản này lần đầu mà hay quá xá đã!
Phú nổ vỗ đùi khen tấm đắc.
– Cứ mỗi lần buồn buồn lại lấy đàn ra đánh ấy mà, không có gì phải ngạc nhiên đâu!
– Thầy không phải khiêm tốn đâu, là thật đó!
– Đúng rồi, thầy đánh hay thật mà!
– Thầy ơi!
– Gì đấy Kiên?
– Cây đàn mua nhiu vậy thầy?
– Thằng này nữa, xử nó anh em!
Thế là cả đám lại xúm vào nó, kẹp hai chân vào cột nhà mà thi sức kéo làm nó la oai oải, mãi cho đến khi thầy chạy ra can bọn nó mới bỏ Kiên lảng xuống mà ngồi nhập tiệc, trông nó thảm đến phát tội. Lớp bọn tôi là thế, không gặp mặt thì thôi hễ gặp là cứ như đám choai choai quậy không đỡ nổi, đúng là có thêm con trai khác hẳn, lúc trước có 3 thằng chỉ toàn nói giỡn nhau các kiểu, giờ thì banh nhà lồng. Thế nên sau khi nhập tiệc không lâu, thằng Khanh bỗng dưng đứng dậy chạy ra ngoài chỗ để xe như muốn lấy thứ gì đó.
– Gì thế, đang ăn tự nhiên bỏ đâu vậy?
– Dù là gì đi chăng nữa tao vẫn có cảm giác bất an mày à?
Phú nổ mặt méo xệt nhìn theo hướng thằng Khanh.
Và đúng như dự đoán, Khanh khờ sau khi lọ mọ một lúc ở ngoài cũng đi vào với thứ gì đó giấu sau lưng, trong mặt nó nguy hiểm không thể tả được.
– Phim kinh dịịịịịịịị…
Toàn phởn cố kéo dài chữ cuối làm không khí tăng thêm phần căng thẳng.
– Mày im dùm bố cái, đang sợ xám mặt đây!
– Mà sợ gì thế, tao thấy cũng bình thường mà!
– Thằng Khang không biết rồi, cứ chờ đó đi rồi… thấy!
Không để thằng Khang chờ đợi lâu, Khanh khờ đặt ngay một chai pepsi to đùng xuống sàn mà đá lông nheo:
– Đây, pepsi gia truyền mời mọi người thưởng thức!
– Sặc, nữa hả mày?
– Thấy chưa, tao biết ngày cái thằng này mà!
– Rượu à, thôi vứt đi, nhậu nhẹt gì không biết!
– Ê, ê! Để cái chai lại cho bố!
Khanh khờ thẳng thốt khi thằng Phú cầm chai rượu đi tỉnh ruồi.
– Hôm nay là ngày vui mà, làm sao thiếu vắng cái này được hề hề!
– Nhưng mà đây là ở nhà thầy đó, không nên đâu!
Lam Ngọc nhăn mặt kéo theo cả đám con gái đồng tình.
– Ừ đúng rồi, mình đang ở nhà thầy mà, cất vào đi!
– Phải đó, ăn thôi được rồi!
– Mấy bà cứ làm chuyện nghiêm trọng! Ngày tết mà, cho xõa tý nha thầy!
– À, việc này…
Trước sự hô hào cổ vũ của đám con trai bọn tôi và sự phản đối kịch liệt của bọn con gái cộng một số ít mấy thằng gan bọng như Phú nổ, thầy cứ gãi đầu cười mà chẳng biết ủng hộ bên nào. Nhưng cuối cùng, thầy cũng chốt hạ một câu chất lừ:
– Ừ, tết mà, cứ chơi tới đi!
– Dạ, thầy muôn năm!
Khỏi phải nói, cả đám con trai tôi cứ hét lên muốn banh cả nhà, cùng với đó là bộ dạng yểu xìu như bún thiu của Phú nổ. Chai rượu Khanh khờ đem nếu tính ra cho gần 20 người ở đây thì mỗi người uống chả thắm thấp bao nhiêu cả, cái chính là nhìn khuôn mặt nốc rượu của từng đứa để giải khuây thôi. Sau khi thầy nốc ly mở màn thì cũng là lúc bọn tôi tha hồ mà bắt chẹt nhân vật cá biệt của buổi tiệc hôm nay, thằng Phú nổ:
– Đây cưng, không có trốn được đâu nghen!
