Phần 41
Tối về con em gọi điện báo, em đã sinh con trai. Sợi dây chuyền vẫn ở trong túi của tôi.
Nhưng đúng là khó mà trông mặt mà bắt hình dong, từ khi có chị, không khí trong khu camp của chúng tôi thay đổi hẳn theo hướng tích cực hơn, tươi mát hơn, sinh động hơn. Những giỏ cây xanh được treo trước hiên nhà, nhà ăn trang trí tranh ảnh sặc sỡ đỡ tẻ nhạt hơn trước, vườn hoa sau nhà ăn được trồng thêm nhiều hoa hơn và có thêm mấy cái ghế và bàn uống nước. Các biển hướng dẫn cũng được viết theo lối vui vẻ hơn, ví dụ như WC nam giờ ghi là “Khu dành cho những người đi vệ sinh đứng, không phân biệt giới tính”… Và điều tôi thích nhất, là giờ có hẳn một khu để chuyên làm BBQ và tiệc ngoài trời mà giờ được tổ chức mỗi tối thứ 7 hoặc khi có sự kiện ăn mừng như sinh nhật chẳng hạn. Mỗi buổi liên hoan chị luôn là người khuấy động phong trào, rồi ép mọi người nhảy nhót, hát hò và kết thúc khi không còn ai tỉnh.
Mấy tuần rồi, tôi vẫn chưa thể nhận được quà của giống.
Công việc đã đến giai đoạn nước rút, chỉ còn khoảng hơn tháng là đến giai đoạn chạy thử. Chúng tôi bận túi bụi, chẳng còn biết thời gian, mỗi ngày lê tấm thân về phòng, tôi ngủ say như chết. Tôi với giống hầu như chỉ quan hệ theo quy trình xả.
Để đảm bảo công trình đạt chất lượng, chúng tôi có thuê chuyên gia về môi trường trong quá trình chúng tôi thiết kế và thi công nhà máy. Chú rất có kinh nghiệm và từng làm chuyên gia cho UNDP, FAO. Rồi chuyện xảy ra. Một phần do công việc quá nhiều, một phần chủ quan, nên khi chú vào thăm nhà máy, tôi cũng không yêu cầu làm các thủ tục an toàn thông thường và cắt cử người đi kèm như quy trình yêu cầu. Chú bị ngã xuống bể xử lý và bị rạn xương. Viết tường trình, đánh giá trách nhiệm… nhưng Sếp lại yêu cầu tôi đi theo trông nom chú trong khi chờ người nhà vào.
Hồi bé tôi đã phải nằm bệnh viện gần gần hai tuần do trèo sấu bị gãy chân, tôi giờ vẫn ghét bệnh viện, sợ thuốc, sợ tiêm. Bước chân vào bệnh viện là cả người lại gai gai. Đưa chú vào bệnh viện, làm thủ tục xong và đưa chú đi làm các xét nghiệm. Do chú cũng chỉ rạn xương nên cũng không yêu cầu chăm sóc đặc biệt và bệnh viện Chợ Rẫy cũng chỉ cho phép người nhà vào thăm trong những giờ giới hạn. Một ngày tôi chỉ vào bệnh viện có mấy tiếng, nhưng cũng chẳng đi đâu được. Trong khi công trường nhiều việc nên cũng sốt ruột chỉ mong người nhà chú vào sớm để tôi về. Ngày thứ ba, cuối cùng chú thông báo người nhà đã vào và nhờ ra sân bay đón hộ.
Tôi cũng chẳng biết mặt người nhà chú, nên chẳng muốn đứng lang thang đón, tôi ngồi đợi ở quán cà phê đợi. Đang chán nản nhấm ly cà phê toàn đá, điện thoại reo lên:
– A lô! Chào anh! Anh có phải người công ty ra đón tôi không?
Giọng phụ nữ cất lên trong điện thoại.
– Vâng chào chị! Em là người ra đón chị.
