Phần 74
Phan bò tấm tắc vì chính bản thân mình vừa khám phá ra một thuật ngữ mới, đại ca của đại ca. Nghe oai phết. Nó nguôi nguôi giận mà đi vào việc chính:
– Biết thì tốt rồi, giờ nghe đây, “nước có thổ công, lông có hà bá. Luật vua thua lệ trại”. Tao hỏi mày, mày có muốn ra khỏi đây không?
Dũng đáp rảo hoánh:
– Không ạ. Em mà ra tù là cả nhà cái thằng em giết nó oánh chết. Cứ ở trong này an toàn nhất anh ạ. Anh cho em hỏi tí? Làm thế nào để được ở trong trại lâu. Em nghe mọi người bảo học theo cách của anh. Giết bạn tù là được ở lại à.
“Oạch”, mười mấy thằng trong căn buồng chật chội này đến xỉu với Dũng. Phan bò như không tin vào tai mình. Mình đang dọa phạm mới cơ mà. Sao lại ra nông nỗi này:
– Mày điên à thằng kia, ai bảo thế.
Dũng né câu hỏi của nó bằng một câu hỏi khác, đây cũng là cách hạ hỏa, chuyển chủ đề:
– Anh chỉ có em cách giết bạn tù đi anh. Em ra ngoài là chết.
Phan bò thực sự điên tiết nhưng không biết làm gì, đánh Dũng ngay cũng được thôi nhưng không phải là mục đích chính của nó hôm nay, đánh Dũng sẽ làm nhưng đó là nếu không đúng ý cơ.
– Việc của mày kệ mày. Giờ tao vào việc chính đây. Mày biết luật ở đây rồi đấy. Phạm mới phải có quyên góp cho anh em. Nghe nói mày tháng nào cũng có đồ gửi tươm.
– Ý anh là sao?
– Sao chăng gì? Từ giờ mỗi lần nhận đồ gửi chuyển sang phòng tao 1/3, kể cả tiền. Giờ tao nói thẳng luôn không vòng vèo. Mày ngoan thì yên không ngoan đừng trách tao.
Dũng bấm bấm ngón tay tính toán mà chưa trả lời Phan bò. Thấy lạ, Phan bò hỏi:
– Thằng điên kia, mày tính gì đấy.
– Em đang tính xem phải chia ba thế nào. Không chia được đâu anh. Khó chia lắm. Em sợ không đều. Còn tiền thì cũng khó chia lắm anh ạ. Vì mẹ em ghê gớm lắm. Em tiêu bao nhiêu phải ghi vào, đúng bà mới cho, lệch một đồng là chết với bà ấy ngay. Thế này đi. Có việc gì khác làm không anh, chứ em đéo chia đâu.
Cả bọn há hốc mồm nghe Dũng kể một lèo. Ý Dũng là không chia trác cái gì.
Phan bò gầm lên:
– Mày được lắm. Được rồi xem mày có theo kèo này không?
Nói xong nó háy mắt về phía mấy thằng đệ. Dũng biết sắp có biến cậu nhanh trí:
– Từ từ đã anh Phan, gì mà anh nóng vậy. Em đã nói hết đâu. Em bảo là có việc gì khác cho em làm không mà.
Phan bò ra hiệu đám đàn em dừng tay, đây mới là việc nó cần:
– Được, có một việc mày có thể làm cho tao.
– Việc gì anh nói đi.
– Tao biết mày chơi thân với đám phòng 3 khu A. Phải không?
– Cũng không hẳn, em thường giao đồ cho phòng đó thôi.
– Rồi, tao muốn mày làm một chuyện?
– Chuyện gì?
– Mày làm cách nào đó kéo con Thập ra chỗ vắng, việc còn lại để tao.
Dũng nẩy số nhanh trong đầu, thì ra thằng Phan bò này muốn ăn chị X đây mà. Ở đời sợ nhất là không nói và mà làm, sợ thứ nhì là nói một đằng làm một nẻo, sợ thứ ba là thằng vừa nói vừa làm, còn đéo sợ là cái thằng nói được không làm được. Phan Bò này owrdangj 3. Dũng phân bua:
– Anh có biết chị Thập vào tù vì tội gì không?
– Tao không biết. Nghe bảo nó làm cave bị bắt, cả cái phòng đấy toàn là cave.
– Vậy anh không biết rồi. Chị Thập vào đây vì giết thằng định hiếp chị ấy đấy. Anh định hiếp người ta à?
