Phần 49
Hơn 2 tiếng đồng hồ sau, mọi người ùa ra khỏi rạp chiếu phim, tiếng cười, tiếng nói, tiếng tranh luận của từng cặp đôi bàn tán về bộ phim. Chỉ có Thìn và Thụy Kha là lẳng lặng không nói câu gì, họ cùng nhau lững thững đi về phía nhà gửi xe.
Thìn sau khi xem xong bộ phim thì đã hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Mai Ngọc chọn bộ phim này.
Thụy Kha thì đang nghĩ, “không biết hắn có đủ thông mình để hiểu ý nghĩa bộ phim này không nhỉ?”.
Cũng đã gần 10h đêm, đường phố bắt đầu thưa thớt dần, đang vi vu trên đường về nhà, Thụy Kha tựa đầu vào vai Thìn nói chuyện:
– Thương Jack và Rose nhỉ?
Thìn thấy cằm mình nằng nặng, lại thấy lưng mình âm ấm, cậu nhớ lại những lần chở Trâm Anh trên chiếc Wave của mình cũng giống như lúc này đây, giống như hai kẻ đang yêu nhau đi chơi đêm:
– Vâng thưa chủ tịch.
Thụy Kha lắc lắc cái cằm mình vào vai Thìn như là để gãi ngứa:
– Mẹ vẫn còn ở đây, đừng gọi là chủ tịch. Anh có hiểu thông điệp của bộ phim không?
Thìn mãi một lúc mới nói:
– Không hiểu.
Thụy Kha lại bắt đầu thao thao giống mẹ:
– Đúng là đồ ngốc, để em giải thích cho nghe này. Dựa trên một câu chuyện có thật về một chiếc tàu bị chìm dưới đáy đại dương năm 1912, bộ phim nói lên nhiều câu chuyện nhân văn về tình người, về cách ứng xử của những người trên chuyến tàu định mệnh đó. Khi cái chết cận kề là lúc người ta mới thể hiện được mình thực sự là ai, là một quý ông hay chỉ là một kẻ tầm thường.
Thìn gật gật gù gù như ngủ gật, Thụy Kha lại tiếp:
– Nhưng điểm nhấn của bộ phim lại là câu chuyện tình lãng mạn của Rose và Jack. Hai người ở hai thế giới khác nhau khi Rose là một tiểu thư đài các còn Jack chỉ là một anh chàng họa sĩ lang thang. Họ gặp nhau trên tàu và yêu nhau một cách rất tự nhiên, rất say đắm. Mặc dù Rose đi cùng với vị hôn phu quý tộc của mình nhưng khi gặp được tình yêu đích thực rồi thì bỏ qua tất cả để bùng cháy với tình yêu của cả đời mình. Anh thấy không… tình yêu đích thực không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, địa vị.
Thấy Thìn lặng im không nói gì, Thụy Kha đang thắc mắc là mình một thôi một hồi từ nãy đến giờ không biết có lọt vào tai tên vệ sĩ này được từ nào không, nhưng cô không bỏ cuộc, cô lại cọ mạnh cằm mình vào vai Thìn:
– Nãy giờ em nói anh có nghe không đấy.
Đúng lúc đấy thì xe gần về tới cổng nhà, Thìn giảm ga một chút cho bớt tiếng ồn, cậu hơi ngoảnh lại một chút để nói với Thụy Kha:
– Thế nên Jack mới chết cóng.
Thụy Kha xuýt nữa thì ngã bổ ngửa ra đằng sau, đang lãng con nhà mạn thì cái tên này đúng là không thuộc giới văn nghệ sĩ.
Xe về đến nhà, Thụy Kha đi rửa bát với bao nhiêu suy nghĩ trong lòng, cô suy nghĩ vì một câu nói duy nhất của Thìn trên cả đoạn đường về, câu nói tưởng như cộc cằn, thô kệch nhưng khi bình tâm mà xét lại thì đó cũng chính là mối bận tâm của Thìn lúc này. “Anh ấy đang mặc cảm, anh ấy tự mình không thể vượt qua được định kiến trong xã hội phương Đông này”. Cọ mạnh vào cái bát, Thụy Kha đã hiểu thêm về con người Thìn một chút, chìa khóa để giải bài toán tình yêu này chính là cô, chứ không phải anh mới là người đang giữ.