Khanh khờ rót một lý đầy vung đặt trước mặt, làm Phú nổ sợ toát cả mồ hồi nhưng vẫn cố chống chế:
– Xời tưởng gì, mấy cái này ở nhà tao uống hoài!
– Vậy thì uống đê!
– Bậy, uống hoài ngán lắm tao không uống đâu, mai mốt có gì qua nhà tao uống hen, qua tua!
– Ế, bậy không! Uống có một ly thì có gì ngán đâu bây, uống bố coi xem nó ngán cỡ nào?
Trước sức ép như vũ bão, thằng Phú phải miễn cưỡng cầm ly rượu lên như muốn khóc, mồ hôi mồ kê đổ ra như mưa, trông mặt thằng này chẳng khác gì đi viếng mộ là bao. Chống chày được một lúc, nó cũng phải nốc hết ly rượu trên tay để qua tua, bọn tôi phải gọi là chết cười khi nhin thấy bộ dạng nước mắt nước mũi tèm lem của nó khi nốc xong cả ly:
– Há há, tao thở không nổi, mắc cười quá!
– Cười gì mày, tại tao ngán nên uống không nổi đó!
– Đến thế mà mày còn nói được, quả là phục thánh nổ thật rồi!
– Xìa, tao qua tua rồi! Giờ đến ai người đó tự giác đê, hề hề!
Nó vừa nói xong, Lam Ngọc liền cau mày phản ứng ngay vì người tiếp theo chính là nàng. Nhưng như mọi người đã biết rồi đấy, nàng không uống bia được mà huống chi đây là rượu mới hả, thế mà thằng Phú vẫn không chịu buông tha do vẫn còn cay cú chuyện bị ép uống:
– Bà Ngọc này làm một ly đầu năm cho sung, cứ ngồi đấy cau mày làm gì?
– Tôi không uống được đâu, cho xin đi!
– Gì mà không uống được, tui cũng có uống được đâu mà vẫn phải uống này, nếu không uống thì bất công cho tui quá!
Chẳng còn cách nào hơn, Lam Ngọc đành cầm ly rượu lên mà mặt mày tối sầm. Nàng đưa mũi lên hít một hơi rồi lại bụm miệng như muốn phát ói. Thấy vậy tôi chẳng thể ngồi yên được:
– Đưa đây Phong uống cho!
Tôi giật lấy ly rượu trên tay nàng, nốc một hơi rồi đặt cạch xuống đất khè như rắn:
– Khà, rồi đấy, qua tua đi!
– Ê ê, chơi gì kì vậy ba!
– Chơi gì kì mày, lúc nãy có nói là không uống dùm đâu!
– Ớ thằng này định làm anh hùng cứu mỹ nhân à?
– Thế đấy có được không, cứ đến tua Lam Ngọc thì để tao uống cho!
– Ồ, ồ… ồ!
Ngay lập tức cả đám liền ộ lên rùm một góc, biết ngay tụi nó đang nghĩ gì, tôi chặng đầu ngay:
– Ê, uống dùm thôi, có gì đâu mà làm ghê thế tụi mày?
– Ừ thì tụi tao đâu có nói gì đâu, hế hế!
Trước sức mạnh áp đảo của cả bọn, tôi chỉ biết chống chế một cách bất lực mặc cho Lam Ngọc cứ cau mày cúi gầm mặt mà hai má đỏ lựng lên không thể nói lời nào. Dẫu vậy tôi vẫn uống thay cho nàng hết lần này đến lần khác cũng như uống luôn cho phần mình. Lúc đầu tôi còn cảm thấy độ cay của rượu, nhưng dần dần nó trở nên ngọt hơn đến nỗi chẳng còn cảm nhận được mùi vị của rượu nữa, đó là lúc buổi tiệc cũng gần tàn, đồ ăn cũng chẳng còn nhiều nên cả bọn cứ tranh nhau giành phần cuối nhất là hai đứa Khanh khờ và nhỏ Thu cựu lớp phó lao động.
