– Sặc, mỏi gần chết rồi!
– Không kì cào gì cả, hết giờ nghỉ rồi, đổi chân đứng tấn tiếp cho tôi!
– Éc, trời ơi!
Kết thúc buổi học đầu tiên, cả người tôi mệt đến không thở ra hơi, đôi chân tê rần khiến tôi chẳng thể nào lê thân tàn nổi đành tựa người vào băng ghế đá ngồi thở dốc từng cơn. Bất chợt một chai nước khoáng bỗng xuất hiện ngay trước mặt cùng với bàn tay thân thuộc làm tôi giật mình ngước lên. Vẫn là sắc mặt lạnh lùng đó, nhưng đôi mắt đã thay đổi hẳn không còn cau có nữa:
– Nước này uống đi, còn trơ mặt ra đó?
– À ờ, cảm ơn Ngọc!
– Khỏi cần cảm ơn, ngày mai phải đến đúng giờ đấy!
– Hả, ngày mai nữa sao?
– Có muốn học võ không?
– Muốn… muốn mà!
– Thế thì học chăm chỉ vào may ra còn được như ý muốn đấy!
– Hả, ý muốn?
– Bạn đến đây học võ vì mục đích gì thì tự hiểu, thôi trễ rồi tôi về đây, hẹn gặp lại!
Nói rồi nàng lỉnh kỉnh bỏ đi không quên nhìn tôi nhoẻn một nụ cười thật bí hiểm, tôi cứ đứng chết trân ở đó mà chẳng hiểu mô tê gì cả. Nhưng nhìn nàng thế này cả người tôi như nhẹ đi hẳn, không còn một nét nào giận dỗi trên gương mặt nàng nữa, nó cứ giản ra, rung ring đôi má thật là dễ thương đến mê người.
Nấn ná ở trung tâm ít lâu tôi cũng dắt xe ra về. Trời giờ này đã tối, ánh đèn đường đã được bật sáng trưng những góc đường. Đường Tôn Đản giờ này khá đông, người từ trong hẻm túa ra cộng với người nơi khác đến khu chợ 200 nằm sâu trong hẻm khiến con đường trở nên chật chội đến phát sợ. Cách đây gần một năm, chính xác là dịp noel năm trước, tôi đã từng gặp Ngọc Lan ở nhà thờ xóm chiếu trong khu chợ này, bây giờ nhìn lại nhà thờ đó, những kỷ niệm về nàng bỗng ùa về đến ngập tràn tâm trí.
Dắt xe vào để một góc trong nhà thờ, tôi đi lang thang một vòng để nhìn ngắm lại những cảnh vật quen thuộc mà tôi đã từng gặp trước khi ngồi vào băng ghế đá gần một năm trước đây tôi đã từng ngồi cùng nàng trong tiết trời se lạnh đêm noel.
Tôi tự hỏi liệu bây giờ Ngọc Lan ra sao rồi, căn bệnh của nàng có được trị hết chưa, nàng có làm sao không, nàng có trở về đây nữa không?
Những câu hỏi đó cứ xoay vòng vòng trong đầu tôi đến nhức nhói.
Nhưng tôi phải sớm đối mặt với hiện tại giờ này trời đã dần về tối, chắc nhỏ Nhung đã chờ sốt ruột vì tôi bảo sẽ sớm về nhà ăn cơm thế mà giờ này tôi vẫn còn vất vưỡng ở đây như thằng đi bụi vậy.
Thế mà vừa định dắt chiếc xe cà tàn của mình ra về, tôi lại bắt gặp một giọng nói rất ư là quen thuộc phát ra từ khu bên nhà thờ. Lần theo chất giọng có phần chanh chua đó, tôi mới tá hỏa khi trước mặt mình giờ này chính là con bé Noemi, nó đang nói chuyện điện thoại với một ai đó mà có vẻ như đang bực bội lắm, tôi chỉ nghe loáng thoáng:
– Này Bảo, nghe Mi nói đây, Mi muốn đi đâu thì đi, Bảo không có quyền gì phải biết cả?
– Mi đã nói bao nhiêu lần rồi, đừng có mà áp đặt cái tư tưởng trẻ con ấy, chúng mình đã lớn cả rồi mà!
– Ừ đấy, Mi không thích nữa, Bảo muốn tìm thì tìm, Mi chưa muốn về nhà!
