Phần 19
– Cháy… cháy rồi…
Tôi vùng chạy xuống bếp, miệng la ông ổng. Đến nơi, cảnh tượng đập vào mắt tôi là làn khói xám xịt bay lên um tùm trên cái chảo, còn Ngọc Mai đang ở bên cạnh, luống cuống không biểt làm thế nào.
– Tắt bếp đi.
Tôi nói là vậy chứ vừa dứt lời, khi mà nàng còn chưa kịp làm gì thì tôi đã nhào đến tắt bếp, túm lấy cái chảo thả ngay vào chậu rửa rồi bật nước xuống xối xả.
“Xèo…” kế đến là bầu khói đen um bốc lên, như để phô diễn ra độ “khét” của nó như thế nào.
– Ô hô. Biết nấu nhê. – tôi liếc ngang sang nhìn nàng, cười châm chọc.
– Xì, – nàng vẫn làm bộ bĩu môi – ai ngờ nó khó thế.
– Thế mà làm như siêu đầu bếp không bằng.
– Hê hê, phải tỏ ra nguy hiểm tí chứ.
– Thế giờ tính sao đây?
– Tớ với cậu ra mua lại đi.
– Nãy không để ý à? Người ta dọn hàng về rồi còn gì.
– Thế làm dứ lào giờ?
– Có mỗi món thịt áp được tớ đề cao thì cậu cho em nó đi bụi rồi. Giờ chịu thôi.
“Cạch…”, tôi nhìn ra, cái nồi cơm điện vừa tạch lên chế độ giữ ấm, theo thói quen tôi vớ lấy cái thìa nhựa thò vào xới cơm lên. Như lóe ra ý tưởng, tôi mỉm cười.
– Mai.
– Ơi?
– Muốn gỡ gạc lại không?
– Gỡ kiểu gì?
– Cọ rửa sạch sẽ cái sanh kia đi…
– Hử? Cái gì cơ?
– À… ý tớ là cái chảo kia kìa. Đi cọ đi, rồi tớ chế cho mà ăn.
– Chế cái gì?
– Cứ cọ đi, thắc mắc làm giề?
– Thế sao cậu nấu mà không cọ đi?
– Cậu làm nó cháy thì tự khắc phục đi chứ.
– Xời, nói thế rồi mà chẳng chịu động não ga – lăng lên gì cả.
– Hê, ngu gì mà chịu thiệt.
– Nầy. Xong rồi đấy.
– Ô kê.
– …
– Gì đấy? Sao không lên trên nhà đi?
– Đứng đây xem cậu định làm gì.
– Thôi, lên nhà đi chứ đứng đây anh em xuống tinh thần, không quẩy được.
Ngọc Mai liếc ngang nhìn tôi một phát rồi đủng đỉnh đi lên nhà trên.
Lát sau, tôi kệ nệ bưng một chảo tỏa khói thơm phức leo lên nhà. Ngọc Mai đang ngồi ôm gối trên ghế, vừa thấy bóng tôi là nàng nhón chân nhảy ngay ra hóng hớt. Cúi xuống nhìn cái chảo rồi lại nheo mắt đưa ánh nhìn hướng lên tôi tỏ vẻ khó hiểu. Rồi cầm đôi đũa trong chảo lên chọt chọt xuống như để thám hiểm xem thành phần món của tôi gồn ngững gì vậy.
– Tưởng gì, hóa ra rang cơm. Liệu có ăn được không đây nhể?
– Yên tâm. Không chết được đâu mà lo, cùng lắm chỉ đau bụng đau dạ thôi.
– Hừ… – cô nàng đặt đũa xuống – trông không có triển vọng lắm, chưa tin tưởng được.
