Nó tên Huy Hoàng, ở nhà từ bé vẫn thường được gọi là Nhất, vì nó nhất đủ thứ, nó là bé nhất trong nhà, trên nó có tận 4 chị gái, ông bà già chiều nó nhất vì mãi đến tuổi lục tuần rồi ông già mới cố được nó là thằng chống gậy, ông bà mừng lắm, mổ lợn làm cỗ khao cả cái xóm ven con sông này.
Để có được nó là cả một quá trình đấu tranh ghê gớm của ông già, vì ông là cán bộ nông trường, ông chấp nhận ra khỏi Đảng vì đẻ nhiều con, oái oăm thay sòn sòn toàn vịt giời. Nghe loáng thoáng mọi người kể lại là ngày xưa, bà già nó sướng lắm, mỗi lần bà đẻ một đứa là y như rằng cả nhà sẽ được ăn cơm bằng bát đĩa mới toanh, lý do là mỗi lần bà già nó đi đẻ thì ông già hồi hộp ngồi lỳ trong buồng chờ đợi, có lẽ là kịch tính hơn nhiều so với chờ kết quả sổ xố, chắc giống trận chung kết C1 năm 99 giữa Mờ U và Bay Ơ Mu ních, và khi biết kết quả thì bốn lần liền bát đĩa bay hết xuống ao, đến lần thứ năm thì ông mang ra sân ném lên trời hệt như trẻ con chơi ném đĩa, cả xóm đã nghĩ có khi đợt đấy ông già nó sướng phát rồ.
Lớn lên một chút, nó rong chơi tối ngày không phải làm việc gì, nó là út mà trên nó lại có tận 4 chị gái, có còn việc gì trong nhà để nó làm đâu, nó mà cứ không quanh quẩn ở nhà quậy phá là mấy bà chị mừng lắm rồi, nhiều khi nó cũng thấy ông già chiều nó một cách quá đáng, nó thích gì đòi không được hoặc chị nào trêu trọc phật ý là nó lại về mách ông già, ông chửi um lên hoặc đánh đòn ngay. Được cái nó không phải là dạng học dốt, chỉ phải cái tội được chiều quá đâm lười nhác và hay nghịch ngầm.
Như cái bận nó đầu têu mấy thằng lấy lá thị sát vào ghế ngồi của thầy Hòa “ say” làm cho thầy buồn đánh rắm cứ đi ra đi vào liên tục, bọn nó làm thế vì ghét cái môn Địa lý của thầy, với lại thầy rất hay uống rượu trước khi lên lớp, thằng nào mà bị gọi lên bảng kiểm tra đúng hôm thầy quá chén thì liệu chừng, có hôm nó bị ông thầy véo cho đỏ ửng hết cả tai vì không phân biệt được đâu là Châu thổ sông Hồng còn đâu là đồng bằng Bắc Bộ. Nó điên lắm, đợi đến tiết sau của ông ý nó viết mấy câu dán lên bảng “ Hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”, ông đọc được giận tím mặt nhưng đành chịu, không biết thằng mất dạy nào viết.
Đấy là chuyện học hành ở lớp, còn chuyện ở nhà thì mới éo le. Bà già sinh nó được một năm thì hai năm sau chị cả nó cũng sinh em bé, nhà ngay gần đấy nên nó suốt ngày sang… bú tí chị. Vì bà già nó mất sữa nên nó bú chị đến tận năm lên 5 tuổi, lớn cộc rồi mà thỉnh thoảng đang đi chơi thèm quá lại chạy về vạch vú chị ra mút, tay kia thì mân mê vú còn lại, chị nó thì cứ ngồi bóc lạc như không, bồi dưỡng cho tương lai của giống nòi cũng thật kỳ công.
Nhà nó cũng thuộc dạng có điều kiện, những năm nó học cấp 2 chuyên đứng ra làm đội trưởng đội bóng đá của lớp, như bây giờ người ta gọi là ông bầu. Nó dẫn quân đi thi đấu với các lớp khác, 1 nghìn đồng một bàn thắng, ngày đấy 1 nghìn cũng to lắm rồi. Hôm nào thắng trận được 2,3 nghìn thì cả lũ uống nước mía tẹt ga, còn hôm nào thua thì chỉ có uống nước lã hoặc nước sông thì tùy…
Thời điểm nó học cấp 3 trường huyện.
