Dù không biết chắc nó có đúng với những gì tôi đoán hay không nhưng tôi đã quyết, quyết phá hủy cái trận đồ đó.
Tôi nhặt một cây gậy chống bàn, quất bay cái lư hương văng vào tường nghe chát chúa.
Ngay lập tức tiếng kếu gào trở nên thảm thiết hơn, nó đau đớn nó gào thét thành tiếng, tôi có thể nghe rõ mồn một.
Nhưng tôi không còn quan tâm nữa, tôi cầm chắt cây gậy, vùng hết sức bình sinh của mình mà hét một tiếng thật lớn đồng thời đập mạnh xuống cái chén máu làm nó vỡ tan, bắn tung tóe.
Không gian xung quanh bỗng trở nên im ắng, tiếng cười khanh khách, tiếng gào thét thảm thiết không còn nữa ngay cả không khí lãnh lẽo cũng biến mất.
Nó đã bóc hơi theo làn khói trắng bay lên trần nhà và mất hút trong màn đêm.
Tôi ngồi phục xuống, buông cây gậy ra thở dốc từng cơn.
Cả cơ thể tôi như mất hết sức lực hoàn toàn, không thể cử động được nữa.
Thế nhưng chỉ duy nhất có một thứ chưa biến mất, đó là tiếng bước chân.
Nó ngày một rõ hơn, gấp rút hơn.
Lúc này tôi hoàn toàn hết sức để tự vệ rồi, đôi mắt tôi mệt mỏi, mờ dần theo cái bóng đen đang đến gần tôi… rất gần…
– Cảm ơn… cảm ơn… ân nhân…
Tôi giật mình mở mắt khi những tia nắng ban mai chiếu thẳng vào mặt. Nhìn một lượt khắp tay chân, tôi thở phào nhẹ nhõm và an tâm là mình vẫn còn lành lặn sau một đêm kinh hoàng. Nhưng tôi chỉ thắc mắc một điều là mình đang ở đâu khi xung quanh tôi lúc này là một căn phòng ấm áp ngập tràn ánh nắng.
– A, Phong tỉnh lại rồi hả?
Ngọc Lan bỗng nhiên từ ngoài cửa chạy vào làm tôi giật thót.
– Phong đang ở đâu vậy?
– Ở nhà của chú bảo vệ trường đó!
– Sao, hôm qua Phong nhớ còn đang trong trường!
– Lan thấy Phong gục trong một căn phòng ở đó đó, bộ Phong gặp chuyện gì ghê lắm sao?
Nghĩ đến những tình tiết ghê rợn mà tôi đã gặp hôm qua, có kể chắc không ai tin lại còn nói tôi khùng nữa thì khốn nên tôi lắc đầu chối nguây nguẩy:
– Không có gì đâu, tại Phong vấp cây gậy té đập đầu vào tường đó!
– Um… đúng là đồ hậu đậu!
– Mà cái lúc Phong bị té xuống tầng 2, sao không tìm thấy Lan đâu cả?
– Hì hì, xin lỗi chéri nhé, vìLan có chạy đến chỗ Phong thấy Phong không sao nên…
Đột nhiên, nàng trầm ngâm.
– Uầy, thôi không sao đâu! Không muốn nói cũng được!
– Hì, chỉ có chéri hiểu Lan thôi!
– Mà cảm ơn Lan hôm qua đã gọi Phong nha! Cái lúc dọn dẹp trong phòng ấy!
– Ơ, Lan có gọi Phong lúc nào đâu! Phong đang nằm mớ phải không?
– Sặc… chẳng lẽ…
– Chẳng lẽ sao? Mà thôi để Lan cho phong biết một bí mật này, chắc chắn sẽ giải đáp thắc mắc của Phong đó!
Nói rồi nàng quay sang gọi chú bảo vệ vào với khuôn mặt hồ hởi.
Chú đi vào niềm nở:
– Con đã khỏe rồi hả?
– Dạ, khỏe rồi!
– Hùm, cũng tại chú mà ra cả!
– Hả, sao lại liên quan đến chú!
Ông từ tốn khuấy ly cà phê rồi thở dài:
– Những chuyện mà ở trường này lo do chú gây ra đấy!
– Sao… sao lại như thế được!
– Tiếng cười trẻ con là do chú thu thanh rồi phát qua dàn loa cũ của trường đó!
– Hả? Vậy còn cái bóng trắng gần trống trường?
– Hình nhân chú mua ở chờ rồi về khâu vá thêm vào thôi!
– Vậy tất cả chuyện ma ở trường do chú thiêu dệt hết sao!
