Vừa nói, con bé lại nhìn tôi cười hiền với đôi mắt ẩn chứa biết bao nhiêu hàm ý. Tôi biết con bé muốn nói gì, nhưng câu nói của nó sâu sắc quá, nó như cơn lũ âm thầm cuốn trôi đi bao nhiêu câu từ muốn nói trong đầu tôi. Và rốt cuộc tôi biết chỉ lặng thinh cười trừ.
Nhưng số tôi xem ra vẫn chưa tận. Ngay khi sắp lâm vào đường cùng, khán gia bỗng hò reo cuồng nhiệt vì các cầu thủ đã ra sân báo hiệu trận đấu sắp bắt đầu.
Thế là con bé đứng lên, tươi cười nhìn tôi vẫn với đôi mắt nai bé bổng đó:
– Thôi em phải về chỗ rồi, anh ngồi xem vui vẻ nha!
– Ừ, lát gặp sau! – Tôi thở phào chào con bé.
Tuy nhiên chỉ mới được vài bước, con bé bổng quay lại nhìn tôi. Đôi mắt nai dễ thương mọi thường giờ sắc lẻm, sáng vút cùng với lời nói lạnh toát:
– Một lát xong trận bóng, em muốn nói chuyện riêng với anh!
– Ơ…
– Nhớ đó, chỉ anh thôi!
Chưa kịp để tôi trả lời, con bé lạnh lùng quay đi để lại tôi ngồi chết trân tại chỗ không biết làm gì ngoài há hốc với bàn tay cố với lấy thứ gì đó trong không khí. Mãi cho đến khi bị con bé Phương lay mạnh tôi mới hoàn hồn nhận ra Ngọc Mi đã về chỗ từ lúc nào.
Tò mò, bé Phương khều nhẹ tôi:
– Nè, còn chuyện gì làm anh lo lắng vậy, có phải Noemi không? Em mới thấy nó vừa rời khỏi đây!
– Ậy, Phương ơi đừng ngồi gần nó coi chừng bị vạ lây bây giờ!
Phủ nổ hớt hải kéo bé Phương về phía nó.
– Nhưng sao vậy, xảy ra chuyện gì hả?
– Trời ơi, Phương không biết đâu, hai đứa nó hồi nãy cãi nhau ì xèo luôn đó! Con nhỏ kia tức quá tát thằng Phong một cái rồi về luôn!
– Trời, vậy hả! Anh Phong có sao không, đưa em coi mặt với!
– Uầy, không có chuyện gì đâu mà, mặt anh vẫn lành lặn nè, đâu có vết tay gì đâu!
– Trời, con nhỏ đó dùng nội công tát đó, bề ngoài thằng Phong không có gì đâu, nhưng răng bên trong chắc rụng hết rồi!
– Rụng cáí đầu mày, tao đập cho một trận cái tội nói phét bây giờ!
Tôi điên tiết lăm le nắm đấm trước mặt nó. Nghe được những lời tôi nói, bé Phương tròn mắt:
– Ủa, vậy anh Phong không bị sao hả?
– Sao cái gì mà sao, thằng Phú nó nói dốc đó, em không biết biệt danh trong lớp nó là gì hả!
– Ư, dám gạt Phương hả! Chết nè!
Bé Phương cau mày dẫm vào chân thằng Phú một cú làm nó thất kinh, là bài hãi:
– Trời ơi, gãy chân rồi, Phong ơi đưa tao đi cấp cứu, mau lên!
– Hế hế, bỏ tật nói láo nghen con!
Hả hê vì trả thù được Phú nổ, tôi vỗ vai nó bồm bộp cười không ngớt. Nhưng nó đâu biết rằng tôi đang biết ơn nó biết bao nhiêu vì đã đánh lạc hướng được bé Phương làm nó không chú ý đến biểu hiện của tôi lúc nãy nữa.
Nhưng hơn ai hết tôi biết có lẽ đã đến lúc tôi phải đối mặt với chính quyết định của mình.
Hiện tại bóng đang trong chân thằng Hiếu, nó vừa cướp được bóng từ cầu thủ đối phương sau một pha tấn công nguy hiểm. Không chần chừ nó chuyền ngay lên cho thằng Tiến đang ở gần đó. Ngay lập tức, có đến 2 thằng chặn đầu nó ngay bởi lẽ tụi nó nhận thức được nhưng cú chuyền vượt tuyến của thằng Tiến chuẩn xác đến mức nào. Biết mình không thể làm được gì vào lúc này, nó lại chuyền ngược về cho thằng Hiếu đang băng lên.
