Rất hả hê với những gì vừa xảy ra, cả bọn ngồi đó hả hê chém gió để một mình tôi phải lật lờ đi tìm lớp con bé giữa cái chốn chật chội này. Rất may, tôi không cần phải tìm lâu. Khi nhìn vào trong một sân bóng cách đó không xa, tôi thấy đội thằng Bảo đang đá trong ấy. Nhìn xa xa ra một tí nữa, tôi có thể thấy cả lớp nó đang cổ vũ một cách hết sức khí thế. Và sau khi giương hết tầm mắt, cuối cùng tôi cũng thấy con bé đang đứng lọt thỏm ở giữa đám đông. Vậy là chỉ cần tôi đến hỏi con bé kết quả trận đấu giữa hai đội kia là hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dễ như nhai bắp!
Nhưng khi tiến gần hơn, tôi mới dần nhận ra sự khó khăn đang ẩn chứa. Tôi thử đếm và có tổng cộng hơn 20 đưa đang đứng quanh con bé. Bao nhiêu đứa cũng là ngần ấy khó khăn tôi phải vượt qua. Chưa kể lúc nãy tôi đã đóng vai điếc để bỏ mặc con bé ở lại. Nếu bây giờ lại vác mặt qua đấy thì quả thật là nhục như con cá nục.
Dẫu vậy, tôi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình là hỏi han tin tức trận đấu. Cũng dễ thôi, cứ làm mặt dày qua đó xin lỗi con bé là được.
“Mà khoang!”
Tôi chợt khựng người lại khi nghĩ dến hơn hai chục đứa đang đứng cùng con bé. Giờ vác bản mặt qua bên đấy mà phải đứng xin lỗi con bé giữa chốn đông người như thế có bằng sắt thép cũng chịu không thấu.
Vậy thì phải làm sao bây giờ, nếu không qua thì cả chuyện hỏi tin tức lẫn làm lành với con bé cũng không xong. Suy nghĩ một hồi, tôi chợt nhớ ra cái thứ đang cộm cộm trong túi mình. Ấy chẳng phải tôi có điện thoại hay sao. Chỉ cần nhắn tin gọi con bé đến gặp riêng là mọi chuyện đã ổn thỏa rồi.
Thế là tôi móc điện thoại trong túi ra nhắn với dòng tin thế này “Mi ơi, anh đang ở hướng đối diện nè, ra nói chuyện chút được hông?”.
Tin nhắn đã được gửi. Tôi hồi hộp chờ đợi những biểu hiện từ con bé. Đầu tiên là nó lục chiếc điện thoại từ trong túi xách ra giống như tôi dự đoán. Con bé ngước lên nhìn tôi cũng đúng nốt. Nhưng chưa kịp vẫy tay chào con bé, nó đã quay mặt đi chỗ khác, cất nhanh chiếc điện thoại vào túi với bộ mặt cau có đến phát sợ.
Hành động này hoàn toàn năm ngoài dự đoán của tôi. Thế nên tôi cứ đứng ngệt mặt ra như tượng. Trong lòng rối rắm như một đống len bị con mèo vờn bắt. Đúng là số con rệp!
Đứng đây mãi cũng không phải là cách. Chi bằng mặt dày một lần còn hơn là bị cả đám lớp tôi chọc “quê”. Dù gì thì cả đám con gái lớp nó dăm bữa nửa tháng mới gặp một lần, đâu có gặp hà rằm như đám nhí nhố lớp tôi.
Nghĩ như vậy, tôi hùng hổ vác mặt mo sang chỗ lớp con bé Mi để tìm cách bảo con bé ra nói chuyện riêng với mình. Nói là vậy nhưng cũng chẳng dễ, vì khi thấy tôi đứng lấp lo ở gần, cả bọn đã bắt đầu để ý rồi xì xầm to nhỏ với nhau. Với bọn nó, sự xuất hiện của tôi cũng đồng nghĩa với việc con bé Mi sẽ cùng tôi đi đâu đó mỗi khi ở trường. Thế nên cả đám đã kháo nhau kéo con bé Mi đến chỗ tôi trước sự chống cự yếu ớt của con bé.
Đúng thật là người tính không bằng trời tính, cứ tưởng cả bọn đấy sẽ ngăn cản tôi gặp Ngọc Mi ấy thế mà còn giúp đỡ nữa mới ghê. Tôi dần kết bọn nhóc này rồi đấy. Cơ mà việc gì cũng có cái giá của nó. Cái đám ấy giúp tôi thì tôi biết ơn thật, nhưng sau khi giúp rồi vẫn còn đứng một đám ở đó hóng hớt thì quả thật là có hơi khó chịu. Thậm chí còn có đứa móc điện thoại ra quay nữa. Tôi vội vã nói nhỏ với con bé Mi:
– Ở đây đông người quá, theo anh ra chỗ khác nói chuyện nha!
