– Nè, tui nhờ ông 1 – 2 ngày được hông?
– Chi thế, lại dẫn đi chợ chứ gì, ngày nào mà chả mượn!
– Không, tui nhờ ông đi lên Giồng Trôm thăm con bé Linh dùm tui!
– Sặc… Tui có nghe lầm không đó!
– Lầm cái gì, đáng lẽ ra hôm nay tui phải lên thăm nó nè, nhưng lát nữa phải xuống chợ Cái Gà với ba mẹ tui cho tới tối luôn rồi! Tui lo cho nó lắm, ông lên thăm nó 1 – 2 ngày rùi về báo cho tui đi!
– Ẹc, tự nhiên cái lên thăm nó vậy không báo cho ai hết à?
– Nếu ông đi thì tui gọi lên cho thím năm báo trước, giờ sao, chịu không?
– Ờ thì…
Mọi người biết đấy, tính tui dễ mềm lòng mà, cho nên…
– Sao, Phong lên thăm bé Linh ở Giồng Trôm à?
– Gì thế mày, tự nhiên đi lên đó rồi bỏ tụi tao ở đây hả?
Vừa nghe tôi chuẩn bị đi, cả đám liền nháo nhào lên trách móc.
– Thì tao đi có 1 – 2 ngày thôi, chịu khó ở đây chút có sao đâu mà!
– 1, 2 ngày mà có chút, chắc tụi tao chết buồn ở đây quá!
– Ừi, bình thường có tao ở đây tụi bây có thèm để ý đến tao đâu!
– Hay là cho tụi tao đi cùng đi!
– Thôi đi mấy ba, có phải đi chơi đâu mà kéo đi cho cố sát!
– Èo, đi gì đi, nhớ mua quà cho tụi tao!
– Ờ phải đó, mày không mua thì đừng trách sao bố thiến!
Nghe những lời dọa nạt của bọn thằng Toàn, tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài gật đầu rùm rụp cho qua chuyện mà cả người toát mồ hôi hột ướt mem.
Theo như tôi nhớ, nhà của thím năm Hưng ở dưới Giồng Trôm cách chỗ nội tôi tầm gần 45 cây số. Trước đây tôi cũng có ghé vài lần theo chị em nhỏ Nhung lên đây chơi nhưng bây giờ do bận quá với lại phải dẫn cả đám thằng Toàn về nên tôi chẳng có thời gian lên thăm nữa. Thím năm là thím của chị em nhỏ Nhung, cũng rất thân thiết với nội tôi nên tôi gọi là thím luôn.
Tính đến giờ thì chắc khoảng 3 – 4 năm rồi tôi chưa lên Giồng Trôm, không biết thím có còn nhận ra tôi hay không mới hả. Còn con bé Linh nữa, thú thật là tôi cũng tò mò lắm, không biết giờ nó ra sao rồi. Nếu tính theo những gì nhỏ Nhung nói thì nó đã lên đây được 2 tháng chắc cũng biết nhiều điều hơn là ở nhà chạy vòng quanh xóm vui đùa. Nhưng trong thời gian vừa qua không có con bé chạy lon ton trong nhà tôi cũng thấy buồn buồn, cứ như mất đi chút sinh khí ngày hè vậy.
– Sáng mai Phong đi à?
Đang soạn đồ cho ngày mai, Ngọc Lan bỗng tựa lưng trước cửa Phong ấp úng.
– Ừ, sáng mai đi sớm! Nhưng 1 – 2 ngày Phong sẽ về thôi, Lan đừng lo!
– Xì, ai mà lo chứ! Mà nè, ngày mai tới nơi phải nhắn cho Lan biết đó nhen!
– Biết rùi, hì hì! Điện thoại nè… oái…
Khi tôi vừa móc điện thoại ra, nó như vuột đi khỏi lòng bàn tay tôi rớt xuống đất văng tan tành nào là nắp nào là pin nào là màn hình khắp nơi.
Tôi vội vàng nhặt lên rồi rắp lại nhưng mặc nhiên có đè nút nguồn cở nào nó cũng không sáng. Thấy thế Ngọc Lan nhìn tôi lo lắng:
– Sao thế Phong?
– Uầy thiệt tình, cái điện thoại này bình thường rớt cả trăm lần không sao, này chỉ rớt nhẹ có cái đã giở chứng!
– Hay đi sửa đi, không có nó sao ngày mai liên lạc được!
– Giờ tối rồi không ai sửa đâu. Nhưng Lan yên tâm đi, Phong sẽ về nhanh mà!
– Um… ngày mai có gì nhớ mượn điện thoại điện về đây đó, có nhớ số của Lan không?
