TUỔI 23 [CHƯƠNG 1] (P1-50)

Phần 28

Tôi phóng như điên về nhà, đầu óc gần như trống rỗng, con đường phía trước trải dài như vô tận. Để đỡ chán, tôi mở máy nghe nhạc MP3. Nhưng bao nhiêu bài hát cứ lọt từ tai trái qua tai phải, tôi chẳng nhớ mình đã nghe những gì. Cho tới khi trời đổ mưa, bụi bay với lá xào xạc, tôi mới nhận ra mình đã tới phố Phan Đình Phùng – con phố của những hàng cây.
Tôi trú chân dưới một gốc cây, đôi mắt chán nản nhìn dòng người vun vút trên con phố vắng tanh. Phố Phan Đình Phùng là thế, ban ngày tấp nập, nhưng hễ đêm tối xuống lại có những khoảng lặng đến mức cô độc. Tôi cũng thế, đứng dưới con đường vắng lặng này và cô độc như nó.

Mưa rơi qua lá, rơi xuống mặt tôi. Mưa cuối thu lạnh ngắt, lạnh xuyên thấu tâm hồn. Tôi cố gắng không nghĩ tới Linh nữa và tập trung nghe nhạc. Khốn nạn thay, nhạc mở đúng bài “Carnival of Rust” của Poets of the Fall. Và tôi chợt nhận ra mắt mình đã nhòe đi, không biết nhòe do nước mưa hay khóc nữa.

Tôi đã mất Linh. Tôi cảm giác sự mất mát này là vĩnh viễn. Em không ở đây nữa, vậy tôi vẽ làm chi nữa?

Em đang ở đâu?

Thành phố Hà Nội chẳng lớn lắm, nhưng tìm em nơi đâu?

Biết tìm em nơi đâu giữa thành phố này?

Tìm em ở đâu dưới cơn mưa này?

Giá như tôi không đến, cứ để tôi ảo tưởng trong hy vọng sẽ tốt hơn là thế này.

Và cơn mưa mùa thu cứ trút xuống người tôi. Tôi chia sẻ với mọi người về nỗi buồn của họ, nhưng nỗi buồn của tôi, tôi ôm lấy nó và khóc trong cô độc. Mọi giấc mơ của tôi, chúng tan nát như bọt nước mùa thu lạnh lẽo và ngả màu hoang tàn – như “Carnival of Rust” vậy.

Biết tin Linh đã chuyển chỗ ở từ lâu, suốt một tháng sau đó, tôi như kẻ mất hồn. Hẳn bạn đang tưởng tượng ra một thằng ôn không ăn không ngủ, người ngợm hao gầy tiều tụy phỏng? Không, đó chỉ là truyện và tiểu thuyết vẽ ra. Thực tế là tôi vẫn ăn uống đều đặn, đi học đi chơi đẩy đủ, đại khái là bề ngoài chẳng đổi khác. Cái “mất hồn” mà tôi nói ở đây là sâu thẳm trong con người tôi, niềm đam mê vẽ vời chẳng còn. Phải, Linh là động lực để tôi vẽ, thậm chí tôi đã tính tặng em một bức tranh vào năm lớp 12 dù bố mẹ cấm tôi vẽ. Giờ em đi mất rồi, tôi vẽ làm chi nữa?

Nhưng lúc ấy, từ một nơi xa xôi nào đấy (ngoài vũ trụ chăng?), một câu hỏi ập xuống đầu tôi: mày vẽ để làm gì? Và tôi bắt đầu biện hộ: tôi vẽ vì thích, nhưng Linh khiến tôi vẽ. Không, không! Linh là nguyên do, song tôi vẽ hoàn toàn vì sở thích. Cũng không hẳn! Tôi vẽ vì muốn giữ lại kỷ niệm, bla bla bla… Đủ mọi lời biện hộ oằn tà là vằn! Nhưng cuối cùng, tôi vẫn không thể trả lời: mình vẽ vì cái gì?

Tôi có đem tâm sự này kể cho thằng Choác. Nó cũng không hiểu lắm, chỉ động viên:

– Thôi, nghĩ nhiều làm gì, cứ vui đi ông ạ, đời mấy tí?

Tôi đã thử làm theo lời nó và chỉ thoải mái được một ngày. Đúng một ngày! Sau một ngày, câu hỏi “mày vẽ để làm gì?” quay lại vặn vẹo tôi. Tôi không phải thằng Choác, không thể cứ bơ đi mà sống được. Khi không thể giải đáp mối khúc mắc đó, tôi… vẫn sống khỏe. Ăn uống đều đặn, học hành chơi bời đủ cả. Nhưng tôi biết rõ bên trong mình đang thối rữa dần.