Nhận thấy Toàn phởn đang di chuyển ở phía trên, thằng Hiếu chuyển thẳng lên chỗ nó. Nhưng cũng như thằng Tiến, có đến hai thằng áp sát Toàn phởn ngay không có cho tự tung tự tác được. Nhận thấy bất lợi, nó lại chuyền ngược về cho thằng Tiến đang di chuyển lên.
Cứ tưởng tụi nó sẽ tiếp tục chuyền qua chuyền lại cho đến khi tìm được sai lầm của đối phương. Nhưng thật bất ngờ, Toàn phởn đột nhiên lao vút lên, đồng thời thằng Tiến cũng thực hiên một cú chuyền bổng một chạm đầy tinh tế cho Toàn phởn. Đó là một cú chọc khe bổng.
Đường chuyền đó đã loại hết hàng phòng ngự của đối phương làm khán giả sững sốt ộ lên rùm khán đài. Thấy thủ môn đối đối phương băng lên, nó cũng không chần chừ liền tung một cú vô lê khi trái banh vừa chạm đất tưng lên.
– Boong…
Trái bánh đi rất căng nhưng đã đập cột văng ra ngoại trước sự nuối tiếc tột cùng của khán giả.
– Trời ơi, tiếc quá là tiếc! Tao mà sút cú đó thì có trời đỡ dùm thằng thủ môn!
Phú nổ xuýt xoa tiếc nuối cơ hội.
– Dốc đi mày, cỡ mày mà pha đó không biết có kịp sút không!
Huy đô lập tức nhảy vào dập lửa ngay cho Toàn phởn.
Quả thực, Huy đô nói không sai, trong tình huống đó, Toàn phởn kịp tung cú vô lê chuẩn xác như vậy là hay lắm rồi. Nhưng xét về cục diện trận đấu từ đầu hiệp hai tới giờ cơ hội ấy có thể được so với vàng.
Tôi nói như vậy quả không ngoa, từ đầu hiệp hai, nói chính xác hơn là suốt cả trận đấu, đội tôi bị ép sân đến nỗi phải lâm vào thế thủ. Sức tấn công mạnh mẽ và xuyên suốt từ đối từ đội lớp 10a1 là không thể chối cãi. Nhất là thằng Bảo, nó luôn là hạt nhân trong mọi đợt tấn công của lớp nó. Và giờ thì tôi có thể khẳng định 100% những lời Ngọc Mi nói về thằng Bảo là thật.
– Đá đấm thế này không biết có chịu nổi tới hết hiệp không đây?
Đến lượt Huy đô tặc lưỡi, lần này coi bộ có vẻ bi quan hơn cả Phú nổ vẫn đang hì hục cổ vũ với cả đội của nó.
Vỗ vai Huy đô, tôi cười xòa:
– Lo gì, nó đã cầm cự được tới chừng này thì mấy phút còn lại có là bao!
– Ừ, công nhận là thể lực lớp mày cũng dai đó, nhất là thằng Hiếu với thằng Toàn. Hai tụi nó chạy lên chạy xuống liên tục như cái máy!
– Hề hề, lớp tao mà mạy!
– Mà cái thằng cao to bên đội kia cũng ghê, tì đè tốt, kỹ thuật cũng tốt, lại dai sức nữa!
Tôi biết Huy đô đang nói đến thằng Bảo. Quả thực là sự khác biệt về trình độ cũng như thể hình là khác xa hoàn toàn với cả đội lớp 10 lóc nhóc của nó. Trong đội tôi chỉ có hai thằng có thể theo kèm được nó là thằng Hiếu và Khang đinh mà thôi.
Trận đấu bây giờ chỉ còn 5 phút nữa là kết thúc, nếu hòa cả hai sẽ bước vào loạt luân lưu 6m quyết định ngôi vô địch. Thế nên mọi sự chú ý đều dồn về sân đội nam. Còn đội nữ thì coi như đã an bài cả rồi. Lam Ngọc vẫn chứng tỏ mình là cây săn bàn số 1 của giải nữ khi tự mình ghi cả hai bàn thắng dẫn trước đội 12a10 bằng những cú sút móng siêu căng và xem ra đội kia cũng không mảy may muốn gỡ lại vì đã cạn sức và giờ chỉ đã cho qua thời gian.
– Ư, em lo quá, nhìn Toàn kìa, đổ mồ hôi ướt cả người rồi kìa!
Bé Phương mếu máo nhìn Toàn phởn đang chạy hì hục trên sân mà phồng to hai má.
Bất đắc dĩ tôi phải xoa đầu trấn an nó:
– Không có sao đâu em, hoạt động nhiều thì ra mồ hôi là đúng rồi. Với lại nó có học võ nên thể lực cũng dai lắm, em yên tâm, nó vẫn chạy cời cời như ngựa kìa!
