Phần 17
Đông qua Xuân tới, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc tốt tươi, vậy là tôi đã ở nơi này được mấy tháng rồi. Công việc tiến triển tốt, một cái móng của ngôi trường khang trang trong tương lai đã hình thành… Tôi vẫn qua lại chơi bên mấy cô giáo đều, vẫn cùng nhau luộc sắn nướng ngô, các cô quý tôi lắm, nhưng tôi vẫn không có rung động để cưa cẩm cô nào cả, vô tư coi mấy cô như chị, em gái thôi..
Lão Phồn thì vẫn đưa chị Na chăn lợn đi chén đều đặn ngoài thị trấn, lúc nào về cũng “mặt mày hớn hở, ngực nở đầy rôm”, có lẽ lão thỏa mãn…
Chiều về, khi hoàng hôn sắp tắt, ánh mặt trời khuất dần sau khe núi xa xa, tôi thơ thẩn ra mé sông nhìn sang phía bờ bên kia, khói lam chiều mờ mờ sau làn sương mỏng, bay lên từ những nóc nhà thưa thớt nấp ló bên đồi… Cảnh vật nên thơ yên bình quá…
Bên kia sông, trải dài là những cánh đồng ngô vừa mới trổ bông, hương thơm nồng nàn và ngọt dịu của những bắp ngô non theo gió bay sang tận bờ bên này, những ngọn ngô mới trổ hoa, thấp thoáng một màu nâu bình dị, hiền lành như màu của đất. Mỗi khi gió dưới sông thổi lên, những sợi râu ngô vàng óng lại đua nhau phấp phơ đan xen trong ánh nắng chiều…
Lòng thấy xao xuyến quá, yêu quê hương yêu cuộc sống bình yên này, tôi khe khẽ hát một mình những lời trong một bài hát quen thuộc:
… Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá như tình yêu đôi ta
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió như trời quê biên cương
Em ơi có nơi nào hơn
Chiều biên giới khi mùa hoa đào nở
Khi mùa sở ra cây lúa lượn bậc thang mây
Mùi tỏa ngát hương bay
Chiều biên giới em ơi
Nhớ bao điều thân thương
Đôi ta cùng chiến hào
Tình yêu đẹp tiếng hát giữa đất trời quê ta
Em ơi! Giữa nông trường lộng gió
Tình gắn bó nghe cuộc đời say nồng
Trời rộng mênh mông ánh chiều tà
Bâng khuâng một lời hát đang dâng…
Sắp đến mùng 8 tháng 3, thấy mấy cô giáo kể chuyện bọn em đang tập luyện để thi văn nghệ trên huyện, hôm ấy 2 em Hồng Nhung cũng biểu diễn một tiết mục, anh nhớ đi xem cổ vũ bọn em nhé… Ừ, đi thì đi ngại gì…
Hôm ấy chẳng nhớ là vì lý do gì mọi người bận hết, còn mỗi mình tôi đi xem các em biểu diễn, cũng là đi cổ vũ cho trường luôn. Tôi nhớ tôi lấy con xe WIN đưa lão Phồn ra thị trấn để về Hà Nội sau đó mới quay lại đón 2 em Hồng Nhung đi, mấy anh chị trong trường đi trước rồi. Quãng đường 15 km ra thị trấn vẫn xóc như ngày nào, 2 em ngồi sau nẩy tâng tâng, em Hồng cứ phải ngồi thật sát bám thật chặt vào áo tôi, thỉnh thoảng cái chỗ mềm mềm trước ngực em lại khẽ chạm vào lưng tôi, thấy thích thích chẳng biết là hàng thật hay hàng độn…
Đến nhà văn hóa Huyện, đây là hội diễn của ngành giáo dục, các tiết mục văn nghệ chào mừng 8/3. Để mặc cho các em cùng với trường ra phía sau trang điểm, tôi ngồi dưới theo dõi. Mặc dù toàn là không chuyên, cây nhà lá vườn nhưng có nhiều tiết mục hay phết, dù sao các thày các cô cũng toàn là người có năng khiếu văn nghệ.
Tôi thấy các trường thi trước người ta lên tặng hoa nhiều lắm, mình là trường vùng xa, không có ai tặng hoa thì các em cũng tủi, mới lại bây giờ vẫn chưa đến lượt biểu diễn của trường mình nên tôi đi ra phố định mua bó hoa về lát tặng cổ vũ tinh thần các em.
