Phần 76
– Này… Trả!
Tôi còn chưa kịp hết bất ngờ vì tiếng nói như hét ngay bên cạnh, thì lại giật mình vì âm thanh của một thứ gì đó đập xuống ngay cạnh mình.
Nhìn ra thì mới biết là cô ả Phương Linh kia đang đứng đó, nhìn tôi rôi hất hàm về phía cái bút đang nằm gọn trên mặt bàn.
– Có chuyện gì? – tôi hỏi mệt mỏi.
– Tôi đền cái bút hôm trước chứ sao? – cô ta trả lời mà chẳng buồn tia về phía tôi một nửa ánh mắt.
Hết nhìn thái độ ấy, lại nhìn xuống cái bút màu hồng trên bàn, cười khẩy rôi gạt nó sang chỗ cô ta.
– Xin lỗi… Tôi không cần.
– Chẳng cần biết… Tôi trả rồi, cầm hay không là việc của anh. Tôi chẳng còn nợ anh gì nữa cả.
– Ai dám bắt nợ cô mà phải trả. – tôi hừ nhạt.
Tuy là nói chuyện với nhau nhưng chẳng có gì giống như là cô ta qua tâm đến thái độ cuả tôi, lấy sách vở ra chuẩn bị cho mộn học sắp bắt đầu. Tôi cũng vậy.
Còn về phía cái bút kia, nó vẫn nằm chỏng chơ ở đó, và cho đến cuối buổi cũng không có biểu hiện gì là nó sẽ được một trong hai đứa cầm lên cả.
Tan học, đeo tai nghe lên. Tôi tiến ngay về phía bến xe buýt ngoài cổng trường cùng với cái balo to kệch trên vai. Hôm nay nó nặng hơn bình thường vì cả đống quần áo trong đó.
Hôm nay tôi về quê.
Đang đứng đợi xe thì tôi chợt thấy cô gái kia từ phía cổng trường đi ra và đang tiến về chỗ này. Án mắt thiện cảm cùng vẻ mặt khó chịu là những gì tôi và cô ta trao cho đối phương khi nhìn ra nhau.
“Quý tộc nay lại đi xe buýt cơ à?” – tôi thầm nghĩ trong đầu.
Bao buổi học trên lớp, với vẻ bên ngoài của cô ta đều khá thừa để tôi khẳng định được mình đang kết thù với một tiểu thư nhà giàu, sinh ra và lớn trên trong một gia đình chẳng có gì ngoài hai chữ điều kiện.
Trước đây tôi chưa từng thấy cô ta đợi xe buýt bao giờ cả. Thậm chí đôi lần tôi còn gặp cô ta bước lên một chiếc xe hơi đen bóng sang trọng nữa cơ.
Về cô ta, trông thấy tôi đã đứng ở đấy từ trước thì liện quay lại đứng dựa lưng vào bức tường cạnh đó chứ không qua đây nữa. Tôi chỉ nhìn để biết vậy chứ chẳng buồn để ý thêm làm gì.
Chừng mấy phút sau xe cũng đã tới, rút vé tháng ra cầm trên tay, đang định bước lên thì một bóng người từ sau tôi vụt chạy qua làm tôi chựng lại. Cô ta cũng đi xe này sao?
Mọi người lên xe này khá đông, nên từ phía sau tôi cứ bị đẩy ra phái trước.
– Có đi xe không mày? – một ông chẳng biết năm mấy, râu ria xồm xoàm, mắt đeo kính cận, hỏi tôi bằng giọng bực dọc bực dọc.
Tự nhiên tôi lại chẳng muốn lên cái xe này nữa liền lách ngược quay lại:
– Không ạ.
– Mẹ, không thì trách ra còn cho người ta đi chứ.
Tôi cười khẩy, chỗ ngồi bến xe giờ vắng tanh, tôi ngồi xuống đợi chuyến sau. Kệ, còn sớm chán.
Khoảng một tiếng sau…
Tôi đang đứng trên tuyến buýt số 58 dần xa nội thành, tay xoay xoay tấm vè tháng. Trên xe cũng có khá đông người, ghế ngồi thì chật kín, mấy người khác cũng đang phải đứng như tôi.
Dường như mấy xe thuộc ngoại thành như này không được đầu tư lắm hay sao ấy mà nóng gần chết nhưng chẳng có tí điều hòa nào cả. Trong khi mấy ngày trời nóng mà lên mấy cái xe trong trung tâm thành phố thì lúc lên với lúc xuống không cẩn thận còn bị sốc nhiệt.
Qua cầu Thăng Long, có hai, ba người xuống xe, cơ mà tôi vẫn chưa tìm được chỗ ngồi.
Đến điểm tiếp theo, chỗ khu công nghiệp Bắc Thăng Long thì mất non nửa xe đi xuống, nhìn thấy cả đống ghế phía cuối xe, tôi liền lách qua đám đông mà đi xuống.