– Nhớ mà, làm sao mà không được! Lan đừng lo.
– Vậy thôi Phong nghỉ sớm đi, mai còn lấy sức đi xe nữa!
Tuy nhiên khi Ngọc Lan quay đi, lại có một cảm giác rất lạ cồn cào trong lòng tôi. Nó cứ khiến tôi phải làm một thứ gì đó để nếu kéo cô gái đang đứng trước mặt tôi lại. Nhưng ngặc một nỗi cổ họng tôi cứ khô khốc đi khiến tôi chẳng nói được lời nào cả, chỉ biết ậm ừ nhìn Ngọc Lan từ từ rời khỏi phòng mà chẳng biết làm hơn gì ngoài ú ớ không ra hơi.
– Nè!
Cuối cùng tôi cũng dùng cách tối hậu nhất là chạy đến nắm lấy tay nàng. Dù có đôi chút sổ sàng nhưng cũng đủ để Ngọc Lan quay lại nhìn tôi trân trân mà hai má cứ đỏ au.
– Gì vậy Phong, đừng nắm chặt, Lan đau…
– À, xin lỗi! Um… giờ cũng còn sớm… Phong muốn…
– Muốn cái gì… nội đang kể chuyện ngoài trước đó, nói khẽ thôi!
– À thì muốn…
– Cái gì nói đi, Phong này!
Sắc mặt Ngọc Lan bỗng dưng đỏ lên khác thường, nó làm tôi cảm thấy hơi tức cười nhưng cũng nhanh chóng hoàn hồn lại mà nặng ra từng chữ:
– À thì Phong muốn tối nay…
– Tối nay sao…
– Tối nay ra ngoài vườn…
– Hả, làm gì…
Giọng nàng càng khẽ hơn.
– Thì… ra ngoài vườn đi dạo với Phong… nhé.
– Ơ, chỉ thế thôi à?
– Ừ, chỉ thế?
– Cốp… ngốc.
Nàng phồng má cốc cho tôi một cú nhá lửa làm tôi đau đến tóe nửa mắt.
– Au ui, gì mà cốc đâu ghê dzậy?
– Xì, có chuyện đơn giản vậy mà cứ ấp úng!
– Thì ấp úng…
– Giờ có đi hông, hay đứng đây?
– À ừ, đi đi…
Như tôi đã nói trước đây, buổi tối ở miền quê thường rất yên tĩnh nếu như không có những tiếng chó sủa đàn khi có người lạ đi trên đường. Phải rất nhẹ nhàng lắm, tụi tôi mới giữ cho những đôi chân của mình không dẫm phải những cành cây khô, nếu không thế nào cũng âm ĩ tiếng chó mà thôi. Ở đây là thế, nhà nào cũng nuôi từ một đến hai con chó, nhiều thì 4, 5 con, đôi khi còn có cả mèo nữa, cứ đến chiều tối là sủa nhặn cả lên, nhưng cũng nhờ thế mà tạo ra nét riêngng cho đồng quê đấy chứ.
Trèo lên một cây me gần nhà nội, tôi và nàng cùng ngồi trên một cành cây to mọc nhô gần con đường vào nhà để thưởng thức bản nhạc đồng quê du dương được hòa tấu từ những chú dế, cậu cóc, anh ếch. Tất cả như hòa quyện vào nhau một cách thật tự nhiên, thật tinh tế, nó khiến Ngọc Lan cứ nghiêng mái đầu mà đung đưa đôi chân thon nhỏ của mình theo điệu nhạc.
– Lan thấy thế nào, hay không?
– Hì, hay thật đó, sao Phong biết chỗ này vậy?
– Lúc nhỏ Phong có tật hay trèo mà, ở đây có cây cao nào mà Phong hông trèo chứ!
– Hì, phá phách thiệt đó!
– Ây, Lan chờ một tí nhé!
– Ủa, Phong trèo đi đâu vậy?
– Cứ đợi đây đi!
Để Ngọc Lan ở cành dưới, tôi phóng tót lên mấy cành cao ở trên bứt một bụm me đầy túi quần rồi nhanh chóng nhảy xuống cành cây của Ngọc Lan đang ngồi làm nàng hết hồn suýt té.
– Gì vậy Phong?
– Quả me nè, ăn đã lắm đó, thử đi!
– Ăn sao?
– Thì Lan lột vỏ rồi cắn một miếng, đảm bảo ngon số một!