Chỉ còn một dĩa đậu phộng ran trên bàn nhưng mồm mép tụi này vẫn còn dai lắm, thế là hết đứa này đến đứa kia thay nhau hốt từng nắm từng nắm mà ăn cho đến khi trên dĩa chỉ còn chừng được một nắm cuối.
– Ê, phần còn lại của tui à nghen!
Nhỏ Thu tru tréo khi Khanh khờ định quơ luôn phần còn lại.
– Ai nói của bà đó, có làm dấu không?
– Ông ăn hết cả một dĩa thịt rồi, giờ còn ăn làm gì?
– Chứ bà cũng ăn hết cả một dĩa xoài rồi, còn sảnh sẹ làm chi nữa?
– Tui thích đấy, dĩa đậu này của tui!
– Còn lâu, đừng có hòng mà lấy được nhá!
Khanh khờ ôm luôn cái dĩa đậu bay ra ngoài làm con nhỏ thản thốt:
– Ê cái ông kia, trả cái dĩa đậu lại đây!
– Có ngon thì lại đây mà lấy, hế hế!
– Chờ đấy, tui tóm được thì đừng trách!
Thế là hai đứa bắt đầu màn rượt đuổi ngoạn mục trong nhà thầy không kém gì phim hành động khi thằng Khanh vừa chạy vừa phi tang chiến lợi phẩm bằng cách cho vào bụng làm nhỏ Thu tức điên la sang sảng:
– Áhhh! Cái đồ bất nhân, tui hận ông!
Bữa tiệc đầu năm của bọn tôi cứ thế kết thúc trong không khí vui không thể tả, nôm mặt ai cũng ngà ngà say rồi, nhưng vẫn cứ cười đùa như chẳng có hề gì, chỉ có riêng tôi là đã cảm thấy phiêu dần đều do uống luôn phần của Lam Ngọc, chẳng biết có về đến nhà an toàn không đây…
Cả nhóm bắt đầu rệu rã lấy xe ra về, lúc này tôi đã bắt đầu thấy thấm do suốt cả buổi uống luôn phần của Lam Ngọc, cả người tôi cứ cảm thấy lâng lâng như hồn đang ở chốn nào, cảnh vật xung quanh cũng đã mờ đi hẳn, không còn thấy rõ như trước, nhưng biết sao được, tôi không về nhà thì còn có thể đi đâu nữa đây, trời cũng đã trưa rồi, tôi cũng buồn ngủ nữa.
Tuy nhiên khi vừa đạp ngồi lên xe đạp, chuông điện thoai đã reo lên, lại là số của con bé Noemi:
– Alô anh đây, có chuyện gì thế?
– Bộ có chuyện mới gọi anh được sao? Mà giọng anh kì thế, mới ngủ dậy à?
– Ừ hề hề, tại hơi mệt tý ấy mà?
– Hừm, tết mà cứ nằm dài ường ở nhà. Giờ rảnh không, qua nhà em đi!
– Qua chi thế?
– Bảo qua thì cứ qua đi, không hỏi nhiều!
– Ừ rồi rồi, qua ngay, ựa…
Cú điện thoại của tôi kết thúc bởi một tiếng ợ đầy mùi rượu, may mà con bé đã cúp trước đó, không thì đã có chuyện rắc rối rồi. Nhưng giờ thì lại phải chạy qua nhà con bé Noemi, việc đó lúc này chẳng khác nào một cực hình cả, tôi có thể gọi là say hoàn toàn rồi, chả biết có về được nhà hay không huống chi là tạt sang nhà con bé. Thôi thì cứ qua cho ổn chuyện vậy, có gì chạy chậm một xíu cũng không sao. Nhưng mọi chuyện lại không như tôi dự tính, chỉ mới đạp được vài vòng, đôi mắt đã không chịu nghe lời khi nó cứ lờ mờ hướng tay lái lạc hết bên này đến phía khác làm tôi chẳng thế lái đàng hoàng và phải dừng lại ngay sát lề đường trước khi leo lên nó.
– Phong say rồi, hay để Ngọc kè về nha?
Vừa định đạp tiếp, giọng của Lam Ngọc bỗng vang lên làm tôi giật mình quay lại:
– Ơ, Ngọc chưa về sao?
– Về sao mà được, Phong say như thế mà!
Để lại một bình luận