Nhưng lúc này đây tôi không cần câu trả lời nữa, vì chính cử chỉ thân mật của Ngọc Lan lúc này chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho tôi. Thế nên, tôi vòng tay qua eo nàng kéo về phía mình, từ từ nhắm mắt để cả hai đôi môi chạm nhau trong cảm xúc chộn rộn nhất.
Thế mà:
– Hai đứa đâu rồi? Trời tối sương xuống lạnh đó, vào nhà đi kẻo bệnh!
Giọng của nội đột nhiên cất lên làm cả hai đứa giật mình nhìn nhau không nói được câu nào. Mãi đến lúc sau, Ngọc Lan mới ngập ngừng khều tay tôi:
– Nè, vào đi! Nội kêu rồi đó!
– Nhưng còn… – Tôi chẹp miệng tiếc nuối.
Nàng nheo mắt cốc đầu tôi:
– Hì, để khi khác! Còn dài mà!
Tôi mỉm cười cùng nàng leo xuống với một tâm trạng khoang khoái dù có hơi tiếc hùi hụi. Ít ra tôi cũng biết khung cảnh lãng mạn mà nàng nói như thế nào. Nhớ đó lần sau tôi sẽ chủ động hơn trong nụ hôn tuyệt với nhất với nàng.
Nhưng tôi cũng không biết là khi nào nữa. Vì mai đây, điều mà tôi và cả tụi thằng Khánh lo sợ sẽ xảy ra…
Sáng hôm sau vừa ăn sáng xong, thằng Khánh đã đến dẫn tôi qua nhà nó hái chôm chôm như đã nói hôm qua.
Tháng 6 là mùa chôm chôm ở quê nội tôi chín rộ. Khắp những vườn cây chôm chôm hai bên đường đều ngập một màu đỏ sậm thật bắt mắt. Cảm tưởng như chỉ cần đưa tay nhón cao lên một chút, tôi có thể đụng đến nhưng chùm chôm chôm chín mộng bên trên.
Vườn thằng Khánh cũng thế, ngoài những trái ngon được gia đình nó đóng bao lại bán cho thương lái, những trái vạc ra chúng tôi được tha hồ hái thỏa thích. Thế nên tôi với thằng Khánh cứ lấy lồng quơ hết đầu này đến đầu khác mà hái xuống đầy cả một rổ chôm chôm.
Ngọc Lan cũng lấy làm thích thú với cái lồng đó. Có lúc nàng bỏ rổ chôm chôm trên tay mà nhảy phóc đến chỗ thằng Khánh mượn cái lồng để hái thử và vui sướng tít mắt khi tự tay mình hái được một chùm chôm chôm thật to. Những lần như vậy tôi thấy yêu nàng cực!
Khi chôm chôm đã đầy một rổ đủ 4 – 5 người ăn, tôi cùng Ngọc Lan và thằng Khánh dắt bò ra đồng bò để gặp những đứa khác trong xóm.
Dắt bò thì nhàm chán lắm, nên tôi lại rũ Ngọc Lan cưỡi bò như 1 năm trước đây. Và lần này thì nàng chẳng còn ngại ngần gì nữa Khi tôi chìa tay ra, nàng cũng nương theo leo lên lưng bò để thằng Khánh dẫn đi.
Khoái chí, tôi vỗ vai thằng Khánh hô hào:
– Đi nào đệ tử, đường thỉnh kinh còn xa lắm!
Nó quay sang gắt:
– Thỉnh cái đầu mày! Tao xui bò đá cho vỡ mặt bây giờ!
Tôi vẫn nhây:
– Đệ tử thật to gan, tao phải niệm thần chú trừng trị mày mới được!
Nó nhíu mày khó chịu:
– Mày thích niệm không, tao niệm cho con bò đá bay mày luôn!
– Ớ hề hề! Giỡn xíu làm ghê!
Bị thằng Khánh hăm he, tôi chuyển sang Ngọc Lan, nàng giờ nàng vẫn thích thú với con cào cào làm bằng lá dừa do thằng Khánh đan. Lúc trước tầm khoảng lớp 9 tôi cũng biết đan cào cào lá dừa giống vậy, nhưng sau hai năm ở trên Sài Gòn, tôi quên hẳn. Thay vào đó, tôi về đây với một bộ dạng đầy trưởng thành và sương gió hơn nhiều.
Đồng bò vào tầm giờ sáng là nơi bọn trẻ trong xóm ra chăn bò và tổ chức những trò chơi giải trí theo mùa. Tầm đầu tháng 6 này đang là mùa thả diều nên không có gì lạ khi đồng bò và những nơi khác trong xóm tràn ngập những cánh diều bay phấp phới trong gió từ sáng cho đến tận chiều tối.