Và để minh họa cho việc đó, tôi lột một ít vỏ đầu quả me rồi cắn nhai ngon lành trước mặt Ngọc Lan làm nàng cũng cảm thấy thích thú. Theo đó, nàng cũng lột một ít vỏ đầu quả me rồi xoay ngắm nó thật tường tận như lần ăn chùm ruột lần trước. Chừng một lúc, sau khi trải qua vòng kiểm tra mắt của Ngọc Lan thì trái me mới được nàng cắn nhẹ một miếng, và thế là…
– Ư… Ư… Chu… chua…
Nàng nhăn mặt nói nói với giọng rung rung khi đôi mắt đã nhắm nghiền vì độ chua của trái me.
– Gì vậy Lan, hông ăn chua được sao?
– Hông, Lan hông thích ăn chua, ghét Phong…
– Hic, thôi thôi, Phong còn quả khác nè!
Tôi lại đưa cho nàng một quả me, nhưng lần này là me dốt ngọt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ lần trước, nàng lại cầm trái me mà nhìn tôi với ánh mắt sắc lẽm như tra khảo làm tôi thì đều muốn nuốt luôn cả hột me đang ngậm trong họng.
– Nhìn gì ghê dzậy, ăn… ăn đi me ngọt mà!
– Thật không?
– Th… thật!
Lưỡng lự một chút nàng cũng lột trái me ra mà cắn thử một phát. Vẻ như nỗi sợ độ chua của nàng vẫn còn âm hưởng nên khi cắn trái me cứ nhắm tịt mắt mà nhăn mặt nhìn phát cười tợn. Nhưng me dốt thì vẫn là me dốt, nó bản chất là rất ngọt nên khi Ngọc Lan ăn thử một miếng nàng liền réo lên thích thú:
– Oa… ngọt ghê, me gì vậy Phong?
– Thì vẫn là cây me này thôi, nhưng đây là me dốt!
– Me dốt hả?
– Ừ, me này trên cây ít lắm, Lan cứ ăn đi, hề hề!
Quả thật là khi Ngọc Lan cười, nàng như tỏa sáng lên trong đêm, tôi thậm chí còn nhìn rõ cả đôi mắt xanh biếc đang hay háy của nàng nữa, nó thật đẹp, thật lung linh như hai viên đá quý. Nhưng đặc biệt hơn hết là hương thơm tỏa ra từ người nàng, nó quyến rũ lắm, không giống bất kì loại hoa nào mà tôi biết. Bình thường đi cạnh nàng nó đã tỏa ra thật dịu nhẹ nhưng trong đêm nay nó lại tỏa ra mê hoặc hơn bao giờ hết, lúc nào cũng khiến chiếc mũi tôi cố gắng thu gom hết tất cả hương thơm đó.
– Nè, từ tốn thôi chứ?
Tôi giật mình bởi giọng nói trong trẻo của Ngọc Lan vang lên, nàng vẫn ngậm trái me lúc nãy mà đung đưa đôi chân nhìn tôi với đôi mắt tinh nghịch.
– Hở… hả, t… từ tốn gì?
– Còn hỏi, làm như lần đầu thấy mùi nước hoa ý!
– Th… thì… thơm mà, hề hề!
– Xì, đồ nịnh nọt! Nè ăn đi!
Nàng bẻ đôi trái me dốt đưa tôi một nửa.
– Sao Lan hông ăn đi!
– Chẳng lẽ Lan lại ăn một mình, ngốt xít!
– Ừ hì, ngốc thật…
Càng về khuya sương xuống càng nhiều, tiết trời trở nên lạnh hơn và có đôi chút gió nhẹ. Nó làm những tán cây khua vào nhau tạo thành một thứ âm thanh nghe huyền não trong màn đêm tĩnh mịt, rợn gáy. Tôi khẽ khàng kéo chiếc cổ áo của mình lên cao để tránh những cơn gió quái ác lúc nào cũng muốn chui rút vào người tôi để mặc sức quậy phá vui đùa làm tôi lạnh rung, cằm cặp.
Ngọc Lan giờ này vẫn tươi tỉnh ngồi tuốt lá me cười đùa. Vẻ như cái lạnh đối với nàng chỉ là việc thường ngày vậy. Nhìn ngắm những vòm cây ở tít trên cao, tôi thích thú khều vai Ngọc Lan:
– Nè, Lan có tin ma quỷ hông?
– Ma à? Hì, Lan không tin mấy, Phong biết Lan đạo thiên chúa mà, chỉ có quỷ Satan là ác thôi, còn ma thì Lan ít nghe!
– À thì mà là những linh hồn không được siêu thoát còn ở chốn dương gian này đó, có một số con thành tinh thì gọi là quỷ!
– Hiểu chút rùi đó, kể cho Lan nghe thêm y!