– Đúng, cũng vì không muốn cái trường này bị đập bỏ nên chú mới bất đắc dĩ làm thế thôi!
Ông thở dài, phải nói là thở thật dài những hơi thuốc trắng ngà với đầy vẻ nghĩ ngợi.
Cũng đúng, đây là ngôi trường, cũng là ngôi nhà hiện tại của chú bảo vệ, người ta đập trường rồi chú còn có thể đi đâu được nữa đây. Càng nghĩ tôi càng thấm thía từng cảnh đời bị lâm vào tình thế oan nghiệt phải dùng mọi thủ đoạn để mưu sinh. Thiết nghĩ chú bảo vệ chỉ dọa ma người khác vì chén cơm của mình thôi, trước đây học sinh cũng yêu quý chú ấy lắm mà…
– Vậy mấy đứa biết sự thật rồi có định phanh phui ra không, chú không cản đâu!
Ông vứt điếu thuốc xuống sàn rồi dùng chân dậm tắt.
– Việc này bọn con cũng không biết nữa – chợt nhớ đến tấm bia, tôi hớn hải – mà bác có biết ai tên Trần Thị trang không ạ?
– À, trước kia đây là một đồng cỏ, cô ta là gái điếm bị cưỡng hiếp rồi giết ở đây, không ai đến nhận thân nhân, vì thế nên người ta mới đặt một bia mộ sau trường đấy, con đã thấy đúng không?
– Dạ, nhưng vì sao nó lại bị bứng lên nằm lăn lóc thế ạ?
– Chú cũng không rõ, hình như khi xây trường người ta đã bóc cốt cô ta đi rồi, chỉ để lại bia mộ đó thôi.
– Vậy còn cái trận đồ phía sau trường thì sao ạ?
– Con nói trận đồ gì?
– À, dạ hông có gì?
Nhận thấy nét mặt của chú bảo vệ không phải là đang nói dối nên tôi cũng không muốn hỏi tới nữa. Cứ để chuyện đó mãi đi vào dĩ vãng đi thì hơn, dù gì chuyện cũng đã qua rồi, tôi cũng không muốn nhắc đến, hãy để nó trôi vào quên lãng mãi mãi…
Cũng vừa lúc đó, tiếng thằng Khánh đã ý ới ở ngoài đường làm tôi và Ngọc Lan hớn hở chạy ra đón nó vào nhà. Tất nhiên là thằng Khánh rất ngạc nhiên vì tôi và Ngọc Lan lúc này vẫn bình yên vô sự rồi. Xét chung thì nó đã thua tôi về chuyện cá cược và phải đãi bọn tôi một chầu nước mía tưng bừng hoa lá với một tràn các câu hỏi về những gì tôi đã gặp vào tối qua. Tôi mặc sức cứ chém lấy chém để về chuyện ma cỏ làm nó phải gọi là tái xanh mặt mày đi.
Còn về ngôi trường, sau khi tôi trở về thành phố không lâu, ngôi trường đó đã bị đập bỏ và được xây thành nhà lồng Chợ lách mới thay thế cho nhà lồng cũ đã xuống cấp. Chú bảo vệ thì đã được chuyển đến làm bảo vệ ở trường cấp 3 thị trấn. Mọi chuyện ma quỷ từ đó cũng chấm dứt luôn, không còn ai nói tới nữa.
Nhưng nghe đâu khi đào móng xây chợ, người ta đã phát hiện ra một bộ hài cốt của người con gái, ngay vào vị trí tôi phá trận đồ. Vậy ngoài Trần Thị Trang ra, còn ai ở đó nữa? Đó có phải người đã báo mộng cho tôi không?
Vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn mà tôi không bao giờ biết được…
Mùa hè, đồng nghĩa với việc mấy đứa con nít được nghỉ, mà đã nghỉ thì phải tổ chức trò chơi, mà đã tổ chức trò chơi thì phải thật là linh đình. Đó là nguyên nhân vì sao đám con nít trong xóm lại tôi lại háo hức đến vậy. Tuy nhiên mùa hè của trẻ con Đại An bọn tôi không đơn điệu là tổ chức các trò chơi tự phát, chúng đều được tổ chức theo mùa cả. Từ đầu hè cho đến cuối tháng 6 là mùa thả diều, bắt đầu từ tháng 7 cho đến đầu tháng 8 là mùa bóng bánh, còn lại là mùa tự do, nhưng từng mùa lại có thể kết thúc sớm trễ khác nhau tùy thuộc vào độ thích thú của mấy đứa trong xóm, nếu chán bọn nó sẽ chuyển sang mùa mới ngay tức khắc mà không bao giờ báo trước.
