– Có chứ, em cứ kể đi!
– Ngày xưa có một cô bé lớn lên vòng tay của nội! Từ nhỏ ngoài đi học ở trường, cô bé đó phải học nấu ăn, học lễ nghĩa, cử chỉ, cách đối xử với người khác… Học đến nổi phải đổ bệnh, nằm liệt giường nhưng vẫn phải nhớ những gì đã học. Dần dần, những thứ đó không biết khi nào đã trở thành một phần tính cách của cô bé đó. Nó khiến cô xa dần với nhưng chỗ vui chơi, với bạn học và với cả những rung động đầu đời của tuổi mới lớn. Nó khiến cô chai dần đi và để lại trong cô một yếu điểm mà cô chẳng muốn cho ai biết, đó là tính cam chịu. Từ khi nào mà cô chỉ biết cam chịu với người thân, cô cam chịu đủ điều từ những lần mắng nhiếc của bà nội cho đến những lần bị bắt nạt trên lớp, cô đều cam chịu hết. Từ đó cô không muốn kết bạn, nói đúng hơn là cô sợ kết bạn, cô sợ sẽ phải cam chịu từ những trò đùa quái ác từ những người bạn. Từ đó cô tỏ ra lạnh nhạt và đanh đá với bất cứ ai muốn kết bạn với cô ấy, vì đó là cách cô tự bảo vệ mình không quá thân với bất cứ ai. Cô sợ phải bị chính người thân mình làm đau khổ.
Rồi con bé nhìn tôi thút thít hỏi:
– Anh… có ghét cô bé đó không?
Bằng một cách khẩn khoản, tôi đặt hai tay lên vai con bé:
– Không, anh không bao giờ ghét!
– Vậy hứa với em nha, hứa là sẽ không xa lánh em như vậy nữa!
Nhìn thấy những giọt nước mắt lấp lánh cùng ánh mắt trông chờ của con bé, lòng tôi bồi hồi khôn tả. Tôi xiết lấy bàn tay nhỏ nhắn của nó như một bản năng mà chính tôi cũng không thể lí giải được:
– Ừ, anh hứa mà!
Con bé cũng nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay còn lại của tôi:
– Em cảm ơn anh! Với lại từ nay a đừng lớn tiếng với em nha, lúc nãy anh làm em sợ lắm!
– Ừ, anh hứa mà, anh sẽ không làm em phải chịu bất cứ đau khổ gì nữa!
Giờ thì tôi đã biết từ nhỏ Ngọc Mi đã chịu nhiều thiệt thòi. Cả tuổi thơ của con bé chỉ gói gọn trong việc học và những lần bị nội đánh đòn. Con bé như một quả trên cành bị ép chín sớm. Nó để lại trong lòng con bé một sự thiếu thốn, một vết thương vĩnh viễn không thể chữa lành được.
Rồi con bé lại nghiêng đầu mỉm cười:
– Anh tạm thời nhắm mắt lại được không, chừng nào em nói mới được mở ra!
Dù vẫn chưa hiểu con bé định làm gì, tôi cũng nhắm mắt lại. Có thể nó muốn trả thù tôi từ sáng giờ đã hành hạ nó, trong lúc nhắm mắt nó có thể làm đủ trò mèo cho ý định đó.
Nhưng xem ra tôi đã đoán trật lất. Đang mông lung suy nghĩ, tôi chợt cảm nhận được một thân hình nhỏ nhắn, ấm nóng bỗng tựa vào lòng tôi.
Mặt nóng ran, sượng ngắt tôi định hỏi nhưng có một ngón tay đã chặn lại trước cửa miệng:
– Đừng, anh đừng thắc mắc gì hết, em không buồn nữa đâu!
Rồi tôi cảm nhận được gương mặt con bé đang gục vào ngực áo tôi. Chỉ một lát sau cả thân người của nó đã rung lên và ngực áo tôi đã ướt đẫm. Tôi định hỏi nhưng nhớ lại những gì con bé nói nên cứ để yên. Tôi không biết nó khóc về việc gì, nhưng tôi chắc chắn nó không khóc vì buồn.
Không khí trong phòng như cô động lại trong cổ họng. Tôi thở mạnh, lòng xốn xang khôn tả. Và không ngăn được lòng mình, tôi bất giác vòng cả hai tay ôm lấy Ngọc Mi. Trong một phút, tôi cảm thấy con bé như mềm nhũn ra trong lòng tôi. Tôi nghe thấy bờ vai của nó đang run rẩy trong cánh tay tôi. Tôi nghe thấy trái tim của nó đang đập bồn chồn trong ngực tôi. Tôi cảm thấy hơi thở nó ấm nóng trong lòng tôi.