Sau đêm thứ hai phải diễn cho mẹ Thụy Kha xem thì bắt đầu từ đêm thứ 3 không cần phải diễn nữa, cơ bản là bà mẹ đã tin rồi. Thụy Kha không phải là người chủ động, chính Thìn đã tự động rải một cái chăn xuống nền nhà mà ngủ, cậu không muốn chính mình phải khó xử, rồi biết đâu đấy trong thời gian hết đêm này đến đêm nọ nằm chung giường với chủ tịch sẽ không có chuyện gì vượt tầm kiểm soát xảy ra.
Nhưng, hầu như đêm nào cũng vậy, chung phòng với một người đàn bà kiều diễm bảo sao Thìn không nảy sinh ham muốn, cậu không muốn nhưng cái thằng em nó có chịu nghe lời cho đâu, nó vẫn thường dựng ngược lên từ lúc đi ngủ đến tận sáng hôm sau đấy thôi. Báo hại Thìn bao phen tẽn tò với chủ tịch.
Thụy Kha cũng nào có kém cạnh chi, dù gỉ dù gì cũng là hơi đàn ông ở trong phòng, cô cũng có những thèm khát vượt rào vô số lần ấy chứ. Có đêm tỉnh giấc vì thấy trống vắng trong lòng, cũng định giả vờ ngủ quên lăn người rơi xuống đất để được ấp vào tấm thân trai dưới kia. Nhưng khát khao là một chuyện, ham muốn là một chuyện, còn thực tế có làm chuyện đó không lại là một việc hoàn toàn khác. Thụy Kha không cho phép mình buông thả với anh, cô muốn có được anh bằng tình yêu đích thực, bằng sự chân thật của con tim đồng điệu. Chứ cô không muốn chiếm anh bằng con đường tình dục, con đường ấy tuy nhanh và cô nghĩ mình có thể làm phát một, làm ngay từ cái hôm đầu tiên, hôm thứ hai anh lên ngủ chung phòng với mình cơ, nhưng con đường tình dục biết đâu lại ngắn ngủi tựa gang tay.
Cứ thế thời gian như tiếng chày giã cua, chày giã xuống cối bụp chát, chát bụp, rồi cũng đến ngày mẹ Hà về lại Mĩ, nơi chồng bà đang háo hức đón vợ trở về. Trước lúc về, bà Hà cũng một lần nữa nói về chuyện cưới hỏi của đôi trẻ, bà căn dặn không nên vội vàng nhưng cũng đừng thong thả, đời người dài thì dài thật nhưng cũng ngắn chẳng tày gang, bà khuyên hai đứa nếu đã chín muồi rồi thì cũng nên tính chuyện dài lâu. Thụy Kha và Thìn chỉ gật gù cho qua, hai đứa mặt trong như đã mặt ngoài còn e.
Buổi tối đầu tiên hai đứa ở một mình trong ngôi biệt thự, Thìn chủ động dọn đồ của mình xuống phòng dưới giống như lúc trước khi mẹ Thụy Kha về. Thụy Kha lần này không giúp Thìn một việc nhỏ gì, cô chỉ ngồi lặng thinh trên cái ghế bàn trang điểm mà nhìn Thìn làm mọi việc. Cảm giác trống trải, hẫng hụt cứ trực trào trong cô. Mẹ về, cô chẳng còn lý do gì để giữ Thìn ngủ trên này với mình, kẻ trên người dưới thôi nhưng cũng là gần nhau, vẫn cảm được hơi thở, được bóng hình, được những cái trở mình của nhau.
10 giờ đêm, Thụy Kha đã tắt điện để đi ngủ, cô thấy trống vắng đến quạnh hiu. “Căn phòng này tuy bé nhỏ nhưng sao giờ đây em thấy nó rộng rãi đến thênh thang thế này, còn đâu được nghe những câu tếu táo vui đùa của anh, còn đâu những tiếng gáy nhè nhẹ của anh như bài hát mẹ ru con đưa em vào giấc ngủ, còn đâu những lần trở mình anh vẫn ú ớ gọi”chủ tịch, chủ tịch”. Anh ở ngay dưới kia thôi nhưng sao em thấy xa tít mù khơi đến vậy, sao em thấy nhớ anh đến vậy chứ. Cả tháng nay gần như em ở bên anh cả ngày lẫn đêm, không rời nhau đến nửa bước chân, em bện hơi anh ấy mất rồi. Thìn ơi, em yêu anh thật rồi. Hãy tự tin như một người đàn ông chân chính mà đến với em đi anh!”.
