Lam Ngọc vẫn ngồi đọc sách ngay cả khi tôi đã ngồi xuống cạnh nàng. Có lẽ việc ngồi hướng về khung cửa số đầy nắng cộng với việc cá tá nỗi buồn đang chất chứa trong người đã khiến sự cảnh giác của một người học võ bị vùi lắp vào sâu thẳm trong người nàng.
Tự nhiên bây giờ tôi lại tò mò cuốn sách nàng đang đọc cực, chẳng biết nó có gì mà làm nàng mất cảnh giác đến thế. Cho nên tôi từ từ chồm tới cố nhướng mắt qua khỏi đôi vai nàng cốt chỉ để đọc được vài dòng từ cuốn sách đó.
Nhưng cái gì cũng có giới hạn, mức cảnh giác của Lam Ngọc chỉ bị hạn chế chứ không phải mất đi hoàn toàn. Khi tôi vừa ngước đầu qua khỏi bờ vai của nàng không bao lâu, Lam Ngọc đã giật mình quay lại làm tôi không kịp rụt đầu về. Kết quả là môi của nàng đã tình cờ chạm má tôi. Cái chạm đó rất khẽ như ta lấy tay khua nhẹ trên mặt nước yên tĩnh làm nó chỉ gợn sóng lăn tăn rồi nhanh chóng tan biến đi sau đó.
Dù vậy chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm cả mặt tôi nóng bừng, miệng khô khốc đi chẳng thể nói được một lời nào. Tôi cứ nhìn Lam Ngọc như thế cho đến khi nàng ấp úng mở lời:
– Phong… vào từ lúc nào đấy?
– Ừ… ừm, chỉ mới vào thôi!
– Vào sao không lên tiếng?
– Tại… tại muốn làm Ngọc bất ngờ!
– Thiệt tình!
Nàng mím môi quay mặt sang hướng khác để giấu đi hai gò má đang đỏ ửng. Nếu tôi là một họa sĩ, chắc chắn tôi sẽ lấy giấy ra vẽ lại gương mặt ngượng ngùng nghìn năm có một của nàng lúc này. Trông nó thật là dễ thương làm sao.
Tuy nhiên nàng chẳng duy trì hành động đáng yêu đó được bao lâu. Chỉ sau cái thở dài nặng nề, nàng lại trở về trạng thái buồn bã lúc trước. Có lẽ nàng đang buồn về chuyện bị thằng Đức ghi tên vào sổ. Đường đường là đội trưởng đội cờ đỏ mà, làm sao chịu được cú sốc đó chứ. Chắc nàng cũng ghét thằng Đức lắm, vậy thì sao mà tôi có thể bàn về chuyện của nó với nàng được.
Nhưng suy đi nghĩ lại, chẳng còn đường nào để tôi đi tiếp được. Bị dồn vào thế bí, tôi quyết định làm những gì mình cần phải làm:
– À này Ngọc ơi!
– Sao thế Phong?
Nàng quay mặt lại, sắc mặt cũng đã thay đổi theo giọng nói có phần nghiêm túc của tôi.
– Ừ Phong có chuyện này muốn bàn với Ngọc.
– Vậy Phong nói đi, Ngọc đang nghe nè!
Ậm ừ được một lúc tôi cũng kể cho nàng hết sự việc bao gồm cả chuyện hoàn cảnh của thằng Đức. Nàng nghe xong hành động đầu tiên là thở dài, sau cái thở dài đó nàng đưa tay lên chống cằm suy nghĩ để mặc cho nhưng vệt nắng đùa lăn tăn trên hai bầu má. Tôi lại tưởng tượng mình là họa sĩ một lần nữa để có thể vẽ gương mặt của nàng vào tranh, nó hoàn toàn đối lập với nét mặt ngại ngùng cách đó không lâu. Và cả hai gương mặt đối lập đó, đều khiến cho tôi cảm thấy thật miên man.
– Thôi được rồi, Ngọc sẽ tổ chức họp đội cờ đỏ để cầm chân Đức lại, được chứ?
Sao một hồi suy nghĩ, nàng cũng có câu trả lời với tôi mặt ánh mắt chắt nịt như biết nói.
– Ừ, cảm ơn Ngọc nha!
– Ùm…
Nàng vẫn thở dài với khuôn mặt buồn bã đó. Tôi bất giác đặt tay lên vai nàng như cách ta an ủi một người nào đó rất thân quen:
– Đừng buồn nữa, Ngọc sẽ không sao đâu!
– Hì, tự lo cho mình đi thì hơn, ông tướng!
Dù đã tươi tắn hơn, tôi vẫn thấy ánh mắt nàng còn vấn vương những vệt nắng vàng đang hong khô những chiếc lá ngoài sân.