Nhớ có một lần cách đây mấy năm trước vào mùa thả diều, buổi sáng tôi lỡ tay làm băng mất con diều đang thả nên phải về nhà sớm với tâm trạng ức vô cùng tận. Cũng trong hôm đó tôi quyết tâm xin tiền của chú hai chạy lên chợ mua hẳn con diều phượng hoàng to tổ nái để khè với tụi trong xóm vì chúng chỉ toàn chơi diều giấy. Ấy thế mà đến chiều vừa mới mang diều ra đã thấy bọn nó chạy cời cời với trái banh trên sân, và thế là tôi phải gậm gực cất con diều mới toanh vào kho để tiếp đón một mùa mới, mùa bóng bánh.
Còn mùa tự do thì sao?
Mùa đó cũngchẳng có gì đặc biệt, thả diều chán, đá banh chán thì chúng sẽ tìm những trò khác mới hơn mà chơi và mua tự do là mùa để chúng chơi những trò thập cẩm với nhau từ sáng cho đến chiều, có thể là ken cú, bắn bi, săn bìm bịp, nói chung chỉcó một yêu cầu duy nhất, vui là chơi.
Năm nay vì có lẽ chán diều sớm nên bọn nó đã chuyển sang mua bóng bánh chỉ sau 2 tuần mùa diều. Cũng có lẽ là bọn nó hay tin cả đám con trai bọn tôi biết đá banh nên cảm thấy tò mò, hứng thú cũng nên. Bọn này là thế đấy, mau chán thích cũng mau chán mà. Mọi thường thì nếu có tôi về chơi, bọn trong sớm chắc chắn sẽ được đá banh xịn vì dù gì một năm tôi mới về một lần, đá thì phải đá banh xịn mới đã giò. Và năm nay cũng vậy, còn có cả Toàn phởn, Huy đô thì không lí nào lại đá banh thường được, với lực sút từ mấy thằng quỷ này chắc chắn banh thường khó mà chịu nổi 1 tuần.
Địa điểm mà chúng tôi chọn vẫn là đồng bò thoáng mát. Khâu chuẩn bị cũng không có gì phức tạp mấy, chỉ cần gặt cỏ cho thấp đi một tí, chặt 2 cây nứa chia thành 4 cây cọc làm khung thành là ra ngay một sân bóng mini đạt chuẩn ao làng.
Và hôm nay thì trận đấu đầu tiên sẽ được diễn ra, trận đấu giữa nhóm tôi và mấy thằng trong xóm trong khuôn khổ giao lưu cọ xát là chính. Những thành phần cốt cán trong nhóm tôi như Toàn phởn, Huy đô, Khanh khờ đều có mặt đầy đủ, duy chỉ có cặp bài trùng hậu vệ Bình, Tú là không có mặt ở đây nên bọn tôi phải mượn thằng Khánh và thằng Mậu về đội tôi để lắp chỗ trống đó.
Trời dần xế chiều, khi những tia nắng bắt đầu yếu dần sau những tán cây dừa cao ngút thì cũng là lúc bọn tôi có mặt ở đồng bò đông đủ, tất nhiên bọn trong xóm cũng vậy. Đây là trận ra quân của tụi tôi nên chắc chắn sẽ không bao giờ để thua được nhất là khi có các nường đang ngồi theo dõi ở đằng kia nữa mà. Nhìn Ngọc Lan vung tay cổ vũ mà lòng tôi cứ phơi phới cả lên, và ở một khoảnh khắc nào đó tôi cũng cười đáp trả với nàng đấy chứ, chỉ có điều phải hạn chế một tí nếu không muốn mấy thằng trong xóm oánh hội đồng cho te tua.
– Rồi thể lệ ăn thua sao?
Thằng Huy khoanh tay hất hàm với cọng cỏ lau ngậm miệng. Vẻ như chức đội trưởng lúc nào cũng hợp với nó trong lĩnh vực bóng bánh này.
– Thì như mọi thường đá 45 phút bên nào thua bao chầu nước mía.
– Được mày, giờ tù xì coi ai bắt sân ai bắt banh!
– 2… 3… xì…
– Tao thắng… tao bắt sân!
Huy đô chọn ngay không lưỡng lự.
– Ê, sao mày bắt sân, bắt banh để chiếm ưu thế chứ!
– Uầy, tụi bây hông thấy hả, mặt trời đang rọi vào tụi mình kia, chọn sân bên kia đá có lợi hơn không!