– Nói chuyện gì, sao lại phải ra chỗ khác nói?
– Ồ… ồ…
Con bé gắt gõng làm cả đám hóng hớt ộ lên một tiếng, làm luôn cả tôi “quê” thấy tía. Cảm giác rằng mặt tôi lúc này có thể kê cái bánh tráng lên nướng ngon ơ. Nhưng lao đã phóng đi rồi chẳng thể chụp lại, tôi dày mặt nói tiếp:
– Anh xin lỗi về chuyện lúc nãy, nhưng mà ở đây nói không tiện đâu, em cũng thấy mà!
Tôi có nặng ra bộ mặt đáng thương trước con bé. Mà đúng là tôi lúc này đáng thương thật. Bị cả bọn chọc đến ê chề mặt luôn mà. Cũng may con bé không phải là người chịu đựng lâu. Bị bạn bè soi mói, nó cũng cảm thấy khó chịu bèn kéo tôi đi thật nhanh, tránh ánh nhìn dèm pha của lũ bạn.
Khi cả đám đã khuất tầm mắt và không còn một tiếng trêu chọc nào. Con bé mới chịu dừng lại, ngồi bệt xuống băng ghế đá gần đó. Nét cau có lại bắt đầu lộ diện trên gương mặt.
Biết im lặng sẽ không bao giờ giải quyết được sự việc, tôi mạnh dạn ngồi cạnh con bé:
– Mi nè, anh xin lỗi!
– Hứ!
– Anh xin lỗi mà!
– Hứ!
Cứ mỗi lần xin lỗi, con bé lại quay đi. Cứ như thế cho đến khi lưng của con bé đã chỉa thằng vào mặt, tôi mới ỉu xìu bỏ cuộc. Xem ra con bé vẫn còn giận dữ lắm. Tôi cháp hai tay ra sau ót hương ánh mắt về trước mà trong lòng chẳng thể nào hòa vào trận đấu đang diễn ra trước mặt được.
Tôi và Ngọc Mi cứ im lặng như thế rất lâu. Cho đến khi hiệp đầu của trận đấu kết thúc, con bé vẫn một mục im lặng. Nhưng rồi khi hiệp hai chuẩn bị bắt đầu, giọng nói con bé bỗng cất lên, nó run run như ta đang kìm nén thứ gì đó rấn ngập tràn trong lòng:
– Anh không xin lỗi em nữa à?
– Ơ…
– Hay là anh ghét em rồi hả?
– Không…
– Rốt cuộc hôm nay anh đi gặp ai mà cả em, anh cũng phớt lờ vậy?
Con bé dồn một đống câu hỏi làm tôi không kịp phản ứng gì, chỉ ú ớ như bị tọng trái chanh vào miệng. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là ánh mắt của con bé. Nó se lại, sắc sảo đến phát sợ. Tôi đồ rằng con bé có khả năng nhìn xuyên thấu tâm trí của bất cứ ai. Kể cả tôi cũng dễ như nhai bắp.
Tôi ậm ừ, và trong một thoáng liền nãy ra một câu chuyện trong đầu. Tôi không biết nó có tác dụng với con bé hay không nhưng còn đỡ hơn nói toẹt móng meo ra là tôi đi tìm Lam Ngọc. Tới lúc đó e là tôi chẳng còn mạng đá trận sau.
Thế là tôi hít một hơi:
– Ừ thì… lúc nãy anh đi gặp thằng bạn cấp 2. Vừa đá xong nó liền gọi anh ra!
– Rồi sao nữa… Con bé tròn xoe mắt nai dõi theo.
– Ừ thì nó hỏi xong trận rồi có đi theo nó chơi không.
– Người đó rũ anh đi đâu?
– Nó rũ anh đi Bar, nhưng mà anh không chịu thế là chê nó anh nhà quê. Anh tức quá bỏ một mạch vào sân!
– Chỉ có thế mà anh lờ luôn cả em hả?
– Anh xin lỗi!
Con bé thở dài một hơi. Ánh mắt đã ngừng dò xét nơi tôi. Nó chuyển về một nơi nào đó rất xa xăm trong tầm mắt con bé. Kèm theo đó lại là một cái thở dài nữa:
– Anh biết không, từ đó đến giờ em ghét cảm giác bị bỏ rơi lắm. Lúc nãy anh làm em lại nhớ đến cảm giác đó…
– Anh xin lỗi. Anh không cố ý mà!
– Ừm, không sao… miễn là sau này anh đừng như thế nữa!