Được sự trợ giúp của Lam Ngọc, bọn tôi đã nhất trí sẽ đến phòng trọ của thằng Đức sau giờ tan học trong khi thằng Đức vẫn còn ở lại để họp cùng nàng và những đứa cờ đỏ khác.
Người vui nhất lúc này có lẽ là bé Phương, suốt đoạn đường em cứ tíu tít lên chẳng khác nào một đứa trẻ con được chở đi chơi. Nếu Ngọc Lan là một cô gái hồn nhiên theo kiểu cởi mở và bạo dạn thì bé Phương lại là một cô gái ngây ngô trên cả mức quy định. Nhưng tôi không phủ nhận rằng nhờ có bé Phương mà chuyện của tôi đã bước sang một bước ngoặc khác. Ấy là lúc sau này, còn bây giờ thì tôi vẫn hầm hầm đạp xe tới nhà của thằng Đức với tâm trạng không tốt một chút tẹo nào.
Theo con đường đã nhớ như in trong đầu khi theo dõi thằng Đức hôm qua. Một lúc lâu sau, dãy phòng trọ cũ kĩ đã hiện ra trước mắt bọn tôi. Có lẽ do còn mưa đột ngột vào chiều hôm qua nên bây giờ con đường đất dẫn vào cổng phòng trọ trở nên ngập lụt vô cùng. Nước ngập đến gần nửa bánh xe khiến tôi phải gồng người đạp muốn rụng cả chân nếu không muốn phải phóng xuống dẫn bộ như vài người dân đi đường xung quanh.
Chỉ có Toàn phởn lúc này là thoải mải nhất khi bộ líp đề của nó đã phát huy phát dụng đáng kể. Và thế là nó đạp lên tôi cười giễu cợt:
– Ê, đạp gì mà cực khổ thế mày?
– Đệt cụ, không đẩy họ còn xỏ xiên bố à?
– Tự lực đi ku, tao còn chở bé Phương nữa, gặp mày ở chỗ giữ xe nghen!
Nói rồi nó phóng đi trước sự bất lực của tôi lúc này. Phải cố gắng lắm, tôi mới đạp gồng qua khúc đường ngập lụt đó được. Dắt xe vào bãi nơi có thằng Toàn với bé Phương đang đợi sẵn mà tôi cứ thở hồng hộc:
– Mày hay lắm Toàn!
– Hề hề, đùa chút thôi mừa! Giờ tranh thủ vào thăm đi, kẻo không kịp!
Nhìn lại đồng hồ đã gần đến trưa, bọn tôi vội vã đi vào dãy trọ để tranh thủ thời gian quý giá mà Lam Ngọc tạo ra cho chúng tôi. Nhưng bước gần đến căn phòng cuối dãy, những đôi chân bỗng đứng khững lại. Những đôi mắt bắt đầu nhìn nhau lấm lét. Những cãi miệng bắt đầu đùng đẩy:
– Mày vào trước đi Toàn!
– Thôi mày vào trước đi, tao đâu có quen biết gì đâu!
– Chắc tao có!
– Vậy thôi bé Phương vào đi, con gái mà!
– Thôi, em ngại lắm!
– Sặc, chính em đề xướng vụ này mà!
Xui thay, tiếng nói chuyện của bọn tôi có lẽ đã làm kinh động đến ba thằng Đức và em nó. Ngay lập tức liền có tiếng nói từ trong phòng vọng ra:
– Ai đấy, Đức về hả con?
– Để con ra xem thử cho! – Đứa em nhanh nhẩu cất tiếng.
Bấn quá làm liều, thằng Toàn và bé Phương liền đẩy tôi ra làm rào chắn. Cùng lúc đó con bé em của thằng Đức cũng lú đầu ra khỏi cửa xem xét. Tôi ngó thấy cặp mắt hột nhãn của nó nhìn tôi chăm chăm như tội phạm. Biết mình không thể im lặng mãi, tôi rụt rịt lên tiếng:
– À, em là em của anh Đức phải không?
– Dạ… phải, mấy anh là ai vậy?
Con bé rụt rè đứng nép sau cửa thêm một chút.
– À, anh là bạn của anh Đức hôm nay tới chơi!
– Ơ, anh Đức đi học chưa về!
– Hông sao! Anh của nó có nói là bọn anh cứ đến thăm, tại trên lớp còn việc bạn nên không về sớm được!
Nghe vậy, vẻ rụt rè của con bé cũng được giảm bớt phần nào. Nó mở cửa rộng hơn rồi bảo bọn tôi:
– Mấy anh đợi chút nha!