– Đú, khá mày!
– À cho tao ý kiến cái.
– Sao mày, Khánh!
– Phân chia vị trí thế nào?
– Thế mày với thằng Mậu thường đá vị trí gì?
– Tao thì đá tiền đạo trái, còn thì Mậu thì thủ môn hoặc hậu vệ.
– Rồi ok, vậy tao với thằng Mậu đá hậu vệ, thằng Toàn tiền vệ giữa, thằng Khánh với thằng Phong đá tiền đạo, riêng lúc mất banh thì thằng Phong cắm trên đó, có ai thắc mắc gì không?
– Không, quất luôn đi!
Khỏi phải nói rồi, trong lĩnh vực bóng bánh này chỉ có thằng Huy là xuất sắc hơn cả và lúc nào cũng được tin chọn là đội trưởng của cả đội. Còn nói về kĩ thuật thì miễn chê, trong những lần trước tôi cũng đã tả sơ qua, nó là type tiền vệ rất đa năng, vừa có thể điều phối banh tốt lại vừa có khả năng tỳ đè, áp sát cao nhờ vào thể hình vượt trội nên cả hai vai trò công thủ nó đều có thể đảm nhận tốt.
Bóng lăn, cả đội hình của nó bắt đầu dâng cao, tấn công sang phần sân bên tôi. Chắc là do đã ăn ý với nhau nên tụi nó phối hợp khá nhuần nhuyễn, vượt qua cả sự kềm cặp của thằng Toàn ở tuyến giữa để dắt bóng đến khu vực hậu vệ. Nhưng thằng Mậu chắc có lẽ chẳng còn lạ gì với lối đá của bọn bạn nữa nên đã hùng hổ lao lên áp sát ngay khi thằng tiền đạo cánh trái còn chưa kịp nhận bóng.
Bóng bật khỏi chân của thằng tiền đạo vào chân thằng Mậu rồi được nó dẫn sâu lên trung lộ chuyền cho thằng Toàn đang bị kèm cặp bởi 1 thằng đội bạn. Nó chủ động di chuyển xuống đón bóng. Sau đó rê bóng vòng quanh khu vực trung lộ như vờn đuổi với 1 – 2 thằng bên kia. Thực ra nó có thể vượt qua 2 thằng kèm cặp không mấy khó khăn nếu sử dụng tốc độ bức phá của mình, nhưng chẳng hiểu sao nó lại rề rà đến vậy. Nhưng rồi tôi cũng đã hiểu được ý đồ của nó khi thằng Huy bất ngờ tăng tốc chạy chỗ lên cánh phải để đón đường chọc khe như đặt củathằng Toàn sau khi nó bức tốc lách khỏi 2 thằng kèm cặp mình.
Như cá gặp nước, thằng Huy phô diễn kỹ thuật cá nhân của mình bằng những đường ngoặc bóng sửa lưng đối phương kèm theo đó là khả năng tỳ đè số một của mình khi làm lộn nhào một thằng theo kèm chỉ sau một cú hất nhẹ.
– Mày nè Khánh.
Thằng Huy chuyền một đường thẳng tắp đến vị trí thằng Khánh giờ này không một người kèm.
Tất nhiên là trong cơ hội ngon ăn đối mặt với thủ môn, thằng Khánh chẳng thể làm gì khác hơnlà ghi bàn, thế nhưng chắc là do chủ quan, hoặc rung chân hay sao mà thằng quỷ này lại dứt điểm đập cột dọc dọi phăng ra ngoài.
Để cứu nguy cho tình huống đó, thằng Toàn bứt phá lên đón nhanh đường bóng khi hậu vệ bênkia còn chưa dâng lên kịp. Thay vì thực hiện một cú sút vào góc chìm xuyên qua hàng phòng ngự đối phương, thằng Toàn lại chủ động rê bóng dọc đường biên trái làm thu hút đến 2 – 3 thằng đội bạn theo kèm để rồi nó đột ngột tăng tốc bỏ xa tụi nó tiến vào trung lộ chuyền cho tôi một đường chuyền chuẩn xác đến từng li.
Nói về dẫn, rê bóng, tôi khá là tệ, thậm chí còn chẳng qua nổi một hậu vệ nào từ khi bắt đầu sự nghiệp đá banh đến giờ thế nên khi có banh tôi thường chuyền ngay nếu có hậu vệ trước mặt. Nhưng nếu chẳng có thằng nào trước mặt như trong tình huống này, việc duy nhất mà tôi phải làm là đó là sút thẳng cẳng:
Để lại một bình luận