Ấy thế mà trong lúc lóm thóm nghe lén, mũi tôi cứ quẹt phải lá của chậu cây phát tài trước mặt làm kìm nén không nổi phải ắc xì một tiếng, dù rằng đã che miệng lại nhưng vẫn không qua mặt con bé được, ngay tức khắc con bé cúp máy trừng mắt nhìn tôi một phen xám cả mặt:
– Này anh kia, không biết phép lịch sự tối thiểu sao?
– Ơ đâu có, anh chỉ tình cờ đi ngang thôi mà!
– Đi ngang? Nhìn mặt là biết gian trá rồi! – Con bé chỉ lườm tôi với nữa con mắt – Đi đâu mà mặc đồ thể dục thế?
– Ờ thì đi tập thể dục, hề hề!
– Rõ nói dối, đi tập võ chứ gì?
– Sặc, sao em lại biết?
– Đây là việc của tôi, anh không cần biết và không có quyền biết, bây giờ thì ra khỏi nơi này dùm đi, người ngợm dơ đến phát tởm!
Con bé vừa nói vừa xua tay như đuổi ruồi làm máu tự ái trong người tôi sôi sục cứ nấn ná không chịu đi:
– Đây là nhà thờ, chỗ công cộng thì anh có quyền lui tới chứ, em là gì ở đây mà không cho anh ở lại?
– Thích thế đấy, được không? Cái thứ như anh mà cũng yêu được, chị ta mù quáng rồi!
– Chị ta là ai? Mù quáng cái gì?
– Không nói đấy, anh là cái thá gì mà tôi phải nói cho anh biết chứ, biết lễ độ thì đi dùm đi!
– Không đi đấy, bé con cũng không biết lễ độ mà bỏ nhà ra đi nhỉ?
– Ai nói anh tôi bỏ nhà ra đi?
– Thì lúc nãy chẳng phải người nhà gọi điện kiếm còn gì?
– Thì ra anh nghe lén à, thế mà lúc nãy cứ chối, đúng thật là con người điêu ngoa, thật kinh tởm!
– Này này, ăn nói cho lễ phép vào, anh lớn tuổi hơn em đấy nhé bé con!
– Cấm anh nói hai chữ đó trươc mặt tôi, dù có lớn tuổi hơn nhưng đầu óc của anh chả lớn được tí nào cả!
– Này, hỗn nó vừa vừa thôi nhé!
Tôi vừa định nổi cáu toan mắng con bé một tăng thì một giọng nói khác lại cất lên từ ngoài cổng làm cả hai im bặt, lần này tôi nhận ra ngay đó chính là giọng của thằng nhóc Bảo, nó đi từ từ cổng đến chỗ của con bé Noemi mà chẳng thèm đoái hoài gì đến tôi cả:
– Biết ngay là Mi ở đây mà, trễ rồi có về không, cả nhà đang đợi đấy!
– Mi sẽ về nhưng không phải với Bảo, Bảo đừng suốt ngày bám theo Mi như thế!
– Ở đây đâu đâu cũng nguy hiểm hết Mi à, theo Bảo về sẽ an toàn hơn!
– Mi nói không là không!
– Thế Mi định về một mình à?
– Không phải!
– Thế là ai chứ?
Mặt thằng Bảo bắt đầu nghiêm trọng lên thấy rõ.
– Là ai Bảo không cần biết, bBo về đi, Mi muốn ở đây một tí!
– Không, Mi chưa nói là ai thì Bảo còn ở đây!
– Muốn biết chứ gì, đứng có mà sốc nhé – rồi con bé đùng đùng đi đến cầm lấy cánh tay tôi có đôi chút gượng gạo – Đây, người đó đây, Bảo về được chưa?
– Sao, cái gì… là tên này á?
Cả tôi lẫn thằng Bảo lúc này đều đứng chết trân ra mà nhìn con bé. Sắc mặt của nó tuy có phần luống cuống khi lần đầu cầm tay tôi nhưng nhanh chóng sau đó nó liền trở lại bình thường mà giương mắt nhìn thằng Bảo lúc này đang méo dần đều:
– Bảo tin chưa, là tự Bảo muốn biết đấy nhé!
– Nhưng đó là người mà chị La…
– Không có chị em gì ở đây cả, Bảo biết rồi thì đi về trước dùm đi!
– Nhưng…
– Chính Bảo đã nói như thế mà, giờ muốn nuốt lời sao?
– Thì… được, Bảo sẽ về, Mi làm thế thì liệu mà nói với chị ta, Bảo không nói giúp đâu nhé!
– Bảo cứ về, Mi sẽ giải quyết mọi chuyện!
