– Uầy, rồi! Mai tụi tao rán dậy sớm vậy!
Thằng Khánh ra về, cả đám nhí nhố cũng về theo. Thi thoảng cũng có một vài thằng ngoái đầu nhìn lại một cách luyến tiếc nhưng nói chung là tụi nó đã ra về rồi. Đến giờ phút này, cả đám thằng Toàn, nhóm nữ và cả tôi nữa mới thở phào nhẹ nhõm. Chưa năm nào như năm nay tụi nó lại kéo đến đông như vậy, còn nhớ 2 năm trước chỉ có thằng Khánh, thằng Mậu là đến thăm khi tôi về quê mà thôi. Còn năm nay thì kéo cả đàn, hơn chục thằng là ít. Chắc có lẽ vì năm nay tụi nó nghe tôi dẫn bạn về chơi nên mới kéo đông đến thế. Âu thì cũng vì tò mò thôi, có thể hiểu được.
Nhưng Lam Ngọc thì không chịu hiểu như thế, nàng quả quyết:
– Ngày mai mà còn kéo đông thế này chắc tui không đi đâu!
– Ơ sao thế, vui mà!
– Vui cái nỗi gì, bộ Phong không thấy việc lúc nãy sao?
Nàng nhăn mặt cố nhắc cho tôi việc bị cả đám cưa cẩm lúc nãy.
– Ừ thì vậy nhưng cũng nể tình bọn nó tí xíu chứ!
– Không thích!
– Nhưng…
– Mà thôi, việc cũng qua rồi mọi người vào ăn tối đi, sẵn tiện nếm thử mấy món mình làm nha!
Ngọc Lan chủ động đánh sang chuyện khác để tránh làm mất hòa khí giữa tôi và Lam Ngọc.
Với lời đề nghị đó, thật không dễ để từ chối, nhất là khi mới về cả thảy đều nằm lăn ra ngủ chứ đâu có ăn trưa nên giờ này đói là lẽ dĩ nhiên. Và thế là lần lượt nhóm thằng Toàn và cả bên nữ đều kéo vào bếp phụ nội một tay dọn tất cả các món ăn tối lên bàn.
Nhưng quả thật là đáng ngạc nhiên, theo như tôi biết, Ngọc Lan chỉ nấu được các món Pháp và còn đang học ba mình nấu các món Việt, ấy thế mà trên bàn ăn toàn là những món thuần Việt quá ư là dân dã: Cá cơm kho tiêu, cá rô khô tô, thịt ba chỉ kho, canh cải chua… bla bla bla… làm cả tôi lẫn những đứa khác phải há mồm kinh ngạc:
– Ú chà, mấy món này bà Lanna làm đó hả?
– Hì, nội chỉ mình làm, với lại lúc trước mình cũng học được từ ba mình một ít nên mới nấu được đó!
Đến đây nội tôi nói thêm vào:
– Cái Lan nó có khiếu lắm, mới chỉ sơ sơ thôi nó đã nấu được rồi, làm nội cứ nhớ đến thời còn trẻ cũng được cố mày chỉ như thế!
– Ủa, nội gọi Lanna là gì, con nghe không rõ!
Toàn phởn bỗng giật bắn buông đũa.
– Là Lan, Dương Ngọc Lan có phải không con!
– Dạ đúng ạ, hì hì!
– Cái gì, Lan á?
Cả đám con trai thằng Toàn há hốc chẳng biết mô tê thế nào. Nhưng nhanh chóng sau đó nàng đã hâm he:
– Con trai mấy người không được gọi mình bằng Ngọc Lan biết chưa?
– Ớ, chơi gì kì dzậy!
– Dzậy á, cấm tiệt!
Nhưng đột nhiên Toàn phởn quay sang tôi ộ lên:
– À… à! Thằng Phong…
– Gì mày, tự nhiên lôi tao vào?
– Tao nhớ mày hồi đầu năm… cái lúc đi sinh nhật con Mai, mày có gọi Lan này Lan nọ khi thấy Lanna nè! Hề hề, thì ra…
– Gì mày, tao gọi hồi nào?
– Thôi, chú đừng chối bọn anh hiểu mà Khanh ha?
– Ờ, bọn tao hiểu mà, hế hế!
Ấy thế mà nội tôi lại châm thêm chút xăng:
– Đúng thật là ku Phong của nội có phước thiệt!
– Phải đó, ku Phong của nội có phước thiệt ha?
– Tụi mày có ăn không, tao ăn hết rán chịu à?
– Ớ hớ hớ, ăn chớ! Hông ăn đói sao mạy!