– Vâng, cảm ơn Anh. Tôi vừa xuống máy bay, anh đợi một lát.
Một lúc sau, điện thoại lại cất lên.
– A lô! Chị ra ngoài chưa ạ?
– Tôi ra rồi. Anh đang ở đâu?
– Em đang ngồi quán cà phê ngay ngoài. Chị chờ em một lát em quay vào đón chị.
– Thôi, anh cứ ngồi đó tôi ra.
– Vâng cũng được. Chị ra khỏi sảnh đến, rẽ phải, quán cà phê cuối hành làng. Em mặc áo thun xanh, mũ cap màu xanh nước biển chị nhé.
Một người phụ nữ, mặc áo len trắng cao cổ, quần jeans, đi ủng đen, đeo cái kính mát to tướng đang tiến về phía tôi. Đoán chắc đúng người, tôi đứng dậy. Chị tiến lại tôi, dơ tay bắt. Bàn tay ấm áp, mềm mại.
– Chào chị.
– Chào em. Em là người đón chị đúng không?
– Vâng.
Chị chuyển ngôi sang gọi tôi là em. Đỡ cái vali kéo của chị để gọn vào, tôi hỏi:
– Chị uống gì không?
– Gọi cho chị ly cà phê.
Vừa nói chị vừa tháo kính ra khỏi mắt. Một khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa, đôi mắt hai màu trắng đen phân biệt, linh động. Chị trang điểm tương đối đậm, môi tô son đỏ chót, mắt kẻ chì đen, má đánh phấn hồng và nước hoa nức mũi, mái tóc uốn xù đến ngang vai cá tính.
Ngồi xuống ghế, chị lắc lắc đầu, rồi lấy tay quạt quạt vào mặt.
– Sài Gòn nóng em nhỉ, trả bù cho Hà Nội đang mùa đông.
– Vâng chị. Bắt đầu mùa khô rồi, trời nóng hơn chút.
Mồ hôi bắt đầu xuất hiện trên trán và đầu mũi chị. Tôi đề nghị.
– Hay chị bỏ bớt áo len đi cho mát.
Chị nhìn quanh như tìm chỗ thay áo. Tôi bèn chỉ vào trong:
– Chị vào trong quầy kia mà thay nhờ.
Chị đứng lên đi vào trong. Một lát chị quay lại với cái áo thun trắng có hình tháp Eiffel ở ngực. Mặc dù không có vẻ thanh xuân của thiếu nữ, nhưng lại mang vẻ no đủ, thành thục với ba vòng đầy đặn, nảy nở và làn da trắng hồng, toát lên vẻ hấp dẫn, quyến rũ của người phụ nữ trưởng thành.
Ngồi xuống ghế, uống một ngụm cà phê, chị quay người mở cái túi nhỏ treo bên ghế, lấy ra gói thuốc lá màu trắng xinh xinh và rút một điếu châm lửa. Tôi hơi bất ngờ, vì rất ít phụ nữ hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ trong có vẻ trí thức như chị. Chị nói chuyện cởi mở, nên câu chuyện của chúng tôi rất tự nhiên. Và tôi biết thêm thông tin về chị, chị từng học báo chí ở Nga và đang làm cho VP Đại diện cho một công ty viễn thông nước ngoài, con cả trong nhà, hơn tôi đúng một giáp, đây là lần thứ hai vào Sài Gòn.
– Lần trước chị vào có mấy ngày, toàn công việc chẳng chơi được gì. Lần này em phải giới thiệu cho chị đấy nhé.
– Em cũng ít dịp lên Sài Gòn, có khi còn biết ít hơn chị.
Tôi thật thà khai báo. Chị cười, có vẻ không tin lắm.
– Hay thấy chị già, em không muốn đi.
– Chị mà già gì, chị không thấy mấy ông bàn bên cạnh lau hết mấy hộp giấy ăn à. Em được đi chơi với chị là trèo cao ấy chứ.