Nhưng đột nhiên xe phanh gấp lại, làm tôi đang đi xuống bị quán tính đẩy chúi về phía sau va vào một người nào đó rồi ngã chổng kềnh ra sàn. Xung quanh có vài người không bám vững cũng chúi xuống như vậy, còn ai bám được thì cũng mái hết mặt sau cú phanh.
– Mẹ mày, sang đường không nhìn xe, muốn chết à? – tiếng ông lái xe thò mặt qua cửa kính, mắng một thanh niên đang chạy nhanh về phía gầm cầu vượt, không ngoảnh lại.
– Mọi người không sao chứ? – anh phụ xe chạy xuống rất tận tình… dìu mấy bạn nữ đứng dậy.
Tôi cũng quay luôn sang người mình vừa va phải. Nhìn thì cũng có vẻ là sinh viên năm nhất như tôi:
– Cậu không sau chứ?
– Ừ, không.
Cả hai thằng đứng dậy, phủi quần áo, tôi cúi xuống nhặt tấm vé dưới chân mình lên. Phía bên kia, cậu ta cũng làm tương tự. Tuy nhiên chiếc vẻ đó không có hình của tôi, nhưng tôi lại bị chú ý về phía dòng chữ đen quen thuộc cạnh đó:
– Trần Trung Nghĩa?
– Trần Trung Nghĩa?
Cả hai thằng chẳng ai bảo ai cùng đọc xong bất giác nhìn nhau ngớ ngẩn rồi cười. Ai ngờ đi xe buýt lại được gặp anh em cùng cha khác ông nội.
Trả lại cho tôi, cậu ta nhận vé của mình rồi xuống luôn bến xe buýt cạnh đó. Còn tôi thì lại quay lại phía cuối xe tìm chỗ ngồi.
Vừa ngồi xuống ghế là nhạc hai bên tai tắt, kèm theo mấy tràng rung lên tê hết đùi. Tôi giở máy ra, là mẹ.
– Dạ con nghe ạ?
– Về đến đâu rồi?
– Con vừa qua cầu Thăng Long.
– Thế tầm bao lâu nữa về đến nhà?
– Con vẫn chưa biết, để khi nào về gần đến nơi con gọi mẹ ạ.
– Ừ, mà ăn gì chưa?
– Con chưa. Hì, học xong cái về luôn ạ.
– Ăn tạm gì đi cả đói.
– Không, về nhà ăn cơm mẹ nấu ngon hơn.
– Cái mồm… cái mồm…
– Hề hề…
– Thế gần đến nơi điện nhé.
– Vâng ạ.
– Ờ.
Nghe giọng mẹ có vẻ mong lắm. Cũng phải thôi, con giai đi học cả tháng rồi mới về mà. Nghĩ lại thì cũng lâu thật, có khi hơn tháng ấy, tại mấy ngày nghỉ toàn mắc việc, nào thì chào mừng tân sinh, nào thì khám sức khỏe, hội thảo các thứ. Mãi giờ mới có thời cơ về.
Bấm màn hình xem giờ thì thấy máy tôi đã có mấy tin nhắn từ lúc nào, giở ra thì toàn là của X, tên của người bạn bí ẩn trong danh bạ của tôi. Chắc vừa rồi đứng, với cả xe đi rung nên không biết có tin nhắn đến.
– Này.
– Một đứa con gái bỏ nhà đi bụi thì có xem là chuyện bình thường không nhể?
– Cậu?
Đó là những gì tôi nhận được, và toàn bộ sự chú ý của tôi đổ dồn về tin nhắn thứ hai. Ngay lập tức tôi trả lời lại;
– Có chuyện gì xảy ra với cậu vậy?
Không lâu sau đó, đã có tín nhắn gửi về.
– Tớ chán ngán cái cuộc sống này lắm rồi.
Những tin nhắn có vẻ buồn buồn của cô bạn này thì tôi đã xem qua không ít, nhưng chưa bao giờ tôi thấy tin nhắn nào như kiểu này cả. Biết là có chuyện gì đó không hay, nên tôi soạn gửi lại ngay lập tức.
– Thật ra là có chuyện gì vậy?
– Mọi chuyện, mọi người, mọi thứ, tất cả đều quay lưng lại với tớ.
– Cậu đang ở đâu?
– Cậu hỏi làm gì?
– Nói nhanh đi.
– Tớ đang ở hồ Gươm.
– Chờ ở đấy.
Tôi vội đứng dậy bấm đèn rồi đi ra phía cửa xuống.
Đặt chân xuống đất, tôi liện đi ngay sang bên kia đường. Dưới cái nắng đầu giờ chiều cuối thu khá nóng, nhưng tôi dám chắc là đầu mình còn nóng hơn cả nhiệt độ ngoài trời nữa kìa.
Nhìn xuống điện thoại, không thấy có tin nhắn mới nào, tội vội vàng làm một việc mà trước đây chưa từng làm lần nào cả, gọi điện cho cậu ấy. Lần đầu tiên.
Cả một loạt tiếng tút dài trôi qua mà cậu ấy không bắt máy.