– Ờ… ít ra trông nó không cháy bên ngoài, hề…
Vừa dứt lời, i rằng nàng trao cho tôi cái lườm “thân thiện” nhất từ trước cho đến giờ. Dù một phần cũng đã chuẩn bị tâm lý từ trước nhưng tôi cũng không tránh khỏi rùng mình. Chê một cô gái nấu ăn tệ ngay trước mặt cô ấy thì chẳng khác nào tự sát. Nhưng may cho tôi, lườm một tẹo rồi nàng cũng quay lại ghế ngồi tiếp.
– Ơ, không ăn à?
– Chả đói.
Liền đó là tiếng bụng réo ọc ạch vang lên khe khẽ, tuy nhỏ nhưng cũng đủ để cho tôi nghe thấy. Và tôi biết chắc rằng, nó không phải của tôi.
Mặc dù mím miệng lại chố nén tiếng cười nhưng những tiếng phì phì phát ra nơi hai lỗ mũi cũng để cho nàng biết. Tôi trông ra, chỉ thấy nàng hơi cúi đầu nhìn xuống, mặt đỏ ửng.
– Thôi ra chén đê, không phải ngại.
– Haizz… – nàng thở dài – thôi được rồi, nể công cậu mời chào, để tớ ăn ủng hộ vậy.
Tôi định trêu vụ bụng réo hồi nãy nhưng sợ có người tự ái nên lại thôi. Lặng lẽ cười một mình.
– Ây dà, ngon phết nhể. – một nữ thanh niên đang mút thìa chia sẻ.
– Hờ, thế vừa có người chê đối để còn giề.
– Tại nhìn bề ngoài trông nó không đẹp mắt mà.
– Thế chưa nghe câu “đừng xem mặt mà bắt hình dong” à?
– Hề hề, xoli xoli…
Chợt nhìn lên bên rìa mép nàng còn một hột cơm đọng trên ấy.
– Mép cậu còn dính cơm kìa.
Ngọc Mai còn chưa kịp nói gì thì tôi đã đưa tay lên phía đôi bờ môi ấy, hang động ấy không hiểu sao làm nàng khẽ ngạc nghiên thoáng chốc rồi nhẹ nhàng khép đôi mắt lại. Hiểu ý, tôi cố gắng làm thật nhanh. Khẽ co ngón tay lại, gồng lên và búng thật mạnh.
“chách…”
– Ái da – nàng choàng mở mắt, sờ tay lên má – cậu làm cái gì thế?
– Thì có cơm tớ búng bỏ đi chứ sao.
– Tớ tưởng cậu nhặt rồi vứt đi chứ.
– Èo, ăn xong toàn nước dãi, nghĩ gì mà bảo tớ cầm?
– Đồ… – chẳng nói hết câu, nàng đẩy tôi một cái rồi chạy lên tầng trên.
Ngơ ngác chẳng hiểu chuyền gì xảy ra nữa, đặt một ánh nhìn khó hiểu về phía cậu thang. Tự nhiên đang lành giúp người còn bị giận mà không hiểu nguyên nhân do đâu.
Vẫn giữ cái trạng thái đấy cho đến khi tiếng còi xe máy ngoài sân kéo tôi quay lại, hơi giật mình rồi đưa mắt nhìn ra, là anh Vĩnh, em trai của anh Sang nhà bác Vượng hôm nay có đám cưới, anh hơn tôi hai tuổi, hiện giờ đã nghỉ học và đang đi làm ở dưới Hà Nội, cũng tương đối ít khi về quê. Tôi với anh thân với nhau từ nhỏ, anh em con chú con bác mà coi nhau nào khác gì anh em ruột. Trong làng, vóc dáng của anh từ nhỏ đến lớn luôn phát triển vượt trội hơn so với bạn bè cũng trang lứa, nên lúc bé lôi cũng lây luôn cái bản tính hổ báo ấy, lúc nào cũng yên tâm vì phía sau mình có một sự bảo kê vô cùng vững chắc.
Gần nửa năm nay anh đi làm, bởi vậy giờ anh em mới được gặp nhau, chẳng thể giấu nổi một nụ cười rạng rỡ nở trên môi của.