Tưởng chừng như đã có để đẩy Ngọc Mi khỏi cuộc đời mù mịt và ù ám của tôi. Nhưng trái lại tôi như sít lại gần thêm với trái tim mong manh của con bé với những cảm xúc, những nỗi niềm chất chứa trong lòng nó.
Khẽ xiết chặt Ngọc Mi, tôi cảm thấy mình thật ngớ ngẫn. Tôi chợt nhận ra tôi đang tự lừa dối chính bản thân mình rằng tôi xa lánh con bé chỉ vì tôi không muốn nó sẽ yêu tôi. Đó chỉ là những ý nghĩ ngụy biện.
Thực sự tôi đang sợ, tôi sợ một ngày nào đó, tôi sẽ yêu con bé…
Không gì tuyệt với hơn là chiến thắng một trận đấu quan trọng như trận chung kết vừa qua. Nhưng tuyệt vời hơn vẫn là phần thưởng sau những trận đấu quan trọng như vậy. Đó là lí do vì sao khi chỉ mới vừa hơn 6h sáng, đám con trai lớp tôi đã có mặt đông đủ trong lớp không thiếu một mống.
Tất nhiên, khi có mặt đông đủ như vậy, họp bàn gió mái là không thể không thiếu. Và một trong những chủ đề được bàn tán nóng hổi nhất là về việc ai sẽ lên nhận thưởng cho đội. Một việc hết sức vinh hạnh mà bất cứ thằng nào cũng thèm muốn.
Một trong số đó là Phú nổ:
– Hề hề, hôm qua tao cổ vũ cho tụi bây quá trời, nay để tao lên nhận thưởng cho!
Kiên lảng bất ngờ tham chiến:
– Bậy rồi, mày là đội cổ vũ chứ có phải đội bóng đâu! Hôm qua tao cũng ghi bàn nè, để tao lên nhận cho!
Phú nổ thản thốt:
– Trời ơi, thằng Kiên nó hết lảng rồi bây ơi! Kì diệu, thật là kì diệu!
– Mày đừng có chê tao, hôm qua cũng nhờ tao nhé!
Thằng Tiến cũng không thể ngồi yên, liền bay vào:
– Mấy tụi bây dang ra hết, phần thưởng phải để lớp trưởng này nhận nhé!
– Gì, lớp trưởng liên quan gì ở đây, lộng quyền hả mạy?
– Chứ gì, tao cũng trong đội chứ bộ!
Khanh khờ vốn ngồi im từ nãy giờ, cũng bật dậy quyết liệt:
– Mấy bố ở đây im hết, không có bàn tay xuất thần của tao có mà tụi bây nhặt bóng nhé!
– Xời, tưởng gì, cản phá có mấy trái mà cũng la! Hôm qua không nhờ tao cổ vũ tui bây có mà thắng bằng niềm!
– Thì tụi mày cổ vũ cũng bằng niềm chứ bằng gì?
– Đù!
Giữa binh biến loạn lạc Toàn phởn cũng không thể ngồi yên, nó đứng dậy hắn giọng:
– Tụi bây trật tự đi! Như thế này còn gì là một đội bóng đoàn kết nữa. Thật là mất mặt 11a4. Tao phạt tụi bây một lát phải ngồi im để tao lên nhận.
Thưởng!
– Đù đù, tao nghe có gì đó nó sai sai mày!
– Phải rồi, thằng cờ hó Toàn lạm quyền hả mày? Tụi bây lột áo nó treo cánh quạt cho tao!
– Ê, ê! Tao giỡn, tao giỡn… Ối…
Toàn phởn chưa kịp nhổm đít chạy, cả đám đã túm lấy đè xuống bàn làm nó la bài hãi. Cũng may là phút cuối nó còn đủ hơi sức để thốt lên:
– Chứ tụi bây muốn thằng nào lên nhận thưởng để tao xét cho!
Ngay tức thì, cả đám đều ngây ra, ai cũng nhìn ai xì xầm bán tán:
– Vậy chứ thằng nào muốn lên?
– Ai biết, tao lên thì tụi bây có chịu đâu!
– Tao lên thì chắc gì tụi nó chịu!
– Tao thua, vậy thằng nào lên được?
Đột nhiên cả đám không ai báo trước đều chuyển tia nhìn sang tôi, cái thằng từ nãy giờ vẫn ngồi im hóng chuyện.
Cảm thấy bất an, tôi vội chống nạn nhổm dậy:
– Tao đi vệ sinh xíu, tụi bây bàn tiếp đi!