Phố này phố huyện nhưng tìm hàng hoa thật là khó, tìm được bó hoa đẹp càng khó hơn, tôi ở Hà Nội không quem mua hoa xấu bao giờ… Tìm mãi mới mua được một bó hoa tạm ưng ý một chút..
Về đến nơi, hỏi người bên cạnh thì tiết mục biểu diễn múa của hai em Hồng Nhung trường tôi đã diễn ra trước đó rồi mới đau, tiếc quá. Chị khán giả bên cạnh bảo:
– Trường ấy còn một tiết mục nữa thôi, đơn ca
Chả thấy bóng dáng 2 em kia đâu, thôi cứ ngồi xem nốt tiết mục này đã, lúc nào thấy mấy em gọi thì về.
Đó là một tiết mục đơn ca của một cô giáo trẻ ở ngôi trường tôi đang thi công, khi cô ấy vừa bước ra, tôi đã không khỏi bất ngờ, sao gương mặt ấy lại có nét gì thân quen đến thế…
Tiếng nhạc dạo êm đềm, và khi em cất tiếng hát lên thì cả căn phòng lặng im, tôi chìm trong cảm xúc, ánh mắt ấy quen lắm nhưng buồn hơn rất nhiều, tôi ngồi cũng khá gần nên ngắm em thật kỹ, đôi mắt ấy long lanh, giọng hát ngọt ngào đầy cảm xúc… Và nụ cười ấy như biết nói, khiến cho tôi như say đi, xao xuyến, bồi hồi…
… Vẫn xa vời và ngút mắt mênh mông, hết nửa dòng sông và mấy cánh đồng
Hoa giấy nhà ai trông đỏ quá
Trưa em về, anh có đợi em không?
Đời hai ta, đời hai ta gắn bó với hai sông…
… Đời hai ta, đời hai ta hai ngả chẳng thong dong
Em – cánh cò, anh – cánh vạc bên sông
Nỗi nhớ ơ ơ… Nỗi nhớ đọng sâu trong hương lúa tìm hơi nhau qua hun hút gió đồng
Dẫu xa vời và ngút mắt mênh mông, muốn nói cùng anh, nói cùng anh sao khó nói
Trưa em về, anh có đợi em không?…
Hay quá, sao lại ngọt ngào và cảm xúc đến thế chứ. Tôi như đắm chìm vào trong lời hát, và bị cuốn sâu vào trong đôi mắt ấy. Cô gái này là một hình bóng rất thân quen, chắc chắn tôi đã được gặp em ở đâu đó… Không thể nào nhớ được…
Bài hát kết thúc, trong tiếng vỗ tay thật to của khán giả mà tôi vẫn tiếc ngẩn ngơ, chỉ kịp chạy lên em đã bước ra phía cánh gà, đưa vội cho em bó hoa, tôi lí nhí trong khi tim đập thình thịch “Tặng em… Em hát hay quá”
“Em cảm ơn ạ”
Tôi ngây người say đắm… Như kẻ mất hồn
– Anh Quân…
Tiếng Nhung với Hồng gọi làm tôi giật mình
– Anh thấy tiết mục của trường em có hay không?
– Quá hay…
– Chúng em múa có đẹp không?
Tôi nào có được xem múa, trong đầu bây giờ vẫn chỉ ngập tràn hình ảnh cô giáo với những lời trong bài hát “Thì thầm với dòng sông” của Nhạc sỹ Thuận Yến, tôi nói bừa:
– Múa rất đẹp, rất có hồn, kiểu gì cũng được giải
– Thật không anh?
– Thật mà…
Trên đường về, tôi chẳng tập trung nói chuyện với hai em gì cả, đầu óc tôi vẫn đang bồng bềnh trên mây, trong những giai điệu bài hát ấy, và cả ánh mắt người con gái ấy nữa.
– Hồng ơi..
– Dạ..
– Cô giáo trường em hát hay nhỉ?
– Vâng, chị ấy còn xinh nữa
– Tên là gì em?
– Chị ấy tên là Nga anh ạ, giáo viên trường em đấy
– Thế à? Người miền xuôi lên à?
– Không, chị ấy người ở đây, nhà chị ấy ngay bên kia sông, đứng ở trường mình cũng nhìn thấy nhà chị ấy luôn anh ạ…
Để lại một bình luận