– Bốp… Trời…
Cả tôi và bé Phương đều giật mình bới cú sút của thằng Bảo. Nó vừa có một động tác qua người tinh tế với Khang đinh rồi tung một cú sút hiểm hóc. Rất may là Khanh khờ vẫn còn tập trung để cản phá pha bóng. Nhưng như thế cũng đủ để nhưng cổ động viên như tôi thót cả tim.
– Cổ vũ cho tụi nó đi anh em 11a4 ơi!
Phú nổ đúng dậy hô hào và ngay lập tức cả đội cổ động lẫn cổ động viên cả lớp hưởng ứng theo bằng nhưng chai nước suối đập vào nhau nghe giòn giã:
– 11a4… vô địch… 11a4… vô địch… 11a4… cố lên!
Nhưng 11a4 tôi có đội cổ vũ, bên 10a1 kia cũng vậy. Thấy khí thế hùng hồn từ lớp tôi, bọn nó cũng đứng dậy với mớ chai nước suối:
– 10a1… vô địch… 10a1… toàn thắng! Cố lên…
Với không khí cuồng nhiệt từ hai bên khán đài. Trận đấu dần nóng lên như chảo lửa dù đã đi vào nhưng phút cuối cùng. Và chỉ khi trọng tài thổi còi chính thức kết thúc hiệp hai của trận chung kết giải bóng đá toàn trường, bóng mới ngừng lăn. Lúc này cả hai đội đều trở về đường biên nghỉ ngơi để chuẩn bị cho đợt luân lưu sắp tới đây.
Nhân lúc đó, bé Phương thúc hông tôi:
– Nè, đội của Lam Ngọc chính thức vô địch rùi, anh có muốn đi chúc mừng hông? Đi với em nè!
– Ơ, Lam Ngọc hả?
Nhờ bé Phương nhắc tôi mới chợt nhớ ra. Trái lại với bên giải nam, đội của Lam Ngọc đã vô địch giải bóng đá nữ của trường với chiến thắng thuyết phục 2 – 0. Xem ra giải nữ quá dễ dàng so với nàng, một võ sư karatedo với đôi chân mạnh như bổ củi.
Tuy nhiên thắng là một chuyện, đến chúc mừng nàng là một chuyện khác. Bé Phương thừa biết Lam Ngọc đang cố tránh mặt tôi, nó rũ như thế không khác gì muốn ép tôi vào đường cùng.
Dường như đã đoán được suy nghĩ trong đầu tôi, nó cười khì:
– Anh sợ gặp Lam Ngọc hả?
– Thì em biết rồi còn hỏi, Lam Ngọc đang tránh mặt anh mà!
– Ừa, nhưng anh cũng không muốn cả hai người cứ tránh mặt như vậy phải không?
– Thì đúng là vậy, nhưng…
– Hi, vậy thì cứ đi đi anh!
Không kịp để tôi chuẩn bị, bé Phương vội kéo tôi băng qua một rừng người đang kéo vào sân nữ dày đặc để chúc mừng cũng như diện kiến nhà vô địch giải nữ năm nay. Và chẳng mấy chốc sau, tôi đã thấy Lam Ngọc đứng khuất sau đám đông đang vây quanh.
Thật không khó nhận ra Lam Ngọc giữa đám đông đó, bởi nàng quá nổi bật giữa với chiều cao và vóc dáng của mình. Nhưng tự nhiên trong lòng tôi lại cảm thấy chộn rộn. Tim tôi như có thứ gì đó chắn ngang làm nó quặng lên từng hồi loạn nhịp, tôi khựng lại.
Thấy lạ, bé Phương tròn mắt:
– Sao vậy anh, mình tới nhanh đi còn qua chỗ Toàn xem luân lưu nữa?
– Thôi hay là em đi đi! Người ta đang chúc mừng Lam Ngọc như thế này, chắc vắng một mình anh cũng không làm sao đâu!
– Không được, anh đã đến đây rồi thì phải quyết đoán lên chứ!
Rồi còn bé dúi chai nước suối đang cầm trên tay cho tôi, có lẽ nó mới lấy từ chỗ đội cổ động nên còn mát lạnh.
– Nè, anh cầm sang cho Lam Ngọc đi, chắc chắn bạn ấy sẽ thích!
