– Nè, ăn đi!
– Hả, gì đó!
– Ăn đi rồi biết!
Tôi nhìn nàng nghi hoặc một lúc rồi từ từ cắn một mẫu cỡ vừa, trái lại với suy nghĩ của tôi là nàng sẽ tìm cách trêu chọc tôi bằng ổ bánh mì này nhưng không phải, đây chỉ là một ổ bánh mì bình thường, nhưng nó đặc biệt ở chỗ lại là bánh mì phá lấu, món tôi cực kì ưa thích.
– Ngọc mua à, ở đâu hay thế?
– Hàng dạo ngoài cổng bệnh viện đó, cứ mỗi chiều lại đẩy xe ngang đây, ngon lắm cứ ăn đi!
Tuy nhiên nhìn ổ bánh mì duy nhất này và gương mặt có phần phờ phệch của Lam Ngọc, trong lòng tôi lại nãy sinh nhiều câu hỏi mâu thuẫn và chỉ khi tôi cắn miếng bánh mì mọi việc mới được phơi bày:
– Ngọc, chưa ăn tối à? Sao tay chân rung lên thế kia?
– Ăn rồi, mới mua một ổ bánh cho Phong đấy!
– Đừng giấu Phong, rõ nghe cả tiếng rột rột!
– Ăn đi, nói nhiều quá!
– Sao Ngọc không thêm một ổ nữa!
– Thì bảo ăn đi mà! – Nàng bắt đầu lúng túng.
– Sao Ngọc không ăn?
– Thì… còn tiền đâu mà ăn!
Vừa nghe, cổ họng tôi cứ khô khốc đi. Tôi cứ nhìn nàng trân trân chẳng biết nói gì, còn Lam Ngọc chỉ biết thở dài, mím môi làm cho hai gò má cứ phồng lên vô tội vạ. Phải đến một lúc sau tôi mới đạp đổ được bức tường ngăn cách giữa hai đứa:
– Ngọc… không có tiền trong người sao?
– Có nhưng để quên trong balô hết rồi, mấy ngày nay toàn dùng đồ của bọn Toàn gửi lên! Nay họ nghe tin Phong ngày mai xuất viện nên ở nhà chuẩn bị gì ấy, không gửi lên nữa!
– Nè, cùng ăn nhe! – Tôi xé đôi ổ bánh mì đưa cho nàng.
Lúc đó Lam Ngọc phải nói là tròn xòe mắt nhìn nửa ổ bánh mì đó mà không nói nên lời, phải mất một lúc nàng ở đẩy nửa ổ đó về phía tôi:
– Không ăn đâu, ưu tiên người bệnh!
– Cứ cầm lấy, ưu tiên người chăm sóc người bệnh! Có đưa lại Phong không lấy đâu!
Tôi lại dúi ở bánh mình vào tay nàng và dứt khoát không nhận lại. Lúc đầu nàng có hơi tung lúng khi cầm nửa ổ bánh mì đó mà không biết phải xử lí thế nào cả, đôi mắt nàng cứ rung lên lóng lánh tựa như đang muốn tuông trào một thứ gì đó, nhưng rồi một lúc sau nàng lại thở hắt ra, cười mỉm với những vệt hồng ngang má.
– Bốp… – Nàng đột ngột vỗ vai phát mạnh làm tôi muốn phun ra một họng bánh mì!
– Gì thế Ngọc, đang ăn mà!
– À… không có gì, muốn thử xem Phong khỏe chưa thôi!
– Lạy hồn, thôi ăn đi còn về phòng nghỉ ngơi nữa!
– Rồi, ngay đây, cứ càm ràm mãi!
Buổi chiều hôm đó trôi qua thật thật yên bình, yên bình như những gì nó mang đến, yên bình như những gì nó mang đi. Những cành phượng còn vương vãi trên sân, những cơn gió lùa cứ làm chúng bay phấp phới, nó tựa như mái tóc thề xõa tự nhiên của Lam Ngọc được vén lên ngang tai mỗi khi có gió táp.
“Bé gấu hôm nào đã lớn thật rồi nhỉ?”
Ngày hôm sau, chú Tư Chúc ba cùng với nhỏ Nhung đến đón bọn tôi rất sớm, mới ra đến cổng bệnh viện đã thấy hai cha con đã đâu xe ở đó từ lúc nào. Đáng lẽ ra hai tụi tôi có thể chất lên một xe mà tống 3 chạy về nhưng vì tôi mới xuất viện cộng với việc phải chở thêm người bạn đồng hành bất đắc dĩ của tôi là chiếc xe lăn nên phải nhờ đến sự trợ giúp thêm từ nhỏ Nhung. Ngồi trên xe của nhỏ, tôi cứ khiếp vía với tốc độ bạc mạng, nước mắt nước mũi chảy tèm lèm:
– Này ông Phong, có vịnh thì vịnh vào vai, đừng có vịnh lung tung!