Năm nay bọn trẻ trong xóm tôi đã khá khẩm hơn một tí khi đã sắm cho mình được những con điều bằng vải dù được mua ở thị trấn. Vì vậy những cánh diều đã trở nên xinh đẹp hơn, lung linh hơn trên nền trời trong vắt một màu xanh như đôi mắt của Ngọc Lan.
Nàng lúc này đang hướng về cánh diều phượng hoàng cỡ lớn mà bọn tôi đang thả. Đó chính là một trong những món quà mà tôi và Ngọc Lan đã cất công mua từ Sài Gòn về đây cho những đứa trong xóm được chơi cùng cánh diều mà ba mẹ bọn chúng sẽ chẳng bao giờ dám cho tiền chúng mua.
Những món quà còn lại bao gồm quả bóng động lực xịn cho mùa bóng bánh và những món đồ linh tinh khác như những lon sữa bò, những trái cầu đá và những món đồ chơi khác hợp với mùa thập cẩm ở đây. Mọi thứ điều được tôi và nàng mua theo ý kiến của tôi. Bởi lẽ trẻ con xóm tôi nó không ham ăn, nhưng chơi thì bọn chúng luôn chơi hết mình. Do vậy, những món đồ chơi như thế này đối với chúng tựa như một khó báu vậy.
Thế nên thật không lạ gì khi cánh diều to lớn của bọn tôi dần dần bay lên không trong hơn chục cặp mắt trầm trồ, ngưỡng mộ của những đứa trẻ xung quanh.
Biết ý, Ngọc Lan cười khì:
– Mọi người đừng nóng lòng, rồi ai cũng được chơi diều mà, hì hì!
Khỏi phải nói, mấy đứa trong xóm tỏ ra hồ hởi thấy rõ, đứa nào đứa nấy cũng tranh đứng đầu để được tận tay thả con diều đó. Còn thằng Khánh đang giật dây diều thì cứ giả câm giả điếc mặc cho tụi nhỏ cứ hối thúc từng chập:
– Nhanh đi anh Khánh, cho tụi em chơi với!
– Anh thả nãy giờ lâu rồi tới lượt em!
– Anh Khánh lớn mà dành chơi hoài!
Trong cái không khí nhộn nhịp đó, đột nhiên một đám người từ phía mé bìa đồng bò lần mò đi tới. Lúc đầu do ở xa, tôi không nhìn rõ lắm, chỉ biết đó là một đám gồm 4 người với thằng cầm đầu nhìn như người lớn và khá to con.
Khi đám đó đến gần hơn, tôi mới ngờ ngợ ra cái khuôn mặt vuông vuông gồ ghề của thằng to con đó. Nó đích thị chính là thằng Thạch sanh đã đi mất biệt 8 năm nay. Và những người đi bên cạnh chắc có lẽ là bạn của nó về chơi cùng.
Vốn không có hiềm khích gì nhiều với thằng này, tôi bước tới cười chào:
– Anh Thạch trở về rồi đó hả? Anh đi đâu bấy lâu vậy?
Tuy nhiên nó không nói không rằng, gồng tay quơ vào mặt tôi một cú khá mạnh. Rất may tôi phản xạ nhanh nhẹn đưa tay lên đỡ kịp nhưng vì độ lực quá mạnh, tôi thất kinh ngã nhào ra đất trong tiến gầm của nó:
– Sao mày dám ăn hiếp em gái tao?
Dù còn choáng váng, tôi vẫn gượm dậy:
– Ăn hiếp? Em có ăn hiếp nhỏ Nhung hay nhỏ Linh gì đâu? Thậm chí từ bữa giờ còn chưa gặp!
Nó vẫn lớn tiếng chỉ tay vào mặt tôi:
– Mày con chối, ngày hôm qua con Linh nó bảo qua nhà mày chơi, lát sau thấy nó ôm mặt khóc chạy về!
Vừa nghe nó nói, tôi giật bắn nhớ đến dáng người chiều hôm qua vụt chạy đi ở rẫy tắc. Đó chính là con bé Linh với dáng hình nhỏ nhắn quen thuộc. Tôi chỉ băn khoăn một điều là tại sao con bé khi nhìn thấy tôi và Ngọc Lan lại ôm mặt khóc chạy đi như thế. Chẳng lẽ là do thấy tôi và nàng thân thiết với nhau hay sao?