Rồi nó chạy mất hút vào trong. Bọn tôi đã có ý định nhìn vào lổ hỏng ở tường như hôm trước để xem có chuyện gì nhưng đã bác bỏ ý định đó ngay vào vừa kịp suy nghĩ ra. Bởi lẽ ngay sau đó, từ trong phòng có tiếng ba thằng Đức (tôi xin được gọi là chú Lễ) cất lên:
– Vào đi mấy đứa!
Thấy cả người như được mở cờ, bọn tôi lũ lượt bước vào trong căn phòng nơi thằng Đức đã sống hàng ngày.
Bây giờ được nhìn kĩ, tôi cảm thấy cũng không đến nổi tệ lắm, ít ra căn phòng cũng sáng và mát mẻ do những cái lỗ hỏng trên tường góp phần. Đó là những cãi lỗ hỏng trên cao, còn những cái lỗ hỏng thấp hơn đầu người thì được lấp kín bằng những tờ giấy khen của con bé, những bức tranh vẽ về gia đình với 4 người. Ở một số lỗ hỏng tôi còn thấy cả những tờ giấy khen học sinh giỏi của thằng Đức nữa. Bây giờ tôi mới công nhận nó là một đứa học sinh nghèo học giỏi chính cống.
– Tụi con là bạn cùng lớp của Đức hả?
Ba của nó đột nhiên hỏi làm cả đám giật mình gật đầu răm rắp.
– À dạ… đúng rồi!
– Thằng Đức trên lớp học có tốt không?
– Dạ… tốt lắm chú, hề hề!
Toàn phởn bắt đầu bốc phét với cái mặt phởn chẳng nhầm với ai được. Bình thường thì tôi đã cốc đầu nó mấy cái rồi, nhưng bây giờ việc nói dối ở đây là không thể tránh khỏi nếu không muốn bị ba của thằng Đức phát hiện. Trong khi đó ở phía bé Phương với đứa em của thằng Đức có vẻ yên bình hơn khi hai chị em cùng vui đùa với nhau ở góc kia phòng. Nhưng chỉ mới chốc sau, ba của con bé đã nhắc:
– Tiên, ngày mốt con phải kiểm tra 1 tiết đó, tranh thủ học bài đi!
– Nhưng ba, con muốn chơi với chị Phương xíu!
– Ngoan đi con, ngày mốt kiểm tra rồi, không điểm cao anh hai buồn đó!
Dù vẫn còn luyến tiếc lắm nhưng con bé vẫn phụng phịu quay về chiếc bàn học rút tập sách ra học bài theo lời của ba mình. Cả ba chúng tôi giờ này đều im phăng phắt. Cảm tưởng như chúng tôi tới nhà là một điều gì đó rất trở ngại và phiền phức cho gia đình thắng Đức.
Tuy nhiên ba của nó đã gạt ý nghĩ ấy khỏi đầu bọn tôi bằng cái thở dài đầy khắc khổ của một người đàn ông lam lũ:
– Chú xin lỗi, nhưng mà ngày mốt con chú gần kiểm tra rồi, nó học dở môn tiếng anh lắm, ôn mãi chẳng hiểu được!
Ngay lúc đó trong đầu tôi bỗng nãy ra một sáng kiến tuyệt diệu, đó là mình sẽ dạy kèm con bé môn tiếng anh. Tuy nhiên, dạy bằng cách nào thì tôi chưa biết được. Có vẻ như con bé đang học thêm tiếng anh ở một chỗ nào đó. Nếu vậy sẽ khó cho tôi hơn khi cạnh tranh với các giáo viên anh văn chính cống. Những người mà tôi nể nhất trong sự nghiệp học tiếng anh của mình.
Ngọc Phương giờ này đã chuyển đến ngồi chung với Toàn phởn để cùng trò chuyện với chú Lễ. Còn tôi thì di chuyển đến gần chỗ con bé hơn để tiện bề quan sát con bé học bài.
Nhìn chung với trình độ lớp 6 thì chỉ loanh quanh mấy cái thì cơ bản. Nhưng đối với một cô bé còn nhỏ tuổi như bé Tiên thì đó là cả một cực hình. Lúc trước tôi cũng từng học rất dở môn anh văn, từ lớp 6 đến lớp 7 chỉ toàn đi đều 4 – 5 điểm. Mãi cho đến năm lớp 8 mới có một ông thầy dạy thêm khai sáng môn anh văn cho tôi và từ đó tôi phất lên hẳn. Thế nên con bé bây giờ cũng cần một người khai sáng môn tiếng anh cho nó.