Tôi nịnh tí, chị cười vẻ rất thích. Đàn bà chỉ thích nghe bằng tai.
Gọi chiếc taxi, chúng tôi về khách sạn tôi đang ở lấy phòng cho chị và vào thăm chú. Chú có vẻ rất vui khi nhìn thấy chị. Sau khi đưa chị đi gặp bác sĩ điều trị và nắm được thông tin của Bác, chị có vẻ yên tâm. Tôi cũng yên tâm phần nào, ngày mai tôi có thể quay về với công việc.
Hết giờ thăm, tôi đưa chị đến quán cơm gà gần đó do người chủ gốc Tàu mở. Trong khi chờ cơm, tôi gọi điện thoại để hỏi tiến độ công việc và gọi cho Sếp thông báo lịch của tôi. Đang nói chuyện với Sếp chị giật lấy điện thoại của tôi.
– Cháu chào chú, cháu đây ạ. Cám ơn chú đã lo chu đáo cho ba cháu và cho người chăm sóc ba khi cháu chưa vào được… Vâng… Nhưng cháu vào kết hợp công việc, nên không rảnh hoàn toàn để chăm cho ba cháu… Vâng… Vậy còn gì bằng. Cám ơn chú.
Chị nói chuyện xong mặt tỉnh queo đưa điện thoại cho tôi. Đưa điện thoại lên nghe, Sếp dặn:
– Cháu thu xếp ở thêm mấy ngày đỡ chị ấy vậy. Chị ấy xử lý xong công việc, thì cháu về cũng được. Công việc để chú thu xếp.
– Vâng… cháu sẽ cố.
Tôi chán nản tắt điện thoại. Chị nhìn tôi cười cười vẻ chế nhạo.
– Đứa nào vừa nói đi chơi với chị là vinh dự, mà giờ lại trốn.
Tôi bực mình và cũng cay cú:
– Em sợ không cưỡng được sự hấp dẫn của chị, rồi lại làm việc có lỗi, bấy giờ đừng trách em nhé.
– Xì… nếu em dám.
Gà thơm mềm, cơm mềm thấm đẫm nước ninh gà, chị cứ xuýt xoa. Rất nhanh, ăn xong, hai chị em về khách sạn nghỉ ngơi. Về đến phòng, tôi gọi điện cho giống, thông báo kế hoạch ở lại thêm mấy ngày, nhưng không nói gì về chị. Giống phụng phịu không bằng lòng rồi bắt tôi về bù mới chịu.
Buổi chiều như thường lệ vào thăm chú, nghe bác sĩ thông báo tình hình không có gì nghiêm trọng, vết gãy phục hồi tốt, một tuần nữa chú có thể dùng nạng đi lại và có thể xuất viện được. Nghe thế tôi cũng yên tâm.
– Tối nay kế hoạch như thế nào em nhỉ?
Sau khi hết giờ thăm tối, trên đường chúng tôi về khách sạn, chị hỏi:
– Tùy chị thôi. Chị muốn gì em cũng chiều.
Từ lúc bị chị gài, tôi vẫn còn cảm giác bực bội, nên tùy ý và cợt nhả. Nhưng có vẻ, chị cũng không quan tâm hoặc có khi chấp nhận.
– Tối nay đi sàn nhé.
– Vâng. Nhưng chị em mình nhảy với nhau hay tùy tìm bạn nhảy?
Chị quay lại nhìn tôi, ánh mắt tỏ vẻ hơi khinh thường:
– Tùy biểu hiện nhé, ngon thì chị cho nhảy cùng.
Vụ nhảy nhót này tôi hồi sinh viên tôi có đi học ở CLB trường, cũng chẳng biết mình có giỏi hay không. Nhưng từ khi có chị Chính, các buổi liên hoan ở camp tôi cũng hăng lắm và chị Chính toàn đòi nhảy cùng. Tôi nói cứng.
– Rồi chị sẽ biết.
Để lại một bình luận