Điều duy nhất an ủi tôi là Châu. Đôi mắt Châu vẫn còn những ký ức buồn về cú sốc đại học, nhưng em đã rũ bỏ son phấn. Thấy thế, tôi rất vui và chủ động bắt chuyện lại với em. Quan hệ giữa hai đứa nhanh chóng trở về như nó vốn có: tôi là bạn, là “boy – friend” của em. Chúng tôi nói nhiều về học hành cùng những dự định trong tương lai. Cả hai đứa đều không thích ngành học do bố mẹ hướng tới. Nhưng Châu tỏ ra khá ngạc nhiên khi tôi nói rằng không còn ham muốn vẽ nữa. Em nói:

– Không phải Tùng muốn trở thành họa sĩ chuyên nghiệp à? Sao từ bỏ dễ vậy?

Cũng giống những lần trước, vì không muốn đề cập chuyện Hoa Ngọc Linh trước mặt em nên tôi bịa ra lý do:

– Chán thì thôi chứ sao! Tôi nghĩ rồi, vẽ chẳng ra tiền được!

Châu phụng phịu, đôi môi hơi cong lên:

– Chỉ vì tiền thôi sao? Thế từ trước tới nay Tùng vẽ vì tiền à?

– Cũng không phải thế! Nhưng mà… lớn rồi, nghĩ khác rồi!

– Nhưng mà Tùng vẽ nhiều như thế, bỏ đi tiếc lắm!

– Chậc! – Tôi tặc lưỡi – Đành vậy thôi, biết thế nào được? Bà già tôi nói vẽ không kiếm được tiền, sau này khổ sở lắm!

Ai đang theo dõi câu chuyện đều biết tôi đang ra vẻ cứng mồm. Nhưng bạn biết đấy, đứng trước đứa con gái, không thằng nào muốn tỏ ra yếu đuối, lúc nào cũng sắm vẻ trưởng thành và thông minh (kỳ thực là vẫn ngu). Tôi chỉ là một trong vô vàn thằng chọi như thế thôi, he he! Quay lại vấn đề, nghe tôi nói vậy, Châu im lặng hồi lâu, ánh mắt chừng như có nhiều tâm sự. Một lát sau, em nói:

– Thế cho tớ mượn lại mấy bức vẽ cũ có được không?

– Để làm gì?

– Thì để xem ấy mà! Lâu lâu chán, tớ lại đem ra coi lại! Điiiiiiii? Nhá!

Nghe giọng năn nỉ của em, tôi bật cười:

– Rồi, cho luôn! Có cần ký tặng không? Đợi sau này tôi chết, nhớ đem tranh ra bán đấu giá nhé!

Em cấu tím tay tôi vì lỡ miệng nói mấy thứ chết chóc. Sáng hôm sau, tôi mang cho em những bức tranh ưng ý nhất và đẹp nhất trong “sự nghiệp” vẽ vời của mình. Nhưng Châu thấy vẫn chưa đủ, em lại đòi thêm:

– Mang cho tớ mấy bức tranh của năm trước ấy! Mấy bức hồi lớp 11 ấy! Hồi ấy Tùng vẽ mấy con ma mãnh trông kinh dị lắm phải không? Mà tóm lại là đưa hết tranh năm lớp 11 đây! Không, mà năm lớp 11 Tùng hay vẽ mấy con quái vật lắm, ghê chết đi được! Cái gì? Thế không phải quái vật thì là gì? Hả? “Đô ta” là cái gì? Mà thôi, có bao nhiêu tranh, đưa hết đây!

Tôi không hiểu Châu định làm gì với số tranh ấy. Em là một cô gái nhạy bén kinh doanh, phải chăng em đã nhìn ra số tranh của tôi có thể… đem bán cho hàng đồng nát với giá cao? He he, đùa thôi! Tôi biết Châu sẽ không bao giờ làm thế, bởi em cũng vẽ, cũng hiểu nỗi đau khi những tác phẩm biến thành đồ phế phẩm. Tôi rất tò mò và muốn biết cô bé định làm gì với số tranh nọ, song mỗi lần hỏi, em lại nháy mắt “Bí mật! Bí mật!”.

Một điều lạ là thỉnh thoảng, Châu lại gợi ý tôi tiếp tục việc vẽ sau khi thi đại học xong. Mỗi lần như thế, đôi mắt em thấp thoáng nỗi mong chờ mong tôi trả lời rằng “có”. Và cũng từng ấy lần, câu trả lời của tôi chung quy vẫn là “không”. Nhưng Châu chưa bao giờ ngừng khuyên tôi, đúng như tính cách thích lo chuyện bao đồng của em. Lắm bận, tôi hơi bực và bảo em đừng nói về chuyện vẽ nữa, em cười xòa:

– Biết rồi, biết rồi! Lần sau không nói nữa là được chứ gì?