Bữa cứ tiếp diễn những chuỗi tình huống dở khóc dở cười như thế. Đây là ắc hẳn là bữa ăn vui nhất tôi từng có được, bữa ăn với những gương mặt thân thiết, bức ăn với tràn đấy tiếng cười và niềm vui. Nhưng đây vẫn chưa là tiết mục chính của tối nay. Mọi người có còn nhớ tôi đã từng kể rằng vào mỗi buổi tối bà tôi thường làm gì không? Nếu vẫn chưa nhớ ra thì tôi nhắc luôn cho nhanh vậy, theo như trước đây, cứ vào mỗi buổi tối sau bữa ăn bà tôi thường ngồi ở chiếc tràng kỷ trước phòng khách để kể cho tôi nghe những mẩu chuyện đời, truyện cổ tích hoặc có đôi khi lại là những câu chuyện ma được người đời truyền tụng lại hoặc thậm chí là những chuyện rùng rợn ở ngôi trường cấp 2 của thằng Khánh từng học, ngôi trường nổi tiếng rợn người một thời ở thị trấn Chợ Lách.
Cứ mỗi lần như thế con nít trong xóm thường kéo đến khá đông để nghe bà kể truyện, trong đó nổi bật hơn hết chính là chị em nhỏ Nhung. Ngày nào cũng vậy, hai chị em nhỏ là người đến sớm nhất để giành cho được chỗ ngồi gần nội cũng như được rút vào lòng bà những khi bà kể đến những đoạn gây cấn nhất. Người cao tuổi là thế, tuy họ học không cao, thậm chí có những người chưa từng đi học nhưng họ luôn là một kho tàng ca dao, tục ngữ, những mẩu chuyện đời xưa khiến cho lớp trẻ chúng tôi phải thán phục về những hiểu biết của họ.
Nhưng hôm nay lạ quá, tôi chờ mãi nhưng chỉ có nhỏ Nhung đến mặc nhiên chẳng thấy con bé Linh đâu, hầu như sáng giờ tôi cũng chẳng thấy nó. Nếu như mọi năm là nó đã lăng xăng bên nhà nội tôi từ đời nào rồi. Điều đó khiến tôi phải tìm đến nhỏ Nhung:
– Này bà Nhung, em bà đâu rồi?
– Bé Linh à, nó đi Giồng Trôm rồi!
– Sặc, làm cái gì ở trên đó!
– Nó đi sang nhà thím năm Hưng phụ bán phở kiềm tiền!
– Ẹc, rồi chừng nào về?
– Hết hè!
– Ọc… Còn nhỏ vậy mà phụ gì?
– Chả biết, lúc đầu ba mẹ cũng cản nó dữ lắm nhưng thấy nó làm quá nên thôi, cho nó đi đây đó thêm hiểu biết cũng được!
Nghe những lời nhỏ Nhung, trái tim tôi chợt thắt nghẹn. Con bé Linh không nói đùa với tôi, những lời nó nói lúc chia tay tôi hồi tết đều là thật rằng nó sẽ đi đến một nơi nào đó và khiến cho tôi không còn e dè nó nữa. Tất cả là do tôi không biết ăn nói nên mới làm nó trở nên như thế. Con bé Linh vốn rất nhỏng nhẽo, không biết ở trên đó nó có chịu nổi không khi hằng ngày phải phụ bán phở cực nhọc, một việc làm quá sức với một cô bé 14 tuổi.
– Ê Phong, nội bắt đầu kể chuyện rồi mày! Có vào mau không thì bảo?
Tiếng thằng Toàn vọng ra cắt đi dòng suy nghĩ của tôi.
Chằng còn lựa chọn nào khác, tôi đành cùng nhỏ Nhung ngồi quay quần cạnh nội để tiếp tục nghe những mẫu chuyện đời bất tận từ bà.
“- Cũng đến lúc em phải về quê rồi! Nếu hè này anh có về chắc sẽ không được gặp em đâu!
– Ơ sao thế? Em đi đâu à?
– Đi đến một nơi mà sau này anh không phải e dè em nữa! Hãy đợi em, anh nhé?”
– Hú, bớ thằng Phong ra đây cho tụi tao mau!
Vừa mới sáng sớm, tụi thằng Khánh đã réo vang ngoài cổng làm cho bọn tôi cuốn quýnh ngốn trọn cả bữa sáng vào họng để ra gặp tụi nó:
– Tới gì sớm dzậy mấy má! Còn chưa kịp ăn sáng xong!
– Hôm qua tụi tao bảo tới sớm rồi còn gì, đi tham quan phải đi sớm mới đủ thời gian chớ!
– Rồi, đợi tụi tao xíu!