Sắc mặt con bé cứ dửng dưng lạnh lùng làm thằng Bảo chẳng biết làm gì ngoài lủi thủi dẫn xe ra về không quên lườm tôi với ánh mắt cực kì đáng sợ.
Sau khi mọi chuyện đã trôi qua êm xui, con bé mới ngồi vào băng ghế đá thở dài một hơi bực bội. Tôi chẳng biết làm gì hơn là đứng tồng ngông nhìn con bé lấy điện thoại bấm bấm cái gì đó như đang nhắn tin vậy.
Bất chợt con bé ngước lên trừng mắt nhìn tôi:
– Sao anh còn ở đây, hết bổn phận thì về đi chứ!
– Ớ, sao lại hết bổn phận, chính em đã lôi anh vào việc này mà!
– Thích thế đấy, biết lịch sự thì về đi!
– Anh không thích đấy, hôm nay anh phải hỏi cho ra lẽ mọi chuyện mới về!
– Sao trên đời lại có một người kì hoặc như anh chứ, sao cứ thích xen vào chuyện của người khắc vậy?
– Nó liên quan đến anh thì anh có quyền biết chứ!
Nghe tôi nói con bé lại thở dài một hơi nữa trước khi đứng lên tiến về phía cổng nhà thờ:
– Chở tôi về đi, tôi sẽ kể cho anh nghe!
Mừng như bắt được vàng, tôi vội vắt chiếc xe cà tàn của mình chở con bé ngay tức khắc. Đây là lần đầy tiên tôi được tiếp xúc với gần đến thế, chở con bé đằng sau hẳn hòi luôn chứ ít. Đây cũng là lí do vì sao trên đường đi có mấy thằng choai choai cứ nhìn tôi mãi, nôm tụi nó chắc ganh tị dữ lắm, con bé xinh đến thế kia mà, lại có nét lai ngoại ai mà chả thích. Nhưng đó cũng là lí do tôi thắc mắc bấy lâu nay về con bé, thế cho nên, nhân lúc quẹo vào khúc cua vắng, tôi quay sang hỏi ngay:
– Này, thực sự em có mối quan hệ gì với Lanna vậy?
– Sao, tới giờ anh còn hỏi câu này à? Cứ tưởng anh biết lâu rồi chứ!
– Thì chỉ mường tưởng ra được vấn đề thôi!
– Đến chịu, thật chẳng nhìn ra được cái nét lôi cuồn nào từ anh cả?
Con bé lắc đầu thở dài như dè bỉu óc tư duy của tôi.
– Thì sao em cứ kể ra đi, uầy!
– Thôi được rồi, anh nghe kĩ đây! Tôi là Noemi Dương, em gái ruột của Lanna Dương, biết chưa?
Tin sốc từ con bé nhanh chóng sọc thẳng vào tai tôi giật thót khiến tôi loạng choạng vội dừng xe vào lề suýt ngã kéo theo con bé cau mày theo.
– Này, lái xe gì kì cục vậy?
– Em… là… em gái… Lanna?
– Đúng chính xác hơn là Dương Ngọc Lan mà anh biết đấy?
– Nhưng sao… lúc trước…
– Lúc trước không thấy tôi ở trong nhà chứ gì?
– Phải phải, sao thế?
– Ừm, tôi mới về từ hồi hè năm nay thôi chẳng trách sao anh không biết?
Giữa lúc đó, trong đầu tôi bỗng lóe lên những sự kiện đã từng xảy ra trước đây từ bức thư Ngọc Lan gửi cho tôi cho đến ngày con bé gặp tôi đến giờ. Tất cả tưởng chừng như hai việc hoàn toàn khác nhau nhưng nếu suy nghĩ thật kĩ mới có thể ngợ ra được.
Ngay lập tức, tôi nhìn con bé lắp bắp:
– Người giám sát… đây sao?
– Bingo… coi như đầu óc còn dùng được đấy!
– Té ra những gì mà em và thằng nhóc kia làm là muốn giám sát anh sao?
– Bộ tưởng bọn tôi muốn giám sát một tên dở hơi như anh sao, cũng vì chị Lan cả thôi!
– À vậy Ngọc Lan sao rồi, vẫn khỏe mạnh chứ?
– Hừm, để tránh tình trạng anh bị phân tâm, chị đã dặn tôi không được nói gì, nên thứ lỗi nhé!
– Một xíu cũng không được sao?
– Không là không?
– Uầy, đành vậy!
– Đành vậy là thế nào, sao không đạp tiếp đi, ở ngoài đây không khí ô nhiễm tôi không chịu được đâu!