– Thằng đầu to, mầy không định mời anh mầy vào à mà cứ đứng đấy nhe xỉ ra cười thế? – anh gạt chân chống xe đứng khoanh tay nhìn tôi.
– Đâu, em nào có ý ấy, anh vào trong nhà xơi nước.
– Có thế chứ.
Mời anh ngồi xuống ghế xong là mắt tôi tăm ngay ra chỗ bát đũa vừa ăn chưa kịp đi rửa, anh biết ý cười tôi một cái rồi lên tiếng:
– Cứ đi rửa đi, anh ngồi đợi ở đây được.
– Vâng, thế anh cho em ít thời gian ạ.
– Ờ.
Chờ có thế là tôi vớ luôn đống ấy ù té chạy xuống bếp, rửa vội.
– Dạo này thằng em nhìn chững chạc hơn rồi nhỉ, ầy còn nuôi cả râu rồi cơ à?
– Đâu có đâu anh, cái này là nó tự mọc chứ em đâu có muốn.
Tôi nhìn lại anh, nó về chững chạc tôi bao giờ bằng anh được. Vào đời có hai, ba năm mà trông anh già dặn hơn bao nhiêu, tôi cảm tưởng như đang ngồi trước mặt một người đàn ông tam tuần, đã bươn trải qua mọi thăng trầm của cuộc sống ngoài xã hội, những thứ mà tôi thực sự choáng ngợp, khó thể nào mà thích ứng được.
– Trông anh mầy đẹp trai quá hay sao mà ngơ ra nhìn suốt thế?
– Dạ… tại lâu không gặp nên em mới vậy thôi – tôi gai đầu – trông anh dạo này khác quá.
– Ừ, ha ha… trong đám cưới ai cũng bảo nhìn trông phong trần hơn.
– Cũng đúng mà anh.
– Mà rình mãi không thấy mầy đâu cả, hỏi mẹ mầy mới biết, lựa lúc rảnh rảnh phóng đến đây đây.
– Tại em ngủ dậy muộn nên mới thế.
– Ờ mà thấy bảo mầy mấy hôm trước bị xăm con rết trên đầu đúng không?
– Dạ…?
– Qua đây anh xem nào.
Tôi lại gần anh nghiêng nghiêng, cúi đầu cho anh xem. Bới tóc tôi ra, anh Vĩnh gật gù:
– Thằng nào xăm đây khá phết. Mầy cho anh xin cái địa chỉ của nó cái nào.
– Em xin anh, chỉ là sự cố thôi ạ. Anh đừng làm to chuyện.
– Ha ha… Đùa mày tí thôi, giờ anh hiền lắm rồi, không như xưa nữa đâu.
– Thế mà làm em cứ tưởng…
Tôi sợ như vậy căn bản là do từ trước những lần năm cấp một cấp hai. Thời ấy, tôi vẫn nhỏ con lắm, bắt đầu từ năm lớp mười mới phát triển muộn nên giờ to cao hơn hẳn. Ngày ấy, đã nhỏ con thì chớ. Ông trời lại phú cho cá vẻ mặt trông lì lợm nữa nên hay bị ăn đòn, người hay giải vây cho tôi không ai khác chính là anh Vĩnh, nhưng không phải anh có thể theo tôi được cả ngày. Hồi cấp hai, năm tôi lớp tám, anh vừa ra trường, mấy thằng ngày trước đánh tôi lại gọi tôi ra sân sau lấy khăn đỏ bịt bặt rồ cầm áo khoác trùm đầu đánh tôi tới tấp. Mấy thằng bạn tôi chạy ra đến nơi cũng là lúc tôi nằm đo sàn chẳng còn biết gì nữa. Nhưng thằng cận Tuấn Anh đã kịp nhận ra một thằng trong số ấy, tôi được dìu ngay vào một phòng học cạnh đó để bọn nó tiến hành công tác hồi sức.