– Ừ, anh hứa mà…
Con bé lại lặng thin. Nhưng nhìn sắc mặt không còn hằn học nữa. Có lẽ sau vụ này tôi có thể tự đề cử mình vào giải Oscar được rồi. Đến một con bé thông minh như Ngọc Mi vẫn có thể tin răm rắp vào câu chuyện được dệt trong trí tưởng tượng của tôi chỉ trong vài phút ngắn ngũi. Nhưng nói thì nói vậy thôi, chứ lần nào cũng nói dối như thế, khéo tôi lại trở thành đứa dẻo mồm như Phú nổ thật, vậy thì còn gì là con nhà võ chất phát nữa.
Tuy nhiên sự chú ý của tôi về câu chuyện nói dối phải tạm gát lại sau khi con bé mở miệng. Nó chỉ về phía sân đội lớp mình đang thi đấu:
– Anh có thấy đội nam lớp em đang thi đấu không?
– Ừ thấy!
– Em cổ vũ cho cả lớp anh và lớp em nên không nói được gì nhiều đâu. Nhưng lớp anh hãy cẩn thận, Bảo đá tốt lắm.
– Xời, anh đã bảo chuyện này em không phải lo mà!
– Tại em căn cứ vào tỉ số mới lo cho đội anh thôi!
– Ăn được bao nhiêu rồi, nói anh nghe nào!
– Lúc anh sang rũ em thì tỉ số đã 3 – 0 rồi! Cả ba trái đều do Bảo ghi bàn!
Lúc này tôi bắt đầu thấy lo lo trong người. Sao phàm là mấy đứa học võ đều giỏi đá banh hết thế, từ thằng Toàn cho đến thằng Bảo, có khi cả Lam ngọc nữa.
Đúng thật là phải dòm chừng đội nam 10a1 rồi.
Theo thông tin được con bé Mi cung cấp. Trận đấu giữa 12a7 và 12a5 cùng bảng với lớp tôi có tỉ số 3 – 2 nghiêng về cho 12a7. Như vậy sau lượt trận đầu. Lớp 12a7 tạm xếp thứ nhất, lớp tôi và 10a3 cùng xếp thứ hai và 12a5 xếp chót. Thế nhưng đó chưa phải là điều chúng tôi mong chờ nhất lúc này. Sau lượt trận đầu của nam là đến lượt trận đầu của nữ. Tức là các đội nữ sẽ ra sân thi đấu kể cả lớp tôi cũng thế.
Cũng như đội nam, đội nữ cũng được xếp vào bảng C cùng với 3 lớp khác. Lúc ra sân, đội cổ động của Phú nổ cứ hò reo muốn banh cả khán đài. Đúng là giao cho cái thằng này bộ phận cổ động quả không sai. Kể cả khi mấy con nhỏ trong đội đã thấm mệt, nó vẫn còn sung sức hò hét lắm.
Nói về đối thủ của đội nữ lớp tôi một tí. Đó là lớp 10a8 đàn em. Không như trận vừa rồi đội nam phải chật vật mới hòa được với 10a3. Đội nữ lớp 10a8 làm như toàn là tiểu thư hay sao mà đá đấm chán phèo. Dù biết là nữ không có nhiều thể lực như nam để phối hợp cũng như chạy nhưng đến nỗi chuyền còn không chính xác thì đến chịu.
Thật vậy, đội nữ 10a8 chuyền thì hụt, cầm bóng thì hay bị cướp, chạy một chút đã chống hông thở dốc. Thế nên bóng cứ lởn vởn bên phần sân của tụi nó mà chẳng một lần nào lăn bên phần sân đội nữ lớp tôi.
Còn đội nữ lớp tôi thì sao?
Tất nhiên với đầu tàu là Lam Ngọc từng có kinh nghiệm đá ở đấu trường Đồng bò, nàng chẳng bao giờ để đám hậu vệ đội bạn một lần tước bóng trong chân của mình. Mà chắc có lẽ bọn nó biết tiếng của Lam Ngọc trong trường quá cũng chẳng dám sáp lại. Đội trưởng đội cờ đỏ mà, lại còn biết võ nữa. Thử nhào vào xem, có khi lại bị nàng hất cho bay khỏi sân cũng không chừng.
Thành thử ra chỉ sau hiệp đầu trận đấu, đội lớp tôi đã ghi được 4 bàn vào lớp 10a8. Trong đó Lam Ngọc đã ghi đến 2 quả.
Với những dịp như thế này, Phú nổ có dịp hô hào hết cỡ. Nó cuộn tờ giấy A3 lại thành cái loa rồi hét lớn mỗi khi đội nữ ghi bàn:
– Quá dữ, ghi thêm bàn nữa đê!