Trường cách nhà mấy cây số, cái bọn xã lẻ như nó lên thị trấn học bị bọn trên đấy khinh ghê lắm, nhiều khi chúng nó chẳng thèm nhìn, đấy là nói mấy thằng bẩn bẩn đi xe đạp phanh bằng dép tông chứ nó thì khác, mấy dân chơi trên thị trấn nhiều khi nhìn nó còn phải lác mắt. Bố nó có ông bạn chiến đấu vào sinh ra tử từ thời ở chiến trường, nhà ông ý dưới thị xã nên ông mọi đồ đạc quần áo linh tinh beng của nó ông già toàn nhờ bạn mua dưới đấy gửi lên.
Phải nói nó oai nhất xã khi đi học cấp 3, tóc rẽ ngôi kiểu Đan Trường, áo kẻ ca rô xẻ tà giật đứt cúc ngực, quần bò xắn ống… dép tổ ong vàng chóe. Nhưng cái khiến nó nổi bật hơn cả là quả xe đạp địa hình, nếu để so sánh thì nó giống như bây giờ đi Mẹc giữa một đám Ma tít ý. Đến nỗi thày giáo dạy Thể dục ở trường gọi suốt “ Nhất… thầy mượn con xe đạp mấy vòng quanh trường chơi…”, đéo hiểu sao ông này biết cả tên cúng cơm của mình, có lẽ cái tên Nhất công tử đã lan truyền lên tận phố thị, nhiều khi cũng thấy sĩ ra phết.
Năm nó vào lớp 12 thì con Linh cháu nó vào lớp 9, con bé Linh là con gái chị cả, bây giờ nhà đã chuyển lên phố huyện, chị nó cũng nghỉ dạy học mở hàng bán quần áo ngoài chợ từ ngày đó. Anh rể thì chạy xe chuyến biên giới đánh hàng suốt, dăm ba ngày lại đi 1 chuyến. Anh chị cũng chẳng có nhiều thời gian kèm cặp con bé Linh học hành, chính vì thế nên nó mới có nhiều việc để làm.
Sau mấy bận chị cả nó về nhà thưa chuyện với ông già, và hơn hết là ngọt nhạt với nó :
– Cậu thỉnh thoảng qua nhà chị kèm cho con Linh học giúp chị, năm nay nó sắp thi vào cấp 3
– Em bận lắm… mà cấp 3 thi kiểu gì chẳng đỗ
– Cậu học giỏi… kèm cặp để cháu nó còn thi vào trường chuyên…
Chẳng biết từ khi nào mà nó đã ưa nịnh, nghe chị gái khen học giỏi nó cũng sướng, chẳng gì cậu cũng là công tử hào hoa, thông minh có tiếng trong xóm, lại thêm chị bảo :
– Hôm nào anh đánh hàng Đồng Đăng về… cho cậu mấy bộ đẹp…
Nó xuôi tai ngay.
Hàng ngày vẫn cưỡi con xe địa hình đi học nhưng cuối tuần nó hay ở lại nhà chị gái, vừa ở đấy chơi tiện kèm thêm việc học cho con Linh.
Con bé Linh, nó giống cậu nó ở cái khoản thông minh, và có lẽ cũng giống luôn ở cái tính ham chơi nữa, gái phố huyện nhà có điều kiện ăn chơi có tiếng.
Thời đấy không hiểu sao nó chẳng để ý gì đến gái gú, giờ nghĩ lại mới thấy ngu, chậm phát triển sinh lý, hoặc là nó thuộc dạng ngoan, mười bảy mười tám năm chim vẫn chỉ để đái… cũng dễ hiểu vì đó là những năm cuối thế kỷ 20, thanh niên vẫn lạc hậu.
Một hôm , con Linh dẫn về một đứa bạn, thấy bảo bạn thân :
– Cậu… đây là Hiền, bạn cháu.