Sau đó vài hôm, em thôi hẳn vấn đề vẽ vời. Dường như em đã nhận ra đâu là ước mơ, đâu là cuộc sống thực tế.

Cuộc sống cứ trôi đi một cách nhàn nhạt như vậy cho tới tháng 12, gia đình tôi nảy sinh lục đục, nguyên do là mẹ vớ được bài kiểm tra hóa điểm con ngỗng của tôi. Cãi nhau vì chuyện học hành của con cái thì nhà nào cũng y như thế: trước tiên cụ bà trách cụ ông không để ý con cái, rồi cụ ông viện cớ đi làm và trách “con hư tại mẹ”, sau cùng cả hai cụ đều công nhận rằng thằng con mình ngu lâu khó đào tạo. Phụ huynh lo lắng, tôi sốt vó chẳng kém. Thân thi khối A mà tôi học Hóa như hạch, đỗ được khéo trời sập. “Tìm thầy dạy Hóa đi, không đời mày bế mạc đó con!” – Mẹ bảo tôi thế.

Khổ nỗi tính tôi ghét môn Hóa, học hành kiểu gì cũng không khá nổi. Khi ấy, tôi đang học ông thầy của thằng Sĩ. Ổng là giảng viên ở một trường đại học danh tiếng, đứa nào đứa nấy khen nức nở ổng dạy hay. Tôi thì không thấy thế. Ổng già khú, khó tính, lại dạy theo kiểu dạy cho những đứa học giỏi sẵn. Tôi nghe ổng giảng như vịt nghe sấm, ổng hỏi gì thì mồm cứ ù ù cạc cạc. Mà ổng cũng chẳng quan tâm tôi học được hay không, chỉ cần tôi đi học đủ và hàng tháng nộp tiển cho ổng. Dạy thêm, học thêm là thế. Có lẽ cuộc đời tôi sẽ bế mạc thật nếu tôi không tâm sự chuyện này với Châu. Em nói liến thoắng:

– Sao không bảo sớm? Tớ đang học Hóa một thầy, thầy dạy tốt lắm!

Tôi ngạc nhiên:

– Ơ… tôi tưởng cô thi khối C, học hóa làm gì?

– Cả khối B nữa! – Châu đáp – Báo chí là theo ngành của bố tớ, nhưng mẹ muốn tớ thi cả sư phạm vì mẹ làm giáo viên. Nếu được sư phạm thì có thể vào làm chỗ mẹ!

– Hồ hồ hồ! – Tôi cười khả ố – Nhà cô cơ cấu tốt nhể? Thôi được, để tôi học thử xem!

Hai hôm sau, tôi đến lớp học thêm của Châu. Mang tiếng “lớp” chứ thực ra là học tại nhà cô bạn của em. Căn nhà khá bé nên cả bọn học ngay tại phòng khách. Lớp có ba đứa gồm Châu, cô bạn em và một thằng con trai, tính thêm cả tôi nữa là bốn. Buổi đầu tiên lạ nước lạ cái, tôi chỉ hỏi hai người bạn mới học trường nào và thi ngành gì, hết. Điều mong đợi của tôi là ông thầy dạy hóa kia. Nghe ba đứa nói ổng khá trẻ và dễ tính, dạy dỗ nhiệt tình nhưng tôi chỉ ậm ừ cho qua. Với thằng học hóa ngu thành bản sắc và thương hiệu như tôi, thầy cô nào cũng thế cả. Giáo dục phổ cập cho toàn dân, nhưng thực tế có những cấp độ ngu thượng thừa mà giáo dục không thể phổ cập, như tôi là ví dụ điển hình.

Tôi ngồi đợi thêm lát nữa cho tới đúng bảy giờ tối, ông thầy xuất hiện trước cửa nhà. Ổng đi con Wave cũ, đầu đội nồi cơm điện to tổ bố (đầu tháng 12 năm ấy nhà nước thực hiện luật đội mũ bảo hiểm), áo khoác dạ to bố tổ cùng cái cặp căng bự sách vở giấy tờ. Nhưng lúc bỏ hết mấy thứ ấy ra, trông ổng bé một mẩu, dáng lại hơi lùn, tôi mang tiếng “teo tóp” mà còn cao hơn ổng tí chút. Cơ mà ông thầy này trẻ măng, trông như sinh viên mới vào đại học. Thấy tôi – thằng học sinh mới – ổng liền bắt tay:

– Chào em! Anh có nghe Châu nói về em rồi! Em tên Tùng, đúng không? Học cùng trường với Châu hả? Ừ được rồi, anh tên Thảo, cứ gọi là anh là “anh” thôi, không cần gọi là thầy. Ở đây mình học theo nhóm nên em cứ thoải mái!