Quả thật tôi rất nhạc nhiên về Ngọc Lan. Nàng chẳng những không sợ ma mà còn đòi tôi kể thêm. Có lẽ nàng chưa biết gì về ma, có lẽ nàng không tin ma hoặc cũng có lẽ nàng không sợ ma thật. Nó làm tôi nhớ đến cái đêm ở trường cấp 2 của thằng Khánh, nàng đã tự mình đi làm rõ những hiện tượng ma quái trong khi tôi còn đang bất tỉnh nhân sự ở xó nào đó. Tuy biết là những chuyện sau đây có thể không làm nàng sợ nhưng tôi vẫn kể để nàng gọi là học – hỏi – thêm.
– Lan biết cái miếu nhỏ ở ngay vệ đường dưới kia hông?
– Cái ngôi nhà bé tý ở dưới à?
– Ừ phải, Lan biết vì sao mà người ta xây nó ở đây không?
– Để thờ cúng hay sao?
– Đúng một phần thôi! Chuyện là thế này nè…
Theo như những gì tôi biết, lúc trước đây từng là một ngôi làng khá lớn, nhà cũng đông chứ không lát đát vài căn như bây giờ. Nhưng đây lại là nơi gần đồn tập trung của giặc Mĩ, nên cứ mỗi ngày chúng lại đến đây lục soát nhà cửa, ruộng vườn, hầm nhà để tìm cho ra quân cách mạng. Không tìm được chúng lại giết, không giết được chúng lại đốt nhà vì thế dân cư ở đây thưa thớt dần phần vì chạy giặc, phần vì chết do giặc giết.
Những người bị giặc giết đó đương nhiên nhà cửa của họ cũng chẳng còn, họ trở thành những người vô gia cư ở cõi âm, ốm đói, xanh xao. Đồn rằng cứ hàng đêm trên con đường độc đạo chạy cắt vào làng này, nơi xác người chất thành đống lúc trước, ngày nào cũng có tiếng người kêu gào thảm thiết, ngày nào cũng có tiếng bắn giết tại đây khiến cho bao người dân lúc nào cũng sống trong sự sợ hãi tột độ. Còn những người khách vãng lại lỡ có phải đi đêm qua còn đường này đều gặp những người ăn xin ngồi bên vệ đường với vẻ mặt khắc khổ, trắng bệch hoặc không thì họ xin đi theo cùng để trú nạn nhưng rồi tất cả đều có một đặc điểm chung là vụt mất đi lúc nào không biết.
Sự việc cứ tiếp diễn thế cho đến một hôm có một ông râu ria xồm xoàm đi ngang qua con đường này. Tất cả người dân ở đây ai cũng chú ý đến ông vì xưa nay ít có người lạ nào dám vào làng. Tuy nhiên ông không để tâm mà chỉ dõng dạc nói to:
– Âm khí thật u ám!
Nghe thế người dân ở đây mới chạy ra tiếp đón tăng nhân đó và nhờ cách giúp đỡ. Theo lời ông ta chỉ bảo, ở đây toàn là oan hồn vô gia cư nên chỉ cần xây cho họ một cái miếu thờ để họ tá túc chờ ngày siêu sinh.
– Vậy cách đó có thành công hay không?
– Thành công chứ, từ ngày xây cái miếu đó, mặc nhiên chẳng còn hiện tượng gì xảy ra nữa, dân cứ mới vì thế sống ở đây ngày một đông hơn như ngày nay đấy!
– Còn ông tăng nhân đó!
– Cũng không biết, sau khi chỉ cách ông ta đã đi đâu mất rồi!
– Hi, chuyện hay ghê!
Ngọc Lan cứ cười nhưng vẫn không thể nào qua mặt tôi được. Trong lúc kể nàng đã sít sát lại tôi lúc nào chẳng hay, điều đó chứng tỏ nàng không phải là không biết sợ. Phải kìm nén dữ lắm tôi mới không phá lên cười vì biểu hiện của Ngọc Lan lúc này, quá ư là dễ thương đi. Nhưng không lâu sau đó tôi lại phải kìm nén một cảm xúc khác, cảm xúc rung động.
Bình thường khi ngồi cách nàng, hương nước hoa đã làm tôi như bị mê hoặc. Nay khi ngồi sát với nàng hương nước hoa đó lại càng huyễn hoặc gấp trăm lần, nó cứ khiến tôi như ngây dại đi. Cả mái tóc, cả đôi môi nhỏ nhắn và cả đôi mắt xanh biếc kia nữa, sao nó đẹp quá, quyến rũ quá, tôi cứ muốn được chạm vào nó một lần, dù chỉ một lần thôi…
Để lại một bình luận