– Nhưng…
– Nhưng cái gì nữa, cứ nghe theo em đi ông thần…
Và với một cú đẩy thẳng tay, bé Phương đã làm khoảng cách giữa tôi với Lam Ngọc chỉ vọn vẹn chưa đầy 1 mét. Dù đang bị nhiều người vây quanh, nhưng với cú đẩy vừa rồi của bé Phương, Lam Ngọc nhanh chóng nhận ra tôi ngay. Tôi thoáng thấy đôi mắt nàng bỗng lóe lên một tia sáng nhưng rồi nó lại chợt tắt đi khi tôi còn chưa kịp nhận ra.
Thấy tôi, Lam Ngọc vội quay đi, cũng phũ phàng như cái lần nàng đổi chỗ ngồi với Phú nổ. Dù có một chút hụt hẫn, tôi vẫn cố gọi nàng:
– À, Ngọc ơi…
Tôi gọi như vậy mà không nhận thức được nhưng người xung quanh đang nhìn tôi với ánh mặt lạ lẫm. Chắc có lẽ họ tưởng tôi là một thằng nào đó hâm.
Mộ nàng hoặc đại loại vậy. Nhưng trong số đó, cũng có người đã từng biết tôi, nó dè bỉu:
– Gì đây, thằng này hình như là bạn trai của Noemi lớp 10a1 nè, qua đây làm gì không biết!
– Chắc thấy Lam Ngọc xinh quá tính qua tòm tèm hay sao đó!
Những lời của bọn nó tôi nghe rất rõ, nhưng thật lạ là tôi lại không phản kháng gì. Đúng hơn là tôi không muốn phản kháng lại. Tôi xem đó như một hình phạt cho tội làm nhưng người con gái xung quanh tôi phải buồn. Và tôi cứ chịu như vậy cho đến khi một giọng nói lạnh băng cất lên:
– Mấy người đủ rồi đó, về hết đi! Không được nói xấu thành viên lớp tôi!
Tôi biết đó là giọng của Lam Ngọc, nàng không những không bỏ đi mà còn quay lại cứu vớt tôi khỏi con lũ dèm pha đang chảy xiết. Tự nhiên trong mắt tôi, nàng tựa như thiên thần giáng thế.
Nhưng chưa kịp hả hê vì tụi kia bị bẻ mặt, thiên thần đã bước đến gần tôi tuôn ra những lời băng giá:
– Phong đến đây làm gì?
– Phong đến để chúc mừng Ngọc… – nhớ đến chai nước đang cầm trên tay, tôi vội đưa lên trước mặt nàng – … Ngọc có khát không, Phong mang nước cho Ngọc nè!
– Cảm ơn… nhưng Ngọc uống rồi…
– Ơ… vậy thôi, để Phong mang về!
– Nè, đi đâu vậy, Ngọc còn chưa nói hết!
– Là sao…
– Ngọc uống rồi nhưng vẫn còn khát, cảm ơn nhé!
Nàng khẽ khàng nhận lấy chai nước trên tay tôi. Mặc dù chỉ liếc nhìn, tôi vẫn nhận ra trên đôi môi lạnh lùng đó đã nỡ một nụ cười mỉm, tất nhiên là rất khẽ. Và với một người đang có ý định muốn làm lành như tôi, nụ cười đó càng có ý nghĩa hơn cả. Tự nhiên tôi thấy mình nhẹ nhõm hẳn ra, cảm giác như tôi vừa trút xuống một tảng đá đang đè nặng trong tim bấy lâu nay. Và với cảm giác đó, tôi trở nên tự nhiên hơn:
– Ngọc giỏi quá nhỉ, nghe đâu đã trở thành vua phá lưới giải nữ rồi!
– À, chỉ là may mắn thôi! Cùng nhờ vào đồng đợi cả mà!
– Ừ… ừm, cũng phải!
Đang lúc có nguy cơ phải lâm vào cảnh phá sản lời nói, bé Phương bổng từ xa chạy ùa tới giọng tíu tít. Chắc có lẽ nó cũng nhận ra mọi chuyện đã thành công và đến cứu viện thằng anh tội nghiệp của nó:
– A, Ngọc đây rồi, Nãy giờ tìm Ngọc quá trời!
– Trời, có gì đâu mà tìm, Ngọc vẫn lù lù ở đây mà!
– Hi, tại người đông quá, Ngọc đá hay mà, vô địch rồi còn gì!
– Cũng nhờ vào cả đội mà, Phương đừng khen Ngọc ngại đấy!
Tuy là nói chuyện với bé Phương nhưng nàng vẫn giữa một thái độ thản nhiên đến khác lạ. Chẳng trách vì sao mà Lam ngọc lại nói chuyện với con trai lạnh lùng như vậy. Vì đối với con gái, cách nói chuyện của nàng cũng không khác là bao mặc dù giọng đã có phần nhẹ nhàng hơn.
Để lại một bình luận