Cũng may thay, hôm nay chỉ có thằng Khánh với thằng Mậu, chứ kéo cả băng như hôm qua khéo người ta tưởng đi oánh nhau báo công an thì khốn. Với lại Lam Ngọc cũng ghét đông người, kéo đông nàng ngại không đi nữa lại sinh chuyện.
Ấy thế mà khi bọn tôi vừa bước ra khỏi cửa nhà, bọn thằng Khánh đã nhăn mặt:
– Ừi, đi chơi mà ăn mặc sang trọng thế này?
– Gì?
– Tao nói tụi bây ấy, đi chơi ở quê mà mặc đồ đẹp vậy sao chơi tẹt ga được?
– Uầy, giờ tụi tao vào thay lại hả?
– Thôi khỏi, lỡ rồi đi luôn đi! Tao tính đưa tụi bây ra cồn chơi nhưng thôi để mai mốt.
– Chứ giờ đi đâu?
– Giờ qua vườn nhà tao hái chút trái cây rồi dắt bò qua bên Đồng bò đi!
– Được được, lâu rồi tao cũng chưa ra đó!
– Đồng bò là gì vậy Phong, ở đó toàn là bò hả?
Ngọc Lan tròn xoe mắt ngạc nhiên.
– Hề hề, cũng đúng một phần, nhưng cứ đến xem đi!
– Ừa hì, vậy mình đi!
– Hèm, nói mình nghe ngọt sớt hen? Vậy tụi này để không à?
Toàn phởn khoanh tay trêu đểu.
– Ông Toàn này cứ thích bắt bẻ!
– Hông cho tui gọi bằng Lan tui ứ chịu!
– Hơ, Toàn cứng đầu ghê đó! Mình đã bảo hông được mà!
– Sao lại hông, thằng Phong nó gọi được kìa, phải bình đẳng chứ!
– Phong khác…
– Khác chỗ nào, nó cũng là con trai chớ?
– Thì… khác sao không?
– Khác sao?
– Thì…
Ngọc Lan dường như đã lâm vào thế bí khi bị thằng Toàn dồn ép. Đây là lần đâu tiên tôi thấy nàng bị lép về như thế. Từ xưa đến nay tôi vẫn tin chắc những ai khi đối đầu với Ngọc Lan sẽ thua 100 phần công lực, ấy vậy mà giờ đây chỉ với một vài câu nói, Ngọc Lan đã bị thằng Toàn áp đảo đến không kịp trở tay. Nhưng xét thấy mọi việc đều bắt nguồn từ tôi, nên chỉ sau một lúc ngập ngừng, tôi liền bay vào nói hộ:
– Ê mày, tên của người ta không cho kêu thì thôi chớ!
– Ú chà, bênh nhau kìa! Hôm nay không làm ra lẽ chuyện này là tui hông có bỏ qua đâu à nghen!
– Toàn muốn sao đây?
– Cho tụi tui gọi bằng Lan hen?
Tuy nhiên Ngọc Lan vẫn nhíu mày tỏ vẻ không đồng ý với lời đề nghị của thằng Toàn. Vẻ như tên Ngọc Lan này đối với nàng rất quý giá và chỉ có một số người nào đó, bao gồm cả tôi mới được gọi bằng cái tên ấy. Còn những người khác mặc nhiên không được gọi đến dù chỉ một lần. Nhưng đứng trước tình cảnh phải nói ra lí do cho thằng Toàn biết, Ngọc Lan vẻ như đã hết cách trước cái đầu ranh ma của thằng này. Ấy vậy mà trong cái khó ló cái khôn, Ngọc Lan bỗng quay sang bên thằng khánh thì thầm một điều gì đó làm nó hớn hở réo lên:
– Bé Phương ui!
– Hả?
– Bé Phương lại đây mình nhờ tý nào!
– Ê ê, thằng kia! Không được gọi bé Phương tùy tiện mày!
Toàn phởn bỗng sừng sộ cau mày.
– Ơ ngộ chưa, ở đây ai cũng gọi bé Phương được, sao tao không gọi được?
– Thì… tụi tao khác!
– Khác chỗ nào, mày là con trai, tao cũng là con trai!
– Khác… sao hông mạy!
– Khác chỗ nào?
– Thì… tao là bạn trai của bé Phương!
Đến lúc này Ngọc Lan bỗng vỗ vai tôi nháy mắt kèm theo đó là cử chỉ hất đầu về phía thằng Toàn một cách đầy tinh nghịch.
Biết mình phải làm gì, tôi liên giở mặt đểu ra:
– Hế hế, nói vậy chẳng phải tao cũng là bạn trai bé Phương hay sao?
– Mày… á à tụi bây khá! Thôi bỏ qua chuyện này đi, không nhắc đến nữa! Đi qua vườn trái cây lẹ!