– Ẹc, chạy chậm thôi bà, không sợ công an tóm à?
– Yên tâm, đường này không có đâu mà lo!
– Éc, nhưng chậm lại đã, tui mới xuất viện!
– Khỏe mạnh thế mà sợ gì chứ, tui quen chạy nhanh rồi, thiệt tình!
– Sặc, bà làm như mình là dân bão đêm vậy!
– Ông thử chạy xe đi giao hàng xem có muốn chạy nhanh không thì biết!
– Ý bà nói tui là hàng á?
– Xì, thôi để yên cho tụi chạy!
Nói rồi nhỏ lại nhín ga vụt đi trong làn gió cắt đến khiếp vía mặc cho tôi có sợ điếng hồn đến tóe cả nước mắt.
Chẳng mấy chốc sau tôi cũng về đến nhà nội, theo phía sau là chú Tư Chúc cùng với Lam Ngọc đang khệ nệ đẩy chiếc xe lăn đến chỗ tôi. Nghe tiếng xe, bọn thằng Toàn chạy ùa ra ngoài cổng như kiến thấy thịt làm tôi đâm hoảng ngồi chết dính trên chiếc xe lăn không dám ứ lên một tiếng.
– U cha, thằng Phong khỏe rồi nè bây, trong vẫn phòng độ nhỉ?
Toàn phởn là thằng đầu tiên khai hỏa cho màn chào mừng kiểu sốc óc.
– Mấy nay trên bệnh viện có máy lạnh nôm da trắng nhễ!
– Có tăng được kí nào không mày?
– Có gái nào đẹp không?
– Thôi thôi mọi người bớt ôn ào đi, Phong mới xuất viện đấy!
Lam Ngọc chống nạnh thở phì một hơi bực bội.
– Chậc, bà với bà Lanna giành nhau canh chừng thằng Phong có cho tụi tui lên thăm đâu, giờ anh em người ta mới gặp hỏi thăm tý ấy mà!
– Này ông Toàn, định kiếm chuyện với tôi sao?
– Ực, hề hề, thôi vào nhà đi đã, cho nội gặp thằng Phong tý, bà nhớ nó lắm rồi!
Tức thì cả bọn đẩy từ từ tôi vào trong nhà, qua khoảng sân rộng thênh thang, qua những bậc thềm gấp khúc, qua cả cái tiền sảnh bọn tôi hay thường nằm xem TV, tất cả đã rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống thường ngay tại đây, nhưng chắc có lẽ đối với thằng vừa trở về từ bầm dập như tôi còn kèm theo một cảm giác lạ lẫm, sợ sệt nữa. Vẫn là căn buồng lặng thin nơi có một tấm thân già nua đang nằm thiu thiu với chiếc quạt mo đã sờn theo năm tháng, vừa định hít hơi lấy tinh thần lăn bánh xe vào, chất giọng già nua đã cất lên nghe trầm ấm:
– Mày về rồi đó à Phong?
– Ơ… à, dạ con về rồi!
Ngay tức khắc bà choàng ngồi dậy nhìn tôi với đôi mắt nhăn nheo đã đượm chút giọt buồn:
– Tổ cha mày, mỗi lần về đây là có chuyện, mai mốt mày đừng về đây nữa cho tao bớt lo!
– Con xin lỗi nội, con không cố ý!
– Nhưng mà mày không về đây, nội chắc nhớ mày lắm!
– Đừng khóc mà nội, sau này con sẽ không làm nội buồn nữa đâu!
– Ừ, nội có khóc đâu, đưa cái chân của mày cho nội xem!
Tôi lăn đến gần nội, để bà năn bóp cặp giò giờ này đã yểu xìu chẳng khác nào cọng bún rêu của mình, mãi đến một lúc sau bà mới vỗ vai tôi miệng móm mém:
– Mày rán mà tập cử động cái chân của mày, bây giờ chân mày đã…
Sau khi bà đã ngủ, tôi mới lăn xe ra ngoài nhà trước một cách nặng nề. Thấy tôi từ xa, bọn thằng Toàn đã vội xúm lại đẩy nhanh tôi ra ngay không kịp đợi. Đến giờ khoảng thềm rộng trước phòng khách đã được bọn nó bầy biện đồ ăn thức uống um tùm tựa như mở yến tiệc vậy. Chẳng những thế thằng Khánh, thằng mậu cùng với mấy thằng trong xóm khác đã đến từ lúc nào. Tôi vừa ra tới nơi, nó đã chạy đến xúm lại:
– Ê, mày khỏe chưa Phong, chân mày bị sao rồi thế?