Anh nói năng nhẹ nhàng và ân cần đúng như cái tên đầy nữ tính của mình. Tôi lập tức hơi rợn cái bắt tay nọ, lòng nghĩ thầm “Đ.M, thằng cha này giới tính bình thường đấy chứ?”.

Sau màn chào hỏi nhiệt tình ấy, anh bắt đầu dạy. Anh giảng khá kỹ và trả lời mọi thắc mắc (tôi thì không thắc mắc vì biết con khỉ khô gì đâu!), sau đó cho cả bọn làm bài tập trắc nghiệm. Năm ấy, người ta ra quy chế thi trắc nghiệm cho hai môn Lý, Hóa; một trăm câu trắc nghiệm trong chín mươi phút. Hồi đầu tôi cứ tưởng đây là cơ hội cho thằng ngu Hóa như mình. “Bốn đáp án, chọn bừa thế nào chả trúng!” – Tôi nghĩ vậy.

Nhưng hỡi ôi, câu nào cũng chơi xác suất một phần tư, vậy tôi làm đúng bao nhiêu câu chứ? Sau một thời gian, tôi ngộ ra thi trắc nghiệm không dành cho những gã lười trông chờ may mắn. Những thằng tự xưng đỗ đại học do điền bừa trắc nghiệm có hai loại: một là bố láo, hai là nhà nó tám đời tích đức làm việc thiện, mà cái dạng thứ hai là thiểu số trong thiểu số. Ai sắp sửa thi đại học thì đừng đợi chờ may mắn rớt xuống đầu mình nhé!

Trở lại vấn đề, sau khi làm bài xong, bọn tôi đưa bài cho anh Thảo chấm. Ảnh chấm khá nhanh và chừng năm phút sau thì trả bài. Châu điểm 7, hai đứa kia đều điểm 9, còn tôi thì nát: 2 điểm. Tuy nhiên, anh không để chúng tôi thừa thời gian bàn luận điểm số của nhau mà bắt cả bọn học ngay lập tức. Mãi sau này, khi nghĩ lại, tôi mới hiểu anh làm thế để hai đứa kia đỡ xì xầm điểm số của tôi.

Cuối buổi học, anh Thảo gọi tôi ở lại nói chuyện riêng:

– Em mất căn bản nặng lắm! Châu nói em không thích học Hóa, đúng không?

– Dạ vâng. – Tôi cười trừ.

– Không thích học Hóa mà còn thi khối A? Có phải bố mẹ bắt ép, đúng không? Lại phải học mấy ngành kinh tế hả?

Anh Thảo thuộc thế hệ 8x, hơn tôi sáy bảy tuổi, tính ra cũng gọi là có khoảng cách thế hệ. Nhưng anh lại biết rõ tâm tư của tôi, lại đụng chạm đúng nỗi khổ sở mà bấy lâu nay tôi dằn vặt. Thấy anh nói chuyện thẳng thắn, tôi cũng không giấu giếm:

– Dạ vâng. Các cụ cứ bảo em thi kinh tế, em phải nghe thôi…

– Thế em thi khối nào nữa không?

– Dạ không, em thi mỗi khối A thôi. – Tôi cười – Em học Toán, Lý tốt, chỉ dở mỗi Hóa!

– Ờ, khó nhỉ? Anh thấy cái Châu với hai đứa kia đều thi hai khối cả. Thôi được rồi, anh bảo nhé, sau mỗi buổi, em chịu khó ở lại khoảng nửa tiếng, anh sẽ dạy thêm cho! Anh không hứa em sẽ học tốt ngay, nhưng mình cứ học từ từ. Được chứ? Có bận bịu hay phải về sớm không? Không chứ gì, vậy cứ như thế đi!

Ban đầu, tôi không hào hứng lắm với đề nghị của anh Thảo. Bạn biết đấy, một số giáo viên đề nghị dạy thêm giờ để tăng giá tiền, tôi nghĩ anh đang cố cải thiện thu nhập của mình. Đôi lúc, tôi vừa thấy hài vừa thấy sợ khi nghĩ đến ngày kia, trong một buổi tối lãng mạn, anh công khai giới tính thật cho tôi nghe. Khéo chừng ra phiên bản “Thầy giáo Thảo” thì bỏ mẹ! Nghe đã ớn!

Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ vớ vẩn của tôi. Thực tế là anh Thảo chẳng bao giờ đòi hỏi thêm tiền công. Anh lấy mỗi đứa một lít tám (180 nghìn) một tháng – một cái giá rẻ, nếu không muốn nói là quá rẻ ở thời điểm đó, khi mà tiền học thêm phổ biến trong khoảng ba lít tới năm lít một tháng. Anh Thảo luôn luôn đến đúng giờ, trừ hôm nào bận công việc thì anh sẽ thông báo trước, nếu nghỉ thì học bù. Đứa nào đến muộn, anh không bao giờ dạy trước mà sẽ đợi đứa đó có mặt. Có hôm mưa rét, tôi sinh lười, định nằm nhà ngủ thì mẹ xạc cho một trận thối đầu, đành lóc cóc đạp xe đi, tới nơi thì trễ nửa tiếng. Nhưng anh Thảo không giận, chỉ cười:

– Sao, rét quá hả em? Ê, vào đây nhanh, anh mua ngô nướng! Ăn cho ấm, ăn xong rồi học!

Anh mua ngô nướng thật. Hôm đó anh không dạy thêm cho tôi vì trời mưa to lại rét buốt, anh sợ tôi về khuya sẽ không tốt cho sức khỏe. Cảm thấy khá có lỗi với anh nên từ những buổi học sau, tôi không dám đi muộn nữa. Cũng từ đó, tôi bỏ lớp của ông thầy thằng Sĩ để chuyển sang học anh Thảo. Tôi vốn không ưa giáo viên, bởi đại đa số họ chỉ quan tâm đến tiền, nhưng anh Thảo là trường hợp ngoại lệ. Dù gọi là “anh”, nhưng thâm tâm tôi coi anh là một người thầy. Anh sống đúng nghĩa chữ “thầy” khi vừa dạy học, vừa dạy chúng tôi những kiến thức về cuộc sống. Anh nói với tôi như vầy:

– Em phải xác định ngành tài chính không dễ đâu. Bây giờ người ta cứ cổ phiếu chứng khoán tràn lan thế này, kiểu gì vài năm nữa cũng sập! Lúc ấy xin việc rất khó đấy!

Sau những buổi học thêm giờ, tôi thường nấn ná lại chút để nói chuyện với anh Thảo. Dần dà, tôi biết thêm về anh hơn. Khi tôi hỏi anh đến từ đâu thì anh trả lời ngay “mình là dân 36”. Thuở ấy, tôi đã nghe người lớn nói chuyện dân vùng này vùng nọ nên cũng hiểu dân 36 là gì. Anh cười:

– Nghe các cụ nói nhiều rồi, đúng không? Ừ, tại chỗ ấy nghèo quá nên cũng sinh lắm chuyện. Nhiều lúc anh cũng ngại lắm, nhưng sống lâu rồi quen thôi!

Anh Thảo sinh ra ở vùng giáp biên giới Việt Lào – một nơi mà anh mô tả là chó ăn đá gà ăn sỏi. Đất không màu mỡ, người cũng khó giàu. Gia đình nghèo nên bố mẹ không đưa anh đi mẫu giáo. Bù lại, bố dạy anh học chữ và học toán do ông cụ từng làm nghề giáo viên. Đến tận lớp ba, anh mới được đi học (bố anh quen người trong trường nên xin cho anh không phải học lớp 1 lớp 2). Nhà nghèo, nhất là nhà nghèo nơi vùng núi xa xôi có lắm cái khổ mà bọn trẻ thành phố chúng tôi không thể tưởng tượng ra. Anh Thảo kể rằng mãi năm thi đại học, anh mới biết thế nào là “phở Hà Nội”. Nhớ lại những ngày đó, anh kể khá hào hứng:

– Ở chỗ của mình không có quà sáng đâu! Nhà trên đồi mà, làm gì có hàng quán? Hề hề! Mỗi sáng, năm giờ bố lại gọi anh em mình dậy (nhà anh có ba anh em) rồi rang cơm ăn. Em có biết “tóp mỡ” là cái gì không? Cái phần thừa mà khi người ta chưng lấy nước mỡ ấy? Ừ, đúng rồi, anh hỏi mấy đứa học sinh cấp hai, chúng nó lắc đầu nguầy nguậy “tóp mỡ là gì hả thầy?”! Rồi cứ thế ăn thôi! Suốt từ bé đến cấp ba, sáng nào cũng ăn cơm rang luôn! Hôm thêm tí tóp mỡ, hôm tí thịt vụn ở đáy nồi thịt kho! Ừ, ăn xong là mình chạy xuống nhà dì lấy cái xe đạp rồi đạp mười cây số tới trường. Tại sao phải để xe nhà dì á? À, nhà mình ở trên đồi, mà từ cái đồi đi xuống toàn sỏi với đá, có đường đâu? Mà có đi xuống xe cũng hỏng hết lốp, may có nhà bà dì dưới chân đồi nên phải để ở đó! Ừ, cứ đi đi về về thế, ăn mãi chẳng béo lên được! Có lên Hà Nội rồi mấy năm nay đi làm, kiếm được tiền, ăn được nhiều nên mới béo ra tí! Hề hề! Mà cái ngày ấy, dậy thì dậy sớm, đạp xe mỏi chân, lên lớp ngáy phò phò luôn! Hôm đi họp phụ huynh, bố biết chuyện, ông cụ vớ cái chổi vụt mình tới tấp luôn! Vụt thế mà vẫn phải chịu chứ, không cãi được. Bố mình nghiêm lắm! Nuôi lợn chăn bò, đi cấy, cái gì cũng bắt mình làm tuốt! Giờ mình lớn rồi mà làm cụ phật ý là cụ chửi luôn đấy!

Và như một định lý, ở những nơi nghèo khó ấy, con người ta luôn có ý chí học hành. Anh Thảo biết rằng chỉ có học hành mới thoát nghèo. Lên cấp ba, anh đỗ trường chuyên nổi tiếng nhất tỉnh đồng thời là một trong những trường chuyên nổi tiếng nhất nước. Sau ba năm gắng sức học hành, anh lên Hà Nội và trúng tuyển vào trường sư phạm. Tin tôi đi, đó thực sự là chuyện cổ tích có thật. Gần mười năm trước, nếu ra đường Láng, bạn sẽ thấy vài quyển sách dày cộp tổng hợp đề thi đại học từ năm 1990 tới 2000, ba môn khối A đều là tự luận và khó kinh hồn. Như đề Toán chỉ có ba câu, nhưng câu nào cũng khoai như sắn. Tôi từng thử làm đề Toán năm anh Thảo thi và… chịu chết, may ra làm được câu đạo hàm đầu tiên. Tôi được ăn, được học, được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, được giải trí mà học chẳng nên thân. Thấy anh Thảo như thế, tôi hơi xấu hổ. Nhưng anh cười:

– Mỗi thời mỗi khác chứ em! Bọn anh ngày xưa học để mua xe máy, còn thế hệ bọn em bây giờ học để mua ô tô chứ!

– Vậy là anh muốn theo nghề sư phạm à? – Tôi hỏi.

– Ừ, tại bố mình ngày xưa làm giáo viên nên mình muốn làm sư phạm. Ông cụ không bắt mình theo ngành nào, nhưng thấy mình theo sư phạm nên vui lắm!

Lúc ấy, tôi hỏi ra mới biết là anh đi làm được ba bốn năm rồi. Anh kể cho tôi nghe những ngày tháng thiếu thốn thời sinh viên. Lắm lúc hết tiền, anh phải chạy theo bạn xuống trường Bách Khoa ăn ké vì cơm ở đấy rẻ. Rồi khi ra xin việc, người ta chê anh có lý lịch cá nhân xấu, nói thẳng ra là bởi cái mác “dân 36”, mặc dù anh học rất giỏi. Có lúc, bố mẹ khuyên anh về quê rồi tìm việc nhưng anh không chịu, nhất quyết phải ở lại đất Hà Nội này. Vậy là anh đi dạy thêm suốt hai năm liền, đến năm vừa rồi mới tìm được việc ở một trường cấp hai. Anh nói:

– Lúc mới ra trường thì mình nhìn đời màu hồng lắm! Nhưng mà đi làm rồi lại thấy toàn màu xám! Chẳng có gì áp dụng được hết, cái đồ án của mình dùng xong cũng vứt xó nốt! Hề hề! Nhưng đàn ông phải xông pha chứ? Cũng may là mình tìm được việc, giờ tạm gọi là ổn định! Năm tới, mình tính xin vào trường SS (xin phép không nêu tên).

– Vậy ra là anh muốn dạy ở trường SS! – Tôi nói.

– Ừ, ngày trước có xin nhưng chưa được. Giờ mình mong là được! Thực ra mình muốn làm giảng viên, nhưng phải có thời gian nữa. Giảng viên yêu cầu cả kinh nghiệm làm việc nữa!