– Mấy thằng chó đánh thâm thật, không đánh vào mặt, toàn vào ngực với sườn. – Thằng Lịch dấp nước cái khăn đỏ, vừa lau cho tôi vừa nói.
– Vậy cho người khác đỡ nhận ra. – giọng thằng Linh béo kế tiếp.
– Biết bọn ấy là bọn nào không? – hình như là thằng Nhật hỏi.
– Bọn thằng Sâm khóa trên chứ bọn nào – lần này là Tuấn Anh nó lên tiếng – tao nhìn rõ lắm, cái kiểu chạy thọt thọt của nó không lẫn vào đâu được.
– Thế giờ làm sao đây?
– Nhật nó đi về gọi anh Vĩnh rồi, bọn này tưởng anh em mình không nhận ra nên chắc vẫn chưa trốn đâu.
Y rằng như lời thằng đeo kính ấy, giờ ra chơi tiếp theo đã thấy một bọn bị lôi ra đứng trước mặt tôi, ngay trên đúng chỗ mà tôi vừa bị đánh.
– Giờ mày thích tự xử hay để anh? – anh Vĩnh nhìn tôi hỏi.
– Em cũng muốn tự xử lắm nhưng giờ trông em thế này đâu làm gì được, thôi anh quyết hộ em.
Nghe đến thế là mấy thằng ôn kia mặt xanh như tàu lá chuối, nhìn tôi với vẻ hối hận. Tiếc thật, muộn mất rồi.
Thằng Sâm là thằng đầu tiên ăn đập, theo lời mấy thằng còn lại thì nó là chủ mưu của vụ này. Vậy nên nó được ưu tiên trước. Anh Vĩnh nhào tới, kê luôn cái đầu gối vào cằm nó. Cu cậu tóe cả máu mồm ngã ngược về phía sau, trong khi nó chưa kịp làm gì thêm thì đã thấy chân anh ấy ngay trước mặt, anh cứ nhằm vào ngực với bụng nó mà đạp đá túi bụi, làm thằng Sâm kêu lên thảm thiết.
– Hự… á… em xin anh… em biết em sai rồi… hự… anh tha cho em…
– Tha này… xin này… mày đấm em bố mà có nghĩ đến cảnh này chưa con?… mày này…
Một tẹo sau là nó nằm im re, vai rung rung như đang khóc vậy. Anh Vĩnh lại khều thằng khác ra và tiếp tục. Cứ thế lần lượt từng cháu lên thớt một.
Cũng sau vụ ấy, miệng truyền tai, chẳng còn thằng nào dám sinh sự với thằng nhỏ con trông lì lợm này nữa.
Trở về với hiện tại, tôi nhìn về phía anh, cười hỏi.
– Anh giờ mả bỏ được đấm đá á? Đùa em không đấy?
– Mầy nghĩ anh nói phét à? Giờ ra xã hội rồi, phải kìm lại. Đâu phải truyện gì cũng giải quyết bằng nắm đấm đâu. Không chừng lại mang vạ vào thân ấy.
– À… nghe người nhớn vãi.
Có tiếng bước chân từ cầu thang. Anh Vĩnh nhìn ra, tôi thừa biết ai đang xuống rồi. Tí sau là Ngọc Mai thò mặt ra, thấy anh Vĩnh nàng hơi giật mình rồi cúi đầu chào.
– Dạ chào… – nhìn tôi cầu cứu.
– Đây là anh Vĩnh, con nhà bác Vượng tớ.
– Dạ chào anh ạ.
– Ừ – anh mỉm cười – cô bé này là…?
– Dạ, đây là Ngọc Mai con gái bạn của bố em. Mới đến nhà em ở nhờ.
– Uầy, xinh gái thế này, nhất chú mày rồi.
– Anh cứ đùa.
– Cơ mà…
– Sao vậy anh? – tôi ngạc nhiên hỏi.
– Trông cô bé này quen quen ấy, hình như anh gặp đâu rồi ấy.
– …?
Để lại một bình luận