Rồi những lúc đội kia bị tước mất bóng:
– Hay quá xá con cá. Mấy bạn nữ dễ thương gì đâu à.
Thật vậy, với thế trận như thế này thì việc ghi bàn với đội nữ lớp tôi dễ như trở bàn tay. Cho nên tập trung đá được một hồi đội nữ bắt đầu… giỡn.
Tất nhiên, với một cách biệt đủ an toàn, ta có quyền làm những gì mà ta mong muốn nhất là với mấy nhỏ con gái nghịch ngợm trong lớp tôi:
– Ngọc ui, chuyền cho tui nè!
Một nhỏ hậu vệ xông xáo chạy lên.
– Ê, bật lại đây!
– Coi tui sút nè!
Lam Ngọc chủ động chạy chỗ đón bóng nhưng con nhỏ hậu về nào nghe. Nhỏ co giò sút luôn nhưng với đôi chân mềm yếu của con gái, nhỏ nào sút căng đucợ như Lam Ngọc. Bóng đi bập bẹ tới chỗ nhỏ thủ môn, cơ mà…
– Trời ơi, vào rồi!
Phú nổ hét lên hốt hoảng khi thấy bóng đi lọt giữa hai chân nhỏ thủ môn rồi chui tọt vào khung thành.
– Đội nữ hay quá xá, thương gì đâu à… úi da…
Sau câu nói đó, nó bị luôn một tràn đánh đấm vào người vì ăn nói lung tung.
Nhưng quả thật thì ngoại trừ mấy tình huống giỡn hớt, đội nữ lớp tôi cũng đá khá hay đấy chứ. Lam Ngọc lúc nào cũng là đầu tàu làm cho cả đội tự tin hơn khi lên bóng. Do đó kết thúc trận đấu, đội nữ tôi chiến thắng với tỷ số thuyết phục 6 – 0.
– Hi hi, tụi tui đá hay hông? – Một nhỏ trong đội cười tíu tít.
– Hay quá xa rồi, ôm cái ăn mừng nà… ái ái…
Phú nổ một lần nữa bị oánh tơi bời. Lần này không phải dội cổ vũ, mà cả đội bóng nữ cũng lao vào xử đẹp thằng này. Trông nó cứ như bị giang hồ thanh toán, thảm không thể tả.
Tự nhiên trong lúc đó, thằng Toàn bỗng cầm chai nước lạnh dúi vào tay tôi:
– Ê, mày đưa cho nhỏ Ngọc đi!
– Hả sao?
– Tao biết mày từ sáng tới giờ là vì chuyện này chứ gì?
– Sao mày biết hay thế? – Tôi trố mắt nhìn chai nước.
Toàn phởn vuốt cầm, trông nó hệt như một ông cụ non đang nắm giữ trong tay một bí mật gì đó sắp nói cho tôi biết:
– Xời, thì từ sáng tới giờ không thấy nhỏ Ngọc. Mày thì cứ ngơ ngơ như thằng nghiện là biết rồi.
– Đù, hay thế! Giờ sao?
– Thì qua được chai nước cho nhỏ chứ sao, mày hỏi ngộ!
– Ờ ờ, hề hề!
Với chiến thuật được Toàn phởn chỉ bảo, tôi lăm le tới chỗ Lam Ngọc chẳng khác nào thằng ăn cắp gà phải đi ngang chỗ ở của gia chủ. Cầm chai nước trên tay, tôi rụt rè:
– À Ngọc ơi, có khát hông, Phong mang nước nè!
– Ừ, cảm ơn nhen, đang khát khô cả cổ!
Nàng thằng thừng vớ lấy chai nước tu từng ngụm lớn.
– Mà lúc sáng Phong định nói chuyện gì với Ngọc đấy?
– Thì… chuyện của ba Ngọc ấy mà!
– Ba Ngọc? Chuyện sao?
– Thì chuyện ngày hôm qua đó!
Đến lúc này, cơ mặt nàng mới giản ra. Nàng vỗ vai tôi cười khì:
– Không có gì đâu, bình thường mà! Nhưng…
Nàng bỗng khựng lại làm tim tôi muốn vỡ lung ra, suýt tý nữa thì xụp luôn tại chỗ nếu không kịp tự trấn an kịp thời. Lam Ngọc vẫn tiếp tục:
– Phong không cần phải lo đâu. Chỉ là ba Ngọc mời Phong đến nhà chơi thôi!
Tin này còn chấn động hơn. Nếu như theo miêu tả trong hoạt hình, tóc tôi chắc có lẽ là đựng đứng hết cả lên. Nhưng đây là thực tại, mà thực tại thì chỉ cần há hóc mồm là đủ:
Để lại một bình luận