Nhìn anh Thảo trẻ vậy chứ anh đã có kế hoạch rõ ràng cho tương lai. Tính ra, anh đi làm đã nhiều năm, cũng nếm trải đủ mùi khổ cực của nghề giáo. Học sinh ngày càng quái chiêu, mà lương giáo viên bao năm vẫn thế, thành ra họ dần chai sạn và luôn vác một bộ mặt vô cảm xúc tới lớp. Nhưng ở anh Thảo, tôi chưa bao giờ thấy anh mất đi nhiệt huyết cả. Có thể do anh còn trẻ, song tôi tin rằng anh yêu nghề lắm.

– Anh thích nghề giáo lắm đúng không? – Tôi hỏi.

Anh Thảo ngẫm nghĩ hồi lâu rồi lắc đầu:

– Nói một cách thực lòng là anh không thích.

– Hả? – Tôi trố mắt – Anh không thích á?

– Ừ. Nói chung hồi xưa chọn ngành, mình cũng chọn theo cảm tính là chủ yếu, phần nữa cũng muốn nối nghiệp bố. Ừ! Đi làm nhiều, anh thấy mình không thật sự thích nghề này, nhiều lúc căng thẳng lắm! Bọn trẻ con giờ quái lắm, nhức đầu với chúng nó lắm! Nhưng mà biết sao được, đây là nghề của mình, là cần câu cơm của mình, sao mà bỏ được?

– Thế thì anh thích cái gì?

Anh cười rồi trả lời khẽ khàng, như thể sợ ai nghe thấy:

– Mình thích chụp ảnh.

Anh nói thật, trong cặp của anh, ngoài giáo án và giấy tờ còn có máy ảnh. Một chiếc Canon chụp phim đời cũ, một loại máy mà nếu bạn gõ chữ Canon trên Google, nó sẽ không bao giờ xuất hiện. Con máy đó thời xưa là của hiếm, nhưng đến thời của tôi, nó là đồ cổ lỗ sĩ so với máy ảnh kỹ thuật số. Anh Thảo nói những hôm chủ nhật, anh thường lang thang đây đó để chụp ảnh, hoặc những khi trường đi tham quan, anh luôn mang máy theo để chụp. Nhiều hôm, giữa giờ giải lao, anh chia sẻ cho chúng tôi những bức ảnh chụp hồ Hoàn Kiếm buổi sáng sớm. Những bức ảnh của anh rất đẹp, như thể ảnh của dân chụp chuyên nghiệp. Tôi nói:

– Anh chụp đẹp thế? Anh được học chụp ảnh à?

– Không, chẳng ai dạy cả! – Anh cười – Ngày trước, chú mình làm thợ chụp ảnh ở bãi biển, mình thích rồi mê luôn!

– Anh đi làm thế mà vẫn thích chụp ảnh sao?

– Ừ, sở thích mà! Có cái sở thích cũng hay, làm mình không thấy cuộc sống buồn chán.

– Vậy sao anh không theo nghề chụp ảnh luôn? – Tôi hỏi.

Anh không nói gì, chỉ cười. Châu nghe thế bèn lanh chanh:

– Ở đây có người biết vẽ mà không theo nghề vẽ anh ạ!

Tôi vội thúc vào chân cô bé. Em quay lại vặc tôi sao thúc vào chân em rồi hai đứa cãi nhau chí chóe. Thấy vậy, anh Thảo chỉ cười chứ không hỏi gì thêm. Sáng hôm sau, tôi phàn nàn với Châu:

– Tôi đã bảo là không nói chuyện vẽ vời rồi cơ mà? Sao cô lại kể cho anh Thảo?

– Thì tớ đã nói gì đâu? Mà thôi, ăn kẹo không?

Em chìa ra đống kẹo mút nhằm lấp liếm “tội lỗi” của mình. Tôi chỉ biết cười và bỏ qua cho em. Nếu một ngày kia, Châu làm đại sứ hòa bình hòa giải chiến tranh giữa các nước bằng kẹo mút, tôi cũng không lấy làm lạ.

Nói về chuyện học hành, Châu học nặng hơn tôi nhiều vì em thi hai khối hoàn toàn khác nhau.

Người ta thường thi khối A và B hoặc A và D chứ hiếm trường hợp thi B và C. Châu là kiểu đặc biệt như thế. Ngày nào em cũng học thêm, kể cả thứ bảy lẫn chủ nhật. Thi thoảng tôi lại nghe em kêu ca buồn ngủ hoặc mệt mỏi, nhưng chưa bao giờ em chán ghét hay từ bỏ việc học. Chẳng hề giống cách đây mấy tháng, em còn khóc và phản kháng quyết định hướng nghiệp của bố mẹ. Và đến lượt tôi tự hỏi rằng liệu ước mơ vẽ của em còn không? Khi tôi hỏi câu này, em bĩu môi cùng cái lườm rách mắt:

– Sao bảo không nói chuyện vẽ vời nữa? Ứ trả lời đấy!