Thấy tôi cứ đứng như trời trồng, thằng Thạch sanh bước tới giật cuộn dây diều trong tay thằng Khánh cười khẩy:
– Dám vui chơi thả diều trong khi em gái tao phải buồn rầu rĩ khóc ở nhà hả? Này thì thả diều…
Vừa nói nó vừa rút trong túi ra một cây kéo cắt đứt ngang sợi dây. Cánh diều vốn đang căng gió, bỗng dưng bị cắt dây, nó chao đảo một hồi trên trời mấy vòng rồi rơi xuống mất tăm sau những ngọn cây cao vút.
– Anh làm cái gì vậy, có biết con diều đó mắc lắm không?
– Thôi đi Khánh!
Thấy thằng Khánh sừng sộ tiến về thằng Thạch sanh, tôi đã dan ngang tay chặn lại. Nhưng thằng Thạch sanh vẫn chưa chịu dừng ở đó, nó vẫn tiếp tục chỉ vào mặt tôi đe:
– Mày liệu hồn mà tới xin lỗi em tao! Ngày nào tao còn thấy nó buồn, ngày đó mày không được yên đâu!
– Mấy anh thôi đi, làm như vậy là hay lắm sao? Mấy anh lớn cả rồi đó!
Có lẽ do quá bức xúc với những gì xảy ra nãy giờ, Ngọc Lan đã bước lên đứng chống nạnh trước mặt thằng Thạch sanh mà nhíu mày gắt. Tuy nhiên nó chả ăn nhằm gì câu nói của nàng, thậm chí còn tỏ ra thích thú:
– Chà chà, con cái nhà ai mà lạ hoắc vậy cà! Lại còn xinh nữa!
Tôi chen ngang vào giữa:
– Đây là bạn em, anh đừng bận tâm đến!
Ngọc Lan nhìn tôi có vẻ tức tối lắm, nhưng vì tôi đã lắc đầu ra dấu nên nàng đành cau mày làm thinh để mặt cho thằng Thạch sanh vẫn nói càng:
– Hề hề, nhìn em dễ thương quá! Có bạn trai chưa em?
Tôi trầm giọng trả lời thay Ngọc Lan:
– Dạ có rồi!
Thằng Thạch Sanh gật gù ra vẻ biết chuyện, nó càng lấn lướt tới bằng cách đưa tay chực chồm tới sờ vào má Ngọc Lan.
Nhanh như cắt tôi bắt lấy tay nó bẻ ngược trở ra:
– Mong anh đừng chấp nhất trẻ con tụi em!
– Được thôi! Nhưng tao vẫn còn tính chuyện của mày với bé Linh đó! Liệu hồn mày đi!
Nó rụt tay về, lườm tôi một cái rồi cùng đám bạn đi dần về phía mép bìa đồng bò trở về ngõ cũ để lại cho cả đám xung quanh tôi những con mắt ái ngại, sợ hãi đến lấm lét.
Biết phải làm gì đó, tôi xua tay:
– Thôi mấy đứa về đi, hôm sau ra đồng bò chơi tiếp!
Nghe vậy, bọn nó rụt rịt cũng rụt rịt quay bước. Phần vì sợ thằng Thạch sanh, phần vì con diều bự mà tụi nó thích đã bay mất nên tụi nó cũng không bu tôi kín mít như lúc nãy nữa.
Xung quanh bây giờ chỉ còn tôi, Ngọc Lan, thằng Khánh và thằng Mậu vẫn ở lại để chăn bò.
Cơn tức lại ùa về, thằng Khánh phun nước bọt qua kẻ răng:
– Sao mày cản tao? Không để tao đập nó một trận luôn cho rồi! Tao không ngán nó như hồi trước đâu!
Tôi lắc đầu:
– Mày đánh lộn với nó thì được lợi ích gì? Nó cũng sẽ phá phách tiếp thôi!
Thằng Khánh vẫn nhíu mày:
– Nhưng không đánh nó càng tiếp tục phá!
– Ừ, nhưng không phải bây giờ mày hiểu chứ?
Nó xui xị thở dài:
– Uầy, tao biết rồi!
Tôi chẹp miệng vỗ vai nó:
– Nói chung bây giờ tao cần thời gian để suy nghĩ. Tao với Lanna về trước được không?
Thằng Khánh thở hắc trông theo:
– Được thôi, tụi bây về cẩn thận! Có gì cứ gọi tụi tao qua!
Sáng hôm đó, để tụi thằng Khánh ở lại đồng bò, tôi với Ngọc Lan về trước để suy nghĩ chuyện của thằng Thạch sanh. Mà đúng hơn là chuyện của con bé Linh. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thể ngờ được con bé Linh lại biểu hiện như vậy. Nó vẫn chưa từ bỏ mục tiêu của mình trong suốt một năm qua và cả tôi cũng quên bẳn đi điều đó.