– Không sao cả, 1 – 2 tuần sẽ khỏe ngay thôi!
– Kì này luyên lụy mày quá rồi, tụi tao chả giúp được gì?
– Bọn mày ăn nói kiêu gì thế, anh em cả! Mà làm gì đồ ăn nhiều thế kia?
Tôi trố mắt nhìn cả đống đồ ăn được bày trên thềm.
– Thì hôm nay mở tiệc ăn mừng mày xuất viện với chiến thắng bọn Bình An mà!
– Làm gì mà hầm hố thế, mà thôi chén đi, tao cũng đói rồi!
Vừa nói cả bọn liền bay vào nhập cuộc quậy tưng cả cái thềm nhà của tôi chẳng khác nào cái quán nhậu thực thụ vậy.
– Ê nè, mấy tụi bây biết đá 720 độ của taekwondo không, anh mày đá được đó nhá!
– Ghê thế, rồi mày không bị tụi nó đánh à?
– Làm gì có, anh mày võ công cao cường thế mà!
– Gớm ăn dữ?
Trong khi Toàn phởn vừa ăn, vừa luyên luyên những chiến công mà nó đạt được thì thằng Huy với thằng Khánh lại cặm cụi vơ vét đồ ăn chừng nào hay chừng đó, bởi lẽ tụi nó đã ngã gục từ rất sớm khi đánh nhau với thằng Tồ nên chẳng quan sát được tý gì để mà chém gió cả. Trong bữa tiệc chỉ có một nhóm người thưởng thức tĩnh lặng nhất đó chính là nhóm nữ, cũng chẳng có ai nhiều ngoài Lam Ngọc, bé Phương, nhỏ Nhung, mặc cho mấy thằng con trai nói cứ nói, các nường ăn vẫn ăn làm tôi có đôi lúc cũng thấy buồn cười nhưng chẳng thể nào nhoẻn miệng được.
Giá như Ngọc Lan có ở đây chắc buổi tiệc sẽ vui hơn rất nhiều với những trò quậy phá của nàng rồi. Nhưng giờ chỉ có mình tôi ngồi trên chiếc xe lăn này, xung quanh có bao nhiêu niềm vui mà tôi chẳng thể nào tiếp nhận được, cảm giác cô đơn đến nỗi tôi cứ tưởng mình như vô hình trước trước hàng chục người ở đây, giữa không gian tràn ngập tiếng cười nói này.
Nhân lúc cả bọn còn đang say sưa với những câu chuyện chém gió bay nốc nhà của ku Toàn, tôi lặng lẽ đẩy lùi chiếc xe lăn đi ra sau nhà rồi cố gắng đánh một vòng ra bên hông để tìm đến cây me cạnh nhà, cây me mà tôi và Ngọc Lan đã có nhiều kỷ niệm nhất. Nhưng với chiếc xe lăn nặng nề, tôi chẳng thể nào đẩy nổi nó qua bậc thềm cửa sau nhà, nó cao quá.
Trong lúc đang loay hoay tìm cách, dường như có một lực từ phía sao đẩy tới khiến chiếc xe lăn một phát nhẹ quá bậc thềm, tôi giật mình quay lại đằng sau:
– Ngọc à!
– Sao lại bỏ đi đâu thế đang vui mà!
– Ừ thì muốn đi đâu đó thôi!
– Cho Ngọc theo nhé!
Thoáng bất ngờ với lời đề nghị của Lam Ngọc, nhưng khi nhìn thấy nụ cười khẽ nhoẻn trên gương mặt bấy lâu nay đã đông lạnh, trái tim tôi đột nhiên ấm áp lạ thường, nó khiến tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài cúi đầu gần gật mà mặt mày đỏ au. Đúng thật là nhờ có sự giúp đỡ của Lam Ngọc, tôi với đến được gốc cây me gần nhà với toàn là sỏi đá trên đường, nhìn lại đoàn đường ấy, nếu như tôi đi một mình chưa chắc gì đã ra tới được huống chi là phải băng qua cái bậc thêm cao lêu ngêu kia.
Cây me hôm nay nhìn xơ xác đến thảm, những trái me ở những tất cây thấp đã bị tụi trong xóm vặt sạch chỉ chừa những chùm ở tít trên cao là không với tới. May sao nhìn một lúc dưới đất, tôi bỗng thấy được một trái me dốt rụng vẫn còn gần như nguyên vẹn, tuy nhiên do đang ngồi xe lăn nên chẳng cúi xuống nhặt lên được, lại phải nhờ đến sự trợ giúp của Lam Ngọc:
– Phong thích ăn me hả?