Thằng Toàn nhăn mặt phẩy tay với điệu bộ cùng đường đến nơi.
Quả thật là bây giờ tôi mới hoàn toàn khâm phục tài lật ngược thế trận của Ngọc Lan. Chỉ mới bị áp đảo không bao lâu, nàng đã phản cho thằng Toàn một đòn ngay vào điểm yếu là bé Phương khiến cho nó uất nghẹn chẳng thể chống cự được 1 giây nào cả. Ngọc Lan vẫn là Ngọc Lan, lúc nào cũng là một cô gái thông minh nhất trong lòng tôi, thiệt là yêu gì đâu!
Ngược ra con đường dẫn vào nhà nội, bọn tôi rẽ trái hướng sang thị trấn Chợ Lách nhưng nhà của thằng Khánh thì không xa đến mức đó. Chỉ đi khoảng gần 100m thôi, một ngôi nhà cấp 4 khác lại hiện lên với tông màu trắng nổi bật, đó chính là nhà của thằng Khánh. Nhà nó không quá to lớn, nhưng vườn cây to lớn sau nhà nó mới chính là tâm điểm thật sự của chúng tôi. Mận An Phương với chôm chôm là hai loại cây được trồng nhiều nhất ở nhà nó và cũng chính là mục tiêu của cả bọn trong buổi sáng này.
Có thể nói, tháng 5 là tháng trung điểm của mùa chôm chôm. Đâu đâu trong vườn chôm chôm nhà nó cũng đều tràn ngập một màu đỏ nhìn rất bắt bắt, chùm nào chùm nấy ngó là muốn ăn ngay không phải từ chối. Nhưng trái lại, tháng 5 lại là thời điểm cuối mùa của mận An Phước, bởi thế rất khó khăn cho chúng tôi có thể hái được trái mận ngon khi cả vườn mận của nó giờ này chẳng có lấy một trái lành lặn, một là đã bị sâu dòi ăn hư, hai là nhà đó đã hái mận đem bán cả rồi.
Tuy vậy nhưng bọn tôi vẫn tìm hái cho bằng được những trái còn có khả năng tiêu thụ để làm điểm tâm cho buổi trưa hôm nay ở đồng bò. Kẹp với vợt vốn là hai công cụ dùng để hái chôm chôm và mận được bọn tôi huy động một cách tối đa từ nhà thằng Khánh để có thể hái triệt để những trái ở chỗ cao nhất.
Sau một lúc loay hoay, bọn tôi cũng đã hái được một số lượng kha khá mận với chôm chôm đựng đầy một rổ tre lớn.
Đổ chỗ mận với chôm chôm đó qua một bịt ni lông, cả bọn hí hửng:
– Hề hề, chỗ này cũng đủ tráng miệng rồi nghen!
– Chỉ sợ không ăn hết thôi, hái nhiều quá đi!
– Trời, nhiêu đây bỏ bèn gì! Nội mấy bạn nữ không cũng đủ sức dọn hơn nửa số này rồi!
– Xì, làm như tụi mình ham ăn lắm ấy!
– Vậy rồi giờ qua đồng bò đi! , Chờ tui dắt bò ra đã!
– Ô, nhà Khánh cũng có nuôi bò hả?
– Cũng có vài con thôi, nuôi chơi ấy mà! Chờ đây đi!
Nói rồi nó với thằng Mậu chạy ra sau nhà, chốc sau cũng từ đó lù lù một đàn gồm 3 con bò đi ra làm cả bọn thích thú:
– Ú chà, to phết mậy, dù thấy trên tivi rồi nhưng nhìn ngoài đời với chắc mẩy!
– Muốn cưỡi không, leo lên!
– Nó có giãy không mạy, leo lên nó giãy phát gãy cổ thì khốn!
– Tụi mày yên tâm, tao dạy nó rồi! Mấy thằng trong xóm vẫn cưỡi hoài!
– À ngon, cho tao cưỡi phát nào!
Nghe vậy, thằng Khánh liền vỗ nhẹ vào gáy con bò to nhất. Ngay sau đó, con bò đã nằm thụp xuống đất trước bao cặp mắt ngỡ ngàng:
– Gì ghê thế mày! Thánh à?
– Đâu, tao huấn luyện cả đấy mày!
– Gớm ăn, chắc thằng này nói chuyện được với bò!
– Giờ có lên không thì bảo, bố xui bò đá cho vỡ mồm!
– Ớ hề hề, bớt giận, tao lên liền nè!
Tôi nhẹ nhàng ngồi lên lưng con bò, nó chẳng hề có dấu hiệu phản khán nào. Hứng chí tôi quay sang Ngọc Lan:
– Lan thích không, lên luôn nè!
Để lại một bình luận