Đang định gọi một cuộc nữa thì có tin nhắn đến:
– Tớ vừa có chút chuyện, cậu gọi có chuyện gì vậy?
– Gọi để nói chuyện cho cậu đừng nghĩ quẩn chứ sao.
– Nghĩ quẩn? Là sao?
– Một người con gái cảm thấy bị cả thế giới quay lưng đang ngồi cạnh một cái hồ. Cậu nghĩ thử xem tớ sẽ suy nghĩ gì.
– Cậu nhầm rồi. Mọi chuyện không phải vậy đâu. Chỉ là tớ muốn tâm sự chút thôi.
– Chắc chứ. Chẳng có vẻ gì giống vậy cả.
– Thật mà. Tớ chỉ muốn nói chuyện thôi.
– Cậu có biết là với những gì cậu nói cho tớ lúc nãy nó khó để hiểu như vậy lắm không?
– Xin lỗi mà. Tuy không đến mức như cậu nghĩ, nhưng tớ đang có chuyện buồn thật.
– Vậy nói tớ nghe đi, có thể tớ sẽ giúp được gì đấy.
Gửi xong tin nhắn, tôi lại lượn lờ qua mấy dòng xe, quay lại bên đường vừa xuống. Mấy người ngồi trong quán nước cạnh đó nhìn về tôi bằng ánh mắt khó hiểu như kiểu người ngoài hành tinh mới đổ bộ.
– Cậu đang làm gì thế?
Tôi cười khổ nhìn mấy người trong quán rồi soạn tin trả lời:
– Tớ chẳng làm gì ngoài lo lắng cho một ai đó rồi bỏ luôn chuyến xe về quê để định bắt xe ngược lại cả.
– Tớ xin lỗi cậu nhiều lắm. Thật sự là tớ không hề muốn làm vậy đâu.
– Nói vậy thôi, tớ đi xe buýt nên cũng không phải đợi lâu đâu.
– Tớ xin lỗi.
– Thay vì xin lỗi thì cậu nên cho tớ biết chuyện gì đang xảy ra đi.
Và rồi cậu ấy kể…
Có vẻ như là cậu ấy bị gia đình mình gán ghép cho một thanh niên nào đó mà mình không thích. Sau khi cãi nhau thì bị mắng cho một trận rồi cáu giận “bỏ nhà” ra đi.
– Tớ nghĩ cậu không cần như thế đâu. Gán hay ghép gì là việc của ông ấy. – lúc này tôi đã nhảy sang xe 08 của tỉnh mình – Nhưng quyền quyết định vẫn ở cậu thôi. Tin tớ đi, kể cả mọi người không ai ủng hộ cậu thì vẫn còn người ấy cùng thằng bạn nhắn tin cùng là tớ mà. À, còn cả Thảo nữa.
– Cảm ơn cậu.
– Ơn huệ gì, tớ có giúp gì được cậu ngoài mấy lời nói đâu.
– Kể cả vậy, thì cũng có nhiều ý nghĩa với tớ lắm.
Tôi mỉm cười, có lẽ từ Ngọc Mai mà cái khả năng khuyên nhủ người khác lại truyền sang cho tôi rồi.
Đoạn đường gì mà xóc kinh vậy trời, nãy giờ ngồi băng ghế cuối mà cứ nhảy lên nhảy xuống. Nhìn con đường đất gồ ghề với đồi núi xung quanh tôi tự hỏi chẳng biết bao giờ nó mới được làm lại.
Qua con dốc là từ ô cửa sổ mở, một làn gió mát phả thẳng vào người tôi như thổi luôn đi cái cảm giác nóng nực nãy giờ. Nhìn ra bên ngoài, hồ Đại Lải êm ái lăn tăn những ngọn sóng theo gió. Cạnh đó là mấy thằng nhóc đang rủ nhau quây quần tắm ở rệ bờ.
– Giờ tớ phải là gì nhỉ?
– Còn làm gì nữa. Về đi, hẳn là người ấy đang mong cậu lắm đấy.
– Hôm nay người ấy không ở nhà.
– Như nhau cả thôi, cậu nghĩ là người ấy giờ này sẽ muốn cậu ở nhà hay là lông bông ngoài đường?
– Tớ hiểu rồi. – mất một lúc sau mới có tin nhắn trả lại.
– Đi về cẩn thận đấy. Đến nơi thì nhắn tin cho tớ.
– Tớ biết rồi, chào cậu nhé.
– Ừ, chào.
Xong xuôi tôi thả người ra thành ghế phía sau mà chợp mắt một lúc. Tỉnh dậy thì đã thấy đến chỗ ngọn tháp chùa Biện. Rồi cứ vậy mà cảnh vật hai bên đường bắt đầu thân quen dần lại.
Mấy phút sau, tôi xuống bến, nhìn quanh rồi tiến về phía người phụ nữ với chiếc xe máy dựng gần đó, cười tươi:
– Con chào mẹ!
Để lại một bình luận