– Rồi rồi, về ngay đây.
Thế là tôi lại đưa con bé trên con đường cũ về nhà của nó, một con đường đã đi rất nhiều lần với một cô gái mắt xanh trước đây.
Có nhiều lúc tôi tự hỏi đây có thật là hai chị em không khi cô em lại mang một nét thuần Việt khác hoàn toàn với hình ảnh Tây phương thanh tao của cô chị.
Vả lại tính cách của hai người cũng trái ngược nhau thấy rõ, một người thì vui vẻ, năng động, nghịch ngợm còn một người thì kiêu kì, lạnh lùng và cực kì sắc sảo nếu như không được nghe con bé nói, chắc không đời nào tôi có thể đoán ra đây là chị em được, và buổi chiều hôm đó tôi đã quên luôn việc hỏi con bé về chuyện của thằng Bảo.
Mấy bữa sau tôi lại đến câu lạc bộ để học võ, may mắn thế nào tôi lại không cần phải mua võ phục như mấy võ sinh khác vì được Lam Ngọc tặng cho một bộ bảo là của người quen không dùng nữa, thế cho nên tôi hiên ngang mặc bộ võ phục trắng tinh đi vào lớp như bao võ sinh khác mà không cần phải ái ngại như hồi còn mặc quần thể dục như buổi đầu.
Còn về Lam Ngọc, nàng dường như đã dịu lại bớt, không còn hằn hộc nhiều nữa, có đôi lúc khi đang tập đứng tấn muốn rệu cả chân, tôi lại thoáng thấy nàng cười khẽ, dù đó chỉ là một nụ cười nhưng đã khiến tôi phấn chấn hơn rất nhiều dẫu có luyện tập cực khổ đến đâu. Tuy nhiên tôi cũng phải thừa nhận rằng những bài tập của karate khá là cực khổ đối với một cơ thể đã gần trưởng thành của tôi, nhất là bài tập xoạc chân. Cứ nghĩ đến hai chân phải xoạc ra thành một đường thẳng thôi là tôi đã suýt xoa cong ngón giò rồi huống chi phải tập xoạc thật thì có nước tự tử.
Ấy thế mà Lam Ngọc chẳng chịu buôn tha, nàng cứ bắt tôi phải tập xoạc cho bằng được có lúc đang bè hai chân ra nàng lại dùng chân đè nhẹ xuống làm tôi đau muốn tóe nước mắt. Nhưng nhờ thế tôi lại có thời gian cho Lam Ngọc ngày một nhiều hơn không chỉ ở lớp võ mà còn cả trên lớp. Có những hôm chỉ bài xong, nàng vẫn chủ động trò chuyện với tôi thêm một lúc, dù ít nhưng như thế cũng đủ làm tôi thấy tự tin hơn để dốc lòng nói ra một lời xin lỗi đúng nghĩa chân thành như trước đây tôi đã được chỉ dạy.
Nhưng nếu nói xin lỗi suông không thì chắc chắn sẽ rất nhạt nhẽo, vả lại tôi với nàng cũng không có không gian riêng để nói được thế cho nên cần phải có dịp nào đó để tôi có thể mời nàng đến một nơi có không gian riêng giải thích những lỗi lầm của mình trong thời gian vừa qua, đó chính là lí do tôi chọn dịp noel năm nay.
Trôi qua kì thi học kì một không kém phần vất vả, tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch xin lỗi của mình. Trong lúc thằng Toàn lại chiêu mộ hội FA vui tính của mình để tổ chức đêm liên hoan noel như năm trước, tôi lại mở lời gượng gạo với Lam Ngọc.
– À Ngọc ơi, hỏi này xíu được không?
– Sao, bài lúc này có chỗ nào không hiểu à?
– Không phải, chỉ là Phong muốn hỏi… noel năm nay…
– Thế nào, muốn vào hội của Toàn à, mình đăng kí dùm cho!
– Không phải, noel năm nay… Ngọc có rảnh không?
– Có, năm nào chả rảnh! Mà chi thế?
– Vậy tối hôm đó Ngọc… đi cùng Phong được không, Phong có chuyện muốn nói!
– Có chuyện à, sao không nói luôn ở đây?
– Không được, tới lúc đó nói mới phù hợp!
– Lại còn như thế nữa sao, thôi được dù gì bữa đó Ngọc cũng rảnh, đi môt lát chắc cũng không sao!
– Vậy Ngọc chịu đi rồi hen?
Để lại một bình luận