Nhưng có lẽ người bất ngờ nhất lúc này chính là Ngọc Lan. Thế nên vừa rời khỏi đồng bò không lâu, nàng đã khều tay tôi:
– Anh! Thạch sanh là ai vậy? Sao lại kiếm chuyện với tụi anh?
– Thạch sanh là anh hai của chị em nhỏ Nhung đó em!
Nàng tròn mắt:
– Ơ? Sao lại xuất hiện anh hai của nhỏ Nhung vậy anh? Lúc trước về đây em đâu thấy đâu!
Tôi phì cười:
– Thôi được rồi, để anh kể cho nghe!
Đúng thật Thạch sanh là anh trai ruột của chị em nhỏ Nhung. Nó tên là Thạch vì nó to con hơn chúng bạn từ bé nên tụi bạn hay gọi nó là thạch sanh. Nhưng khác hẳn với Thạch sanh thật thà, hiền lành trong truyện cổ tích, nó là thằng rất láu cá và hay bắt nạt bạn bè để lấy kẹo và những món đồ khác nó muốn trong lớp.
Đến năm lớp 7 nó nghỉ học và thường tụ tập với mấy đứa trong xóm chơi bời, chọc phá những đứa yếu thế hơn nhất là tụi thằng Khánh. Vì bọn tôi nhỏ hơn nó những 4 tuổi nên lúc đó chẳng thể chống cự được gì.
Có một thằng duy nhất nó không bắt nạt trong xóm là tôi. Phần vì ít gặp nhau, phần vì là con nhà võ, nó cũng kiêng nể tôi một phần bởi tiếng của bà nội tôi thời đó. Do vậy, chỉ có tụi thằng Khánh là khổ.
Nhưng rốt cuộc, chuyện thằng Thạch sanh bắt nạt tụi trong xóm cũng đến tai ba mẹ của tụi nó. Thế là hết người này đến người khác lần lượt đến nhà chú Tư Chúc mắng vốn khiến cho nó bị hết trận đòn này đến trận đòn khác. Đó cũng là lúc nó đi đâu mất biệt luôn không về. Có người nói ba nó gửi qua bên Bình Đại học, có người nói nó theo ông chú làm bên cánh tài xế chở hàng long nhong đây đó. Nhưng tất cả đều không quan tâm, thấy nó đi mất biệt, bọn trẻ chúng thôi mừng còn không hết.
Ấy thế mà 8 năm sau nó trở về đây tiếp tục gieo rắc nỗi sợ cho tụi nhỏ trong xóm ngay cả những đứa chưa từng gặp nó bao giờ. Nhìn cái thân hình bồ tượng thuộc dạng người lớn của nó, ai cũng ngán.
Nhưng có lẽ Ngọc Lan còn muốn biết nhiều hơn, nàng tròn mắt nhìn tôi:
– Nhưng tại sao bé Linh lại khóc vậy nhỉ? Hôm qua tụi mình đâu có làm gì sai đâu phải không anh?
Đây chính là điều tôi băn khoăn nhất. Liệu có phải con bé Linh thấy tôi thân mật với Ngọc Lan nên đã ôm mặt khóc chạy về? Liệu nó đã cố gắng suốt 1 năm qua chỉ để tôi không xa lánh và để nó kịp lớn?
Nhưng suy cho cùng Ngọc Lan có quyền được biết câu chuyện giữa tôi và bé Linh. Tôi không muốn nàng vì chuyện này mà phải lo lắng, bất an. Tôi lúc nào cũng muốn nàng phải thật an tâm nhất khi bên tôi.
Do thế, tôi lại kéo tay Ngọc Lan lên cành me gần cổng nhà nội để kể cho nàng nghe về chuyện giữa tôi và Diễm Linh từ bé nó chơi chung với tôi mỗi dịp hè và cho tới lúc chào tạm biệt tôi cùng với chị hai của mình để về quê sau dịp tết năm đó.
Một lần nữa tôi lại thấy những nét đượm buồn trên gương mặt của Ngọc Lan. Tôi không muốn làm nàng buồn như vậy, nhưng đã là sự thật thì đôi khi nó không dễ nghe chút nào, nhất là sự thật về tình cảm lại càng có sức ảnh hưởng lớn.
Do vậy tôi khoác vai trấn an nàng:
– Em đừng lo! Anh vẫn thương em mà!
Nàng lắc đầu cười mỉm:
Để lại một bình luận