Ngó thấy con bé đang bí đường tôi vội ngồi sít lại chỉ bài cho con bé ngay. Do có kinh nghiêm về việc chỉ bài cho mấy đứa trong lớp nên khi gặp trường hợp tương tự như con bé, tôi chẳng thấy khó khăn gì cho lắm. Chỉ sau một lúc miệt mài chỉ bài, mặt con bé đã tươi rói lên, nó nhìn tôi cười rạn rỡ:
– Hi, cảm ơn anh nha, em hiểu phần này rùi!
– Không có gì hề hề, có gì không hiểu mai mốt cứ hỏi anh!
– Dạ, hihi!
Nghe thấy tiếng cười của con mình ở đằng này, c hú Lễ lại cau mày càu nhàu con bé:
– Sao không học đi lại đùa giỡn nữa à Tiên?
– Dạ đâu có đâu, anh Phong nãy giờ chỉ bài cho con hay lắm luôn!
– À thế hả, cảm ơn con nhiều nha!
Chú Lễ quay sang tôi cười niềm nở làm mấy vết rạn chân chim trên khóe mắt lộ rõ hơn. Nó không khiến tôi cảm thấy e sợ mà càng khiến tôi cảm thấy muốn làm cái gì đó có ích cho chú hơn. Mong ước đó của tôi nhanh chóng biến thành sự thật khi chú Lễ ôn tồn dò hỏi:
– Vậy con có rảnh không, hay là mai qua đây dạy kèm con bé Tiên giúp chú nha?
– Dạ… chuyện này…
Tôi lưỡng lự vì còn ngại đụng mặt với thằng Đức. Nhưng may sao lúc đó thằng Toàn đã nói hộ những điều lo sợ trong lòng tôi:
– À, do bọn con sợ lúc đến đây sẽ gặp bạn Đức ạ!
– Sao lại sợ? – Chú Lễ tròn mắt.
– Dạ tại vì bạn Đức không muốn bọn con phải vất vả giúp bạn ấy nên chắc chắn sẽ không cho đâu!
Lời nói dối này của Toàn phởn có lẽ chỉ lừa được một đứa con nít mẫu giáo. Nhưng với một người cha đã quá am hiểu đứa con trai của mình thì việc đó lại là một vấn đề khác. Chẳng những ông không một chút nghi ngờ gì, lại còn nói cho chúng tôi biết thêm:
– Ừ, thằng Đức nó có tính tự lập lắm. Có mấy lần chú tính đi vay nóng ở ngoài mà nó có cho đâu, nói là tự đồng tiền mình làm ra mới quý!
– Dạ, vậy không còn cách nào để giúp bé Tiên nữa hả chú?
– Ừm, để chú nghỉ xem – Chú Lễ suy nghĩ được một lúc rồi ngước lên nhìn tôi – Buổi chiều tối tầm 4 – 5h con có rảnh không?
– Dạ có ạ!
– Vậy thì tốt quá, thằng Đức giờ đấy nó đi làm thêm, nếu được con tới phòng dạy kèm con bé Tiên giúp bác cho nó được điểm cao nha!
– Dạ, con sẽ giúp hết sức mình mà.
Ở chơi được một lúc, bọn tôi phải ra về do Lam Ngọc đã nhắn tin báo cho bọn tôi cuộc họp đã kết thúc. Điều đó đồng nghĩa với việc thằng Đức sẽ trở về nhà của mình. Nếu ở đây lâu, chắc chắn bọn tôi sẽ gặp nó. Thế nên ra về càng sớm càng tốt là điều cần thiết nhất lúc này.
Cũng như lúc đến, bây giờ cả 3 đứa bắt đầu đùng đẩy nhau xem ai sẽ là người nói chuyện này với ông chú. Và cũng như lần trước, tôi lại là người bị hai đứa kia ép bức.
Tôi quay sang chầm chậm nói với chú:
– À, đến lúc bọn con phải về rồi ạ!
– Ừ, cũng trễ rồi, thôi mấy đứa về nhà đi, kẻo ba mẹ trông đó!
– Dạ, thưa chú con về!
Tạm biệt chú Lễ, cả ba cùng nhau ra về mà tâm trạng tự nhiên thấy thoải mái hẳn. Có lẽ làm việc tốt khiến tâm trạng ba đứa được cải thiện đi rất nhiều. Nhất là bé Phương, suốt đoạn đường về em cứ cười tíu tít cả lên. Nhưng riêng tôi, ngoài cái cảm giác lâng lâng do làm việc tốt ra, trong lòng tôi còn ẩn chứa một cảm giác gì đó rất đặc biệt với bé Tiên và cả thằng Đức. Nhưng thôi, tôi không phải là người có thời gian để tự hiểu bản thân mình. Trước mắt phải làm sao để Lam Ngọc không phải đứng cột cờ trước đã.
Để lại một bình luận