Thằng Toàn rất nhanh chóng ghì tay tôi xuống:
– Bậy rồi, mày ngồi xuống đây đã!
– Tụi bây muốn gì đây?
– Hề hề, thì nãy giờ bàn chuyện nhận giải chứ gì, hay mày lên nhận đi!
– Sặc, sao tao lên nhận được?
– Thì vậy mày mới lên nhận được đó! Để mấy lớp kia thấy 11a4 tụi mình chiến đấu kiên cường thế nào!
Phú nổ bình thường hay phản pháo giờ cũng đồng tình với Toàn phởn:
– Đúng rồi, phải cho thằng Phong lên để tụi kia nó lác mắt. Thằng Phong mà lê từng bước lên đảm bảo cái trường này không phục nó thì thôi chứ!
Khanh khờ cũng đứng lên hăm hở:
– Để tao chỉ cho mày Phong! Một lát lên nhận thưởng mày đi cà nhắt như vầy nè, vừa đi vừa nói “Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại”. Tao đảm bảo người ta cho tiền mày còn nhiều hơn phần thưởng mày nhận luôn đó con!
Tôi tức mình gắt:
– Tụi bây đừng có điên, tao giết cả đám bây giờ!
– Ớ, hề hề! Không thích thì thôi tụi tao không ép! Vậy giờ quyết định thằng nào lên nhận đây, gần tới giờ rồi!
Để chấm dứt cuộc tranh cãi, tôi bất đắc dĩ cũng tham gia vào:
– Thôi, thế này bàn hoài cũng không được đâu! Cứ để thằng Toàn lên nhận đi, dù gì nó cũng là đội trưởng dễ ăn nói.
Nói đến nhận giải thưởng, chắc chắn sẽ kèm theo vài ba câu phát biểu cảm nghĩ. Việc mà thằng nào cũng nhắc gừng rút ngay ý nghĩ xung phong nhận thưởng. Và tất nhiên, Toàn phởn sẽ nhận lấy trách nhiệm này, dù muốn dù không.
Buổi sinh hoạt hôm đó ngoài Toàn phởn đại diện cho lớp 11a4 lên nhận giải nhất còn có thằng Bảo đại diện cho lớp 10a1 lên nhận giải nhì. Bên nữ tất nhiên sẽ do Lam Ngọc phụ trách nhận giải. Mà tôi cá không có đứa nào dám giành phần đó đâu, bởi vì cả về công sức lẫn chức vụ nàng đều xứng đáng cho việc đó.
Nhìn chung mùa này lớp tôi đã bội thu khi giành được cả hai chức vô địch cho cả giải nam lẫn giải nữ. Về học tập tuy lớp tôi không thể bằng những lớp đầu tàu được, nhưng về thể dục thể thao, lớp tôi tuyệt đối không hề kém cạnh bất kì lớp nào.
Và như một điều tất yếu, nhận thưởng luôn đi đôi với ăn mừng giải thưởng. Điều đó đã được lớp tôi thực hiện hết sức là “nghiêm túc” khi vừa kết thúc tiết sinh hoạt đầu tuần, bọn nó lại một lần nữa biến cả lớp thành cái chợ đầu mối:
– Giờ sao, tiền thưởng nhiều quá nè!
Toàn phởn cầm cái bao thư đựng tiền phe phẩy trước mặt.
Và Phú nổ lại mở màn đầu tiên:
– Tao đề nghị đi du lịch!
– Du du cái mế, mày tự đi đi, có thực mới vựt được đạo, tao đề nghị tổ chức tiệc liên hoan.
Khanh khờ đứng dậy dõng dạc. Khỏi cần nói mặt nó đã hiện rõ hai chữ ăn hàng từ lúc nào. Và tất nhiên, cả những đứa khác trong lớp đều đồng quan điểm với nó. Nhất là thằng Tiến:
– Ờ, tổ chức liên hoan hợp lí đó! Tụi bây thống nhất đi để tao báo lại cho thầy Tuấn!
– Ê mà còn mấy bạn nữ thì sao, định tổ chức riêng hay chung với tụi tui vậy?
Đến lúc này Lam Ngọc mới lên tiếng:
– Cùng một lớp thì tất nhiên phải tổ chức chung rồi, mấy ông cứ báo cáo với thầy rồi chọn ngày đi!
– Ờ hề hề! Nhất trí là vậy nghen?
– OK!
Thông qua thầy Tuấn, tiệc liên hoan sẽ được tổ chức vào trưa ngày hôm sau tức thứ ba, cũng tại nhà thầy. Đây là lần thứ hai lớp tôi được mở tiệc tại nhà thầy rồi. Còn nhớ lần trước là vào tết nguyên đán khi mà Khanh khờ đem cả chai pepsi gia truyền nhà nó lên làm tôi cứ phải gọi là chết lên chết xuống bao phen vì nó.