Nghe đến đấy, buồi dái Phan bò hơi rung rung trùng xuống, vừa rồi cứng lên một tẹo vì nghĩ đến cảnh mình được hiếp X, con bé phải nói xinh nhất trại, ngon nhất trại tù này. Nhưng trước mặt anh em, Phan bò thừa đủ hiểu nó không thể lộ một tẹo nào chút sợ hãi, mà thực sự nó có gai người một chút thôi chứ bản chất nó không sợ cho lắm, một con đàn bà thì làm gì được một con bò như nó.
– Việc đấy là của tao, mày chỉ cần làm cách nào đó kéo nó ra một chỗ vắng thôi.
Đã đến lúc Dũng lật bài tẩy, không trêu đùa gì thằng Phan bò này nữa:
– Anh không sợ chết thì tôi mặc anh, nhưng anh Phan này, tôi nói rõ luôn là tôi không làm, có chết tôi cũng không làm. Tôi không thể vì mạng mình mà đi làm hại người khác. Chuyện đó mẹ tôi không dạy. Còn giờ anh định cho anh em đánh tôi thì tôi xin chịu. Nhưng trước khi đến đây tôi đã báo trưởng trại là đến phòng anh rồi. Anh tự biết đi.
Phan bò nắm chặt tay, mọi thứ hôm nay nó không thu lại được cái gì, lại còn bị thằng oắt con vắt mũi chưa sạch kia làm nhục hết lần này đến lần khác. Chuyện thằng Dũng nói báo trưởng trại rất có thể là thật, vì thấy nó vừa mới vào trại lại được làm ngay Ban tiếp tế, không có nâng đỡ không có chuyện đó đâu. Người ta gọi nó là Phan bò vì trông nó to như con bò chứ không phải vì đầu nó chứa óc bò. Đang phân vân thì một thằng em nói:
– Anh, để em vả chết mẹ cái thằng này đi. Nó dám láo với anh. Nó láo với anh thì còn được, chứ láo với em thì…
– “Bốp”, thêm một thằng nữa có hình bàn tay Phan bò trên má.
– “Câm!”, Quay sang Dũng, Phan bò nói tiếp: “Hay cho mày, chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ, mày về đi”. Trong đầu Phan bò đang tính toán những nước đi tiếp theo.
Dũng lừ lừ tiến ra khỏi vòng trước ánh mắt như cọp như beo của đám đệ tử Phan bò. Theo sau Dũng là đội của Tú lé, nhìn ảnh này thấy như Dũng là đại ca của cái nhóm đi sau vậy. Tú lé và mấy thằng đệ toát mồ hôi hột, thứ gì đang đi trước mình đây không biết nữa, từ ngày vào trại đến giờ, nó chưa thấy ai dám bật Phan Bò.
Về đến buồng, Dũng nhìn thấy Bác Sáu cũng đang chăm chăm nhìn ra cửa như ngóng ai trở về. Đúng là bác nóng ruột như lửa đốt. Để Dũng đi một mình bác thực sự không yên tâm lắm, nhưng biết làm sao được, Dũng phải tự mình đối mặt với những chuyện như thế, thời gian ở trong tù còn dài, không thể bao bọc mãi được. Nhìn thấy Dũng mặt mũi ngon lành trở về, bác thở phào nhẹ nhõm nhưng cố tình dấu giếm không để Dũng biết, chỉ ngắn gọn:
– Về rồi à?
– Vâng.
– Hậu quả có biết là gì chưa?
– Cháu biết rồi ạ.
– Biết gì?
– Thằng Phan bò sẽ cho người đánh lén cháu.
– Biết phải làm gì chưa?
– Chưa biết ạ.
“Ặc”, Bác Sáu biết đây mới thực sự là cái nguy lớn nhất của Dũng kể từ ngày nhập trại. Đường hoàng gặp nhau không ai dám đánh chết ai, trong ánh sáng không sợ, sợ nhất trong tối.
– Thế sao hôm qua bảo tính rồi.
– Đấy là cháu nói thế để bác yên tâm thôi. Cháu mới tính được đến đoạn này, còn đoạn sau cháu chưa biết thế nào. Kệ thôi, nước nổi bèo nổi bác ạ.
– Có cần bác giúp gì không?
– Bác chỉ cho cháu ở trong trại người ta có thể dùng cách nào để đánh lén một người.
– Ừ, để tối.
– Vâng ạ, giờ cháu đi lên Ban tiếp tế đây ạ, cháu còn có việc.
– Đi đi.
Dũng đi để lại Bác Sáu trầm tư suy nghĩ: sống hay chết còn tùy trời.
Để lại một bình luận