Đặt tay vào bướm, Thụy Kha tự an ủi mình rằng cái chuyện Thìn nói là sẽ bỏ việc khi mẹ về Mĩ sẽ chìm vào quên lãng. Từ lúc tiễn mẹ ở Sân Bay, rồi cả buổi chiều, buổi tối hai đứa vẫn cơm nước bình thường không thấy Thìn nhắc đến, chắc là quên rồi. “Anh đừng đi, anh còn ở bên em là em còn thời gian để chứng minh cho anh thấy, tình yêu của em dành cho anh là thật, thực tâm em giờ đây rất cần anh, em cần anh không phải vì mục đích cho ai đó thấy, là em cần anh vì chính em”.
Bỗng Thụy Kha thấy điện thoại trên chiếc bàn nhỏ đầu giường báo có tin nhắn, cô chửa bao giờ nhận được tin nhắn của ai giờ này, ngoại trừ tin nhắn quảng cáo. Vội vơ lấy điện thoại, Thụy Kha thấy hiện lên màn hình chữ: “Chồng Yêu vừa nhắn tin cho bạn”.
Thụy Kha chưa dám mở máy ra ngay, điều cô lo sợ nhất có thể nằm trong nội dung tin nhắn, cô gần như chắc chắn như vậy. Tim cô đập mạnh như mình đang đứng trước giờ phút sinh ly tử biệt, chần chừ một lúc lâu, cô mới hạ quyết tâm mở tin nhắn. Trên đó chỉ có vài chữ thôi: “Thụy Kha lên sân thượng chơi không? Tôi muốn đàn hát cho Thụy Kha nghe”.
Cũng may không phải là cái nội dung kia, Thụy Kha thở phào nhẹ nhõm, cô khoác thêm lên vai một chiếc khăn mỏng để che đi đôi vai trần của mình và cũng là để bớt lộ đôi vú đang tênh hênh nửa đến gần nửa ra ngoài, không hiểu sao, đêm nay Thụy Kha lại chọn cho mình đúng chiếc váy mà cô đã để nó ở bụng hôm Thìn nằm đè lên người cô. Thụy Kha đi lên trên tầng thượng, chưa đến nơi nhưng tiếng đàn đã văng vẳng vọng xuống đập vào tai cô, tiếng đàn hôm nay của Thìn có nét đượm buồn.
Mở cửa bước ra sân thượng, cũng sắp đến Rằm, trăng sáng vằng vặc, trên trời chi chít những ngôi sao nhỏ đang lập lòe. Gió thổi vi vu làm tóc Thụy Kha bay bay trong gió, chiếc khăn cũng phấp phới phập phùng làm đôi vú của Thụy Kha bị hở ra phần trên. Vội thu chiếc khăn lại cho kín bầu ngực, Thụy Kha nhìn Thìn vẫn đang mải mê với lướt đôi tay mình trên phím đàn.
Thìn dừng tay đàn rồi ngồi sang một chút dành chỗ ngồi cho Thụy Kha cạnh mình:
– Thụy Kha ngồi xuống đây đi, tôi đàn cho Thụy Kha nghe nhé, Thụy Kha chỉ cần nghe thôi.
Thụy Kha ngồi xuống bên cạnh Thìn, cách Thìn chừng độ nửa mét, vướng cây đàn chứ không thì cô cũng chẳng ngại gì mà ngồi sát vào Thìn núp gió.
Rồi mọi thứ nhường lại cho không gian của những nốt trầm nốt bổng, của tiếng đàn du dương mê đắm lòng người. Những lúc buồn, Thìn thường tìm về với nhạc Trịnh, chỉ có nhạc Trịnh mới hiểu được nỗi lòng của anh, chia sẻ những nỗi buồn mà anh đang chất chứa trong lòng.
Những bài hát Hạ Trắng, Phôi Pha, Ru Ta Ngậm Ngùi, Như Cánh Vạc Bay, Diễm Xưa, Hoa Vàng Mấy Độ liên tiếp được Thìn thể hiện với trọn vẹn cảm xúc của anh về nhạc Trịnh, anh say xưa như quên trời đất, như quên mình là ai và mình đang ở đâu. Tiếng đàn réo rắt, trầm bổng hòa quyện cùng lời ca giọng miền Trung như rút ruột rút gan người nghe.