Sau khi kết thúc buổi học ở trường tầm 11h30, tôi vội vã về nhà tắm rửa, tranh thủ độn một ít cơm vào bụng, đúng 12h30 tôi lật đật thay đồ chuẩn bị lên đường ngay.
Thực ra tôi không cần phải khởi hành sớm như vậy, tiệc ở nhà thầy Tuấn mãi đến 3h mới bắt đầu. Nhưng mọi chuyện là do cú điện thoại bất ngờ từ Ngọc Mi vào tối hôm trước. Có lẽ sau khi về nhà, con bé vẫn còn bất an nên đã nhấc máy gọi tôi:
– Alô, anh nghe đây! – Tôi trả lời ngay sau tiếng chuông đầu tiên.
– Anh còn thức không? – Con bé giọng uể oải đáp.
– Còn chứ, sao em chưa ngủ, mai đi học sớm đó!
– Ừm, trưa mai anh có bận gì không?
– Cũng có, khoảng 3h anh sang nhà thầy chủ nhiệm ăn tiệc liên hoan đó em!
– Vậy mai anh có muốn ghé nhà em chơi một chút không?
– Cũng được, có chuyện gì không em?
Con bé tự nhiên gắt nhẹ:
– Bộ có chuyện gì mới được sao?
– À không, hề hề! Nếu em đã mời thì anh sẵn lòng đi ngay!
– Ừa, vậy thôi anh ngủ sớm đi, mai học xong em chở anh về nhà thay đồ rồi qua em!
– Ừ, Anh biết rồi, em cứ ngủ đi!
– Ừa, anh ngủ ngon!
– Em cũng vậy nhen!
Thế là cuộc gọi kết thúc trong sự tò mò xen lẫn hiếu kì của tôi. Nếu bây giờ là trời sáng, chắc có lẽ tôi sẽ bay sang nhà con bé ngay để tìm hiểu rõ ngọn ngành. Báo hại tôi cả đêm đó cứ ngủ chập chờn vì những giấc mơ cứ thỉnh thoảng hiện ra làm tôi giật mình tỉnh giấc. Và Một trong số đó cả cả Ngọc Lan.
Đó là toàn bộ lí do vì sao tôi lại bon bon trên đường giữa trời trưa nắng thế này cùng con bé. Hôm nay nó lại trùm mũ áo khoác kín đầu. Tuy nhiên tôi không còn thấy nó đưa tay lên quệt mồ hôi nữa, mà chắc cũng do hôm nay trời ít nắng hoặc là con bé cũng không buồn còn nữa.
Thế là tôi an tâm ngồi ngắm cảnh người xung quanh một cách thư thái. Vì là giữa trưa nên những người đi làm đều tan ca đồng loạt để tìm cho mình một chỗ ăn uống, nghỉ ngơi thật thoải mái trước khi bắt đầu ca làm tiếp theo.
Đi thêm một lúc cũng tới nhà Ngọc Mi. Hẳn là cũng lâu rồi tới mới được dịp vào thăm nhà của con bé như thế này. Nhìn chiếc cổng cao lêu nghêu như thuở nào ngày một gần, bao kỷ niệm của tôi về Ngọc Lan lại ùa về thật xao xuyến.
Như vậy tôi đã xa nàng gần một năm rồi. Một năm với biết bao nhiều biến cố xảy ra, và giờ đây tôi lại nói chuyện với Ngọc Mi, cô em thông minh, sắc xảo của nàng. Tự nhiên tôi muốn gặp Ngọc Lan quá chừng.
“Thả hồn theo gió chơi vơi!
Ngả nghiêng nỗi nhớ biển trời mênh mông.
Nhớ em môi đỏ, má hồng.
Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu Đông… Nhớ hoài…”
Anh vào nhà đi, để em giúp anh! – Con bé dựng tó xe trước hiên nhà rồi nhanh nhảu chạy ra đỡ tôi vào.
– Mà nhà em đâu hết rồi, sao có mỗi em vậy! – Tôi ngó vào nhà thắc mắc.
– Ba mẹ em ăn cơm xong lên công ty rồi!
Tôi ngập ngừng:
– Còn thằng Bảo?
– Hì, em quên nói với anh, Bảo chuyển sang ở chỗ khác với ba mẹ rồi, cũng gần đây thôi!
Tôi bỗng giật mình nhìn con bé:
– Vậy là chỉ có mình em ở nhà thôi hả?
Để lại một bình luận