Nó khẽ liếc mắt nhìn thoáng qua, thấy con bé lí nhí :
– Cháu chào… cậu…
Nghe có vẻ ngượng ngùng, được thể nó lên giọng như người lớn :
– Ừ… à mà có họ hàng gì đâu mà cậu cháu.
Làm con bé xấu hổ mặt cứ nghệt ra, đã thế nó lại nói với theo :
– Lần sau gọi anh thôi.
Hiền là bạn thân con Linh, nghe danh cậu nó đã lâu, lại được con Linh tâng bốc cậu nên giờ con bé cũng muốn đến xin … được học cùng. Đến khổ, việc học cậu còn chưa lo xong thân cậu, giờ còn kèm cho 2 đứa.
Có một điều rất lạ, hình như những đứa nào tên Hiền thì thường chẳng hiền tí nào, con bé Hiền này cũng thế, nhìn khá là ăn chơi lấc cấc, mới gặp đã không cảm tình mấy, hay con gái cái tuổi đấy nó thế không biết nữa, tóm lại là nó không quan tâm lắm.
Cuối tuần, nó vẫn dạy học cho 2 đứa này, kiểu như là gia sư. Năm nay nó cũng năm lớp 12 rồi, sau cái bận đi cùng ông già xuống nhà bạn ông dưới thị xã, tư tưởng nó bị tác động ghê ghớm, nó xác định chơi bời ít thôi, nó sẽ chăm chỉ học để còn thi đại học. Như ông bác kia nói thì nó có năng khiếu lớn, nó sẽ đi học vẽ và thi vào trường Kiến Trúc, nghe tới từ Kiến trúc sao mà oách ghê gớm, cái đầu óc vốn hay tưởng tượng những trò nghịch ngợm chơi bời giờ lại được vẽ ra bao nhiêu ánh hào quang của tương lai.
Năm cuối cấp trôi qua thật nhanh, đã sắp thi tốt nghiệp rồi, hai con nhóc kia cũng sắp thi vào lớp 10, cả 3 cậu cháu anh em đều có những kế hoạch dự định có thể nói là bước ngoặt trong cuộc đời.
…
Nó được đỗ vớt vào trường Kiến Trúc, con Linh học trường trên thị xã, còn con Hiền thì trượt, chỉ học cấp 3 trường huyện, niềm vui không trọn vẹn nhưng vẫn vui vì không đứa nào trượt.
Khỏi phải nói ông già nó vui đến cỡ nào, nếu có thể… ông già nó sẽ mời cả xã đến dự cái buổi liên hoan ăn mừng thằng cu Nhất đỗ ĐH Kiến trúc, lên Hà nội dùi mài kinh sử, cả buổi liên hoan 50 mâm to như cái đám cưới đấy, nó thấy ông già cười toác hết cả mồm không ngậm lại được, rượu uống say mèm, chưa bao giờ ông già nó vui đến thế, đến ngày cưới của ông ngày xưa với bà già có khi cũng chẳng vui bằng…
Tối hôm đấy nó thấy thấp thoáng bóng con Linh với con Hiền sau nhà, nhập nhoạng tối con Linh bảo :
– Cậu ra sau vườn cái Hiền nó bảo gì ý.
Bảo gì không bảo lại ra sau vườn, đúng là bọn trẻ con… Nó ra thấy Hiền đứng dưới gốc cây vải, nó hỏi :
– Bảo gì đấy ?
Con Hiền ngập ngừng :
– Anh Nhất đỗ đại học Kiến trúc rồi, thích không?
– Thích chứ… vui lắm.
– Em không đỗ trường chuyên, chán ơi là chán.
– Có sao đâu, trường huyện cũng được mà.
Thấy con Hiền ngập ngừng đưa cho nó hộp quà be bé :
– Em tặng anh này, anh lên Hà nội học có gì vui viết thư về kể cho em với cái Linh nhớ.
– Ừ.
Xong con bé chạy tót đi, nó đút gói quà nhỏ vào túi rồi cũng đi vào nhà…
Để lại một bình luận