Thìn dừng tay đàn, những giọt sương đã bắt đầu nặng làm tóc hai đứa lấm tấm những giọt nước li ti, đêm đã về khuya, cũng thấy đủ, Thìn quay sang nhìn Thụy Kha, cô vẫn co ro trong chiếc khăn mỏng manh. Thìn chợt muốn lắm được ôm Thụy Kha vào lòng, để sưởi ấm cho người con gái yếu đuối đang rung lên vì lạnh, nhưng cậu vẫn không thể nào làm được, như có hai quả tạ đặt trong trái tim mình, như có bức tường thành cao lớn vô hình chắn ngang giữa cậu và Thụy Kha. Không biết làm cái gì, Thìn đành hát bài hát cuối:
– Thụy Kha, cũng muộn rồi. Tôi hát một bài hát nữa rồi mình đi xuống nhé. Bài hát này tôi tặng riêng Thụy Kha, từ giờ tôi sẽ không bao giờ hát bài hát này trước mặt người khác nữa, nó là của riêng Thụy Kha mà thôi. Bài hát Biển Nhớ. Thụy Kha nghe nhé.
Thụy Kha không chút ngượng ngùng, cô nhìn sâu vào đôi mắt anh, đôi mắt ấy cũng đang buồn như tiếng nhạc dạo vậy, đôi mắt ấy cũng nhìn lại cô nhưng như là ánh mắt của phút biệt ly. Vẫn nhìn Thụy Kha, Thìn bắt đầu thả giọng hòa chung với tiếng đàn:
“Ngày mai em đi.
Biển nhớ tên em gọi về.
Gọi hồn liễu rũ lê thê.
Gọi bờ cát trắng đêm khuya.
Ngày mai em đi.
Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ.
Sỏi đá trông em từng giờ.
Nghe buồn nhịp chân bơ vơ.
Ngày mai em đi.
Biển nhớ em quay về nguồn.
Gọi trùng dương gió ngập hồn.
Bàn tay chắn gió mưa sang.
Ngày mai em đi.
Thành phố mắt đêm đèn mờ.
Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn.
Nghe ngoài biển động buồn hơn.
Hôm nào em về.
Bàn tay buông lối ngỏ.
Đàn lên cung phím chờ.
Sầu lên đây hoang vu.
Ngày mai em đi.
Biển nhớ tên em gọi về.
Triều sương ướt đẫm cơn mê.
Trời cao níu bước Sơn Khê.
Ngày mai em đi.
Cồn đá rêu phong rủ buồn.
Đèn phố nghe mưa tủi hờn.
Nghe ngoài trời giăng mây tuôn.
Ngày mai em đi.
Biển có bâng khuâng gọi thầm.
Ngày mưa tháng nắng còn buồn.
Bàn tay nghe ngóng tin sang.
Ngày mai em đi.
Thành phố mắt đêm đèn vàng.
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng.
Nghe trời gió lộng mà thương”.
Thìn dồn cả tâm can mình vào bài hát, như một lời nhắn nhủ lúc chuẩn bị chia tay người mình yêu. Tiếng đàn cuối cùng vang lên trả lại không gian yên ắng cho hai người. Thìn đặt cây đàn sang bên cạnh rồi ngồi xích lại phía Thụy Kha một chút:
– Thụy Kha, nhớ giữ gìn sức khỏe, hãy biết yêu bản thân mình.
Nói xong, Thìn đứng dậy cầm đàn đi xuống trước, cậu bỏ lại Thụy Kha ngồi một mình như trời trồng, như hóa đá. Cô như đeo chì, như bị bóng đè khi không phản ứng gì trước hành động của Thìn, chỉ có nước mắt thành giọt chảy ra khỏi khóe mi. Vậy là Thìn đã thực sự ra đi.
Cánh cửa tum kêu “cạch” một cái như kéo Thụy Kha về với đời thực, làm cô thoát khỏi cơn mộng mị. Thụy Kha đứng dậy hai chân nhảy chồm chồm dẫy đành đạch làm đôi mông đít núng nính, đôi vú tưng tưng lên xuống, Thụy Kha tự nói với bản thân mình như hờn như dỗi:
– Cái đồ đáng ghét kia, tán người ta đến chảy nước ra rồi còn đòi bỏ đi. Hu hu hu hu hu, Anh bắt nạt em. Hu hu hu hu hu!
Ánh Tuyết vừa nhìn thấy chủ tịch bước vào phòng, cô cũng lờ mờ đoán được chuyện anh Thìn không còn là vệ sĩ của chủ tịch nữa, sáng nay vừa đến đã thấy bảo vệ báo là anh Thìn đã lấy chiếc Wave của mình từ sáng sớm đi mất rồi. Anh Tuyết đứng dậy báo cáo:
– Chào chủ tịch ạ, thưa chủ tịch, sáng nay anh Thìn…
Vừa nói đến đây thì Ánh Tuyết nhận được nét mặt giận giữ của chủ tịch:
– Thìn… Thìn gì mà Thìn… lần sau cấm nhắc cái tên đấy trước mặt tôi. Gọi cho Mai Ngọc, 15 phút nữa xuất phát đi Hưng Yên khảo sát nhà máy giày da.