– Ừ, cả me dốt lẫn me chua! Nhưng cũng tùy tâm trạng!
– Sao lại tùy tâm trạng?
– Những lúc buồn bã, tuyệt vọng Phong thường thích ăn me chua hơn!
– Bộ nó có chứa chất làm vui à?
Tôi suýt phì cười vì vẻ mặt ngô nghê của Lam Ngọc lúc này nhưng cũng nhanh chóng sau đó phải hắn giọng vài tiếng kìm nén để giải thích cho nàng nghe:
– Ừ thì những lúc buồn chỉ cần ăn một trái me chua vào không muốn cười nhăn mặt cũng chẳng được!
– Vậy hả, chờ Ngọc chút!
Nàng bỗng vòng quanh gốc me nhặt nhạnh thứ gì đó rồi chạy nhanh về phía tôi.
– Giờ Phong có buồn không?
– Ừ, cũng có một chút!
– Há họng ra đi?
– Hả…
Vừa kịp mở miệng, nàng đã ném thẳng một mắt me chua vào làm tôi chua muốn ứ cả nước mắt, da gà nổi gợn cả cục:
– Gì vậy… Ngọc… blè… – Tôi rung giọng phun mắt me ra.
– Thấy Phong đang buồn nên cho ăn me chua đó, chả phải lúc nãy mới nói thế sao?
– Sặc, cho ăn thế nào chết như chơi đó bà nó ơi!
– Hả, Phong vừa gọi gì?
– Ực… thì… – Biết mình nói hớ, tôi đâm cứng họng chẳng nói được gì.
Thật tình là lúc nãy tôi chỉ muốn nói là “bà ơi” chứ không phải cái câu của nợ kia đâu chả biết lẹo lưỡi thế nào lại phang thêm “nó” vào mới hả, làm tôi giờ này mặt cứ nóng bừng bừng như lò nướng chẳng ngất đầu lên được. May sao sẵn đang cầm trái me dốt trên tay, tôi giả lơ như chưa hề có chuyện gì:
– À, Ngọc này… ăn me hông?
– Me à, Ngọc không thích chua đâu!
– Không phải me chua đâu, me ngọt đó!
Nhận trái me từ tôi, Lam Ngọc bóc một phần vỏ ra rồi lườm rất kĩ càng trái me như xem chừng tôi có giở trò gì không vậy. Sau một hồi dò xét, kiểm dịch kĩ lưỡng nàng mới rụt rè căn một mắt me vào miệng rồi nhắm mắt thủ sẵn phòng khi chuẩn bị tình thần. Tôi lúc đó cũng muốn phì cười lắm, nhưng nghĩ tới mấy cú chặt của Lam Ngọc là tôi lại phát tởn, ngồi nín cười làm mặt cứ méo xệch ra. Lam Ngọc sau một lúc nhắm mắt thủ thế mới từ từ tí hí mắt ra vì thực sự me dốt ăn rất ngon, rất ngọt chính tôi còn ghiền mà.
– Quả thật là ngon đấy, me khi chín nó thế à Phong?
Lam Ngọc tròn xoe mắt nhìn tôi tươi tắn với trái me trên tay, ấy thế tôi chém thêm vài câu:
– Cũng không hẳn đâu, chỉ một số trái thôi, cho nên ở đây ai ăn được me dốt hẳn là người may mắn đấy!
– Thật à, thế Ngọc may mắn rồi nhỉ?
– Hề hề, rất may mắn lắm đấy, cảm ơn Phong một tiếng nào!
– Hì…
Nàng không nói gì, chỉ phì cười rồi lắc đầu làm cho lọn tóc mai cứ đung đưa hòa nhịp với những cơn gió thoảng để lộ ra đôi má ửng hồng hiếm khi thấy được ở một cô nàng lạnh lùng như Lam Ngọc, khẽ ngậm thêm một mắt me, nàng bỗng đến gần tôi trầm giọng:
– Vậy Phong nói xem khi vui tại sao lãi ăn me dốt?
– À… thì khi vui ăn me vào cái chất ngọt của me làm mình thấy hạnh phúc hơn, như… Ngọc bây giờ nè!
– Thật không, sao Phong biết…
Nàng đột nhiên cúi cuối thấp xuống gần sát mặt tôi.
– Thì… Phong có thể cảm nhận được… chắc thế… ực!
– Phong có thể cảm nhận được Ngọc sao?
– Ừa thì… đôi khi…
– Hì… phải chi lúc nào cũng thế nhỉ?
Nàng lại thở dài bước đi chậm rãi quanh gốc me như đang ẩn chứa một tâm sự gì đó. Khẽ tựa lưng vào thân cây me, nàng lại nhìn tôi nhoẻn miệng:
Để lại một bình luận