Ánh Tuyết xuýt nữa thì phọt đái ra cả quần lót, cũng may là vừa đến công ty cái đái luôn nên trong bàng quang không còn giọt nào. Còn một chuyện nữa mà Ánh Tuyết tiện mồm hỏi luôn:
– Vâng thưa chủ tịch, có cần em cho đăng tuyển vệ sĩ mới không ạ?
Lần này thì Ánh Tuyết thực sự là chạm vào nọc của Thụy Kha rồi, cô hằm hằm nhìn thẳng vào mặt Ánh Tuyết nói như quát:
– Không cần, cấm nhắc đến từ vệ sĩ trước mặt tôi. Báo Mai Ngọc luôn đi.
Lần này thì Ánh Tuyết thấy quần lót mình ươn ướt một chút, rõ ràng là cô vừa phọt nốt giọt nước đái sót. Môi Ánh Tuyết run bần bật mãi mới hỏi thêm một được một điều cần thiết cho chuyến đi sắp tới:
– Vâng, em không dám nữa ạ. Để em báo lái xe phòng Hành chính đưa chủ tịch đi nhé.
Thụy Kha đang định mở cửa phòng làm việc bước vào, nghe Ánh Tuyết nói vậy thì cũng bớt tức giận đi một tí nhưng độ căng trong giọng nói vẫn không giảm đi là bao:
– Tôi tự lái.
Nói xong Thụy Kha bước vào trong phòng, bỏ lại Ánh Tuyết ngực vẫn phập phồng vì run sợ, Ánh Tuyết tự thấy bản thân nếu bị hiếp cũng không đến nỗi sợ như vậy.
Thụy Kha bước vào trong phòng, ngồi xuống chiếc ghế salon ở bàn uống nước, cô thầm nghĩ: “Tuyển vệ sĩ mới ư? Còn lâu nhé. Lái xe khác ư? Còn lâu. Anh đi rồi sẽ trở về thôi”.
Vậy là Thụy Kha, Mai Ngọc và Ánh Tuyết ngồi trên chiếc Audi Q5 về Hưng Yên để khảo sát tình hình thực tế nhà máy sản xuất giày da mà công ty có ý định mua lại, đáng lẽ chuyến khảo sát này phải thực hiện từ lâu rồi nhưng đợt vừa rồi mẹ Thụy Kha về nên cô đành hoãn lại đến ngày hôm nay. Nếu bình thường thì người đang cầm lái phải là Thìn, nhưng hôm nay Thụy Kha lái xe chở Tổng giám đốc và cô thư ký của mình đi, hai người này không biết lái xe.
Gần 2 tiếng đồng hồ ngồi trên xe, cả ba người không nói với nhau bất kỳ câu gì, chủ tịch thì không nói làm gì rồi, mặt vẫn hằm hằm từ sáng đến giờ làm hai người còn lại không dám mở lời, chỉ sợ bị ăn mắng.
Mai Ngọc cũng vừa mới biết chuyện Thìn không làm vệ sĩ cho chủ tịch nữa qua thông tin mà Ánh Tuyết vừa cung cấp, cô cũng buồn man mác, dẫu biết rằng mình và anh sẽ chẳng thành một đôi, nhưng anh còn làm vệ sĩ ở công ty thì thi thoảng vẫn được nhìn thấy bóng hình anh, gọi là có chút an ủi. Nay anh đã đi rồi.
Ánh Tuyết thì rõ là thấy thiếu thiếu một cái gì đó lúc đi làm ở công ty, còn đâu những lần đong đưa cặp chân để cho anh nhìn quần lót nữa, không biết anh đi rồi mình có còn cảm hứng để hát bài ca Thìn Tuất Sỉu Mùi mỗi lần lâm trận với anh chàng người yêu không? Giờ anh đã đi rồi.
Xe đi công việc mà giống như là đang đi đám ma vậy, mỗi người thả trôi tư tưởng mình đi đâu không ai biết, vì có ai nói cho nhau đâu mà biết. Chỉ có người ngoài như tôi đây mới biết, đích đến của những suy nghĩ vẩn vơ của ba người phụ nữ kiều diễm này đều là cái anh chàng vệ sĩ cao to đẹp giai quê Quảng Bình.
Để lại một bình luận