Tôi tỏ ra hối lỗi, đồng thời năn nỉ gãy lưỡi, em mới tươi cười trả lời:

– Tớ vẫn muốn vẽ, nhưng giờ lỡ cỡ vậy rồi thì đành cố gắng chứ biết làm sao? Chẳng lẽ buông xuôi à?

– Nhưng cô đâu thích sư phạm với báo chí, đúng không? Thằng Choác không thích ngành tài chính nên tính bỏ thi đấy!

– Tớ không giống Choác được! – Em lắc đầu – Con gái không có nhiều lựa chọn. Bố mẹ đã thế rồi thì tớ phải cố gắng hơn nữa thôi.

– Vậy là cô chịu thua ông bà già?

– Không hẳn thế! Tớ nghĩ có thể tìm được niềm vui trong điều mình không thích thì sao?

– Làm gì có chuyện đó!

Châu cười:

– Chắc chắn là có! Thế Tùng thì sao? Định bỏ học để vẽ à?

Tôi chối bay chối biến:

– Khồng, khồng, tôi không điên!

Hôm ấy, tôi nghĩ khá nhiều về câu nói của Châu. Cái gì mà thấy niềm vui trong những điều mình không thích? Tôi không tin. Tôi nghĩ đó chỉ là cách mà Châu che đi nỗi đau không được vẽ. Điều mình không thích là điều khiến mình buồn, mà trong chuyện buồn đào đâu ra niềm vui? Có khác chăng là con gái biết thỏa thuận cuộc sống nhanh hơn con trai thôi. Có lẽ Châu đã gạt bỏ những ước mơ và tiếp tục sống như một con người bình thường.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

TÊN TRUYỆN:

TUỔI 23 [CHƯƠNG 1] (P1-50)


TÁC GIẢ:


THỂ LOẠI:


NGÀY ĐĂNG:

UPDATE

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ – Y tá (26) Bố chồng nàng dâu (39) Bố đụ con gái (35) Cho người khác đụ vợ mình (73) Chị dâu em chồng (34) Con gái thủ dâm (118) Cuộc sống bên Mỹ (24) Dâm thư Trung Quốc (32) Làm tình nơi công cộng (120) Làm tình tay ba (184) Làm tình với chị vợ (22) Làm tình với đồng nghiệp (112) Người và thú (Sex thú) (34) Phá trinh lỗ đít (46) Sextoy (107) Some (80) Thuốc kích dục (90) Thác loạn tập thể (74) Thọc tay vô đít (29) Trao đổi vợ chồng (45) Truyện bóp vú (796) Truyện bú cặc (518) Truyện bú lồn (476) Truyện bú vú (360) Truyện cổ trang (37) Truyện dịch (40) Truyện les (35) Truyện liếm cặc (30) Truyện liếm lồn (297) Truyện liếm đít (53) Truyện loạn luân (735) Truyện móc lồn (140) Truyện NTR (118) Truyện nuốt tinh trùng (28) Truyện sex bạo dâm (112) Truyện sex cuckold (64) Truyện sex có thật (765) Truyện sex cô giáo (132) Truyện sex cưỡng dâm (76) Truyện Sex Full (408) Truyện sex hay (147) Truyện sex hiếp dâm (258) Truyện sex học sinh (239) Truyện sex khổ dâm (28) Truyện sex mạnh (215) Truyện sex ngoại tình (731) Truyện sex nhẹ (42) Truyện sex phá trinh (625) Truyện sex sinh viên (37) Truyện sex xóm trọ (33) Truyện sắc hiệp (27) Truyện teen 18+ (163) Truyện Tết (42) Truyện đang UPDATE (556) Tác giả: Cô Kim (39) Tác giả: Lê Cương (24) Tác giả: Nguyễn Chuối Tiêu (22) Tác giả: Number Seven (32) Tác giả: Vi Thăng Long (34) Tâm sự bạn đọc (337) Vợ Chồng (164) Đụ bạn thân (27) Đụ cave (146) Đụ chị gái (47) Đụ công khai (24) Đụ dì (32) Đụ em gái (40) Đụ em họ (22) Đụ em vợ (36) Đụ giúp việc (21) Đụ lỗ đít (238) Đụ máy bay (385) Đụ mẹ ruột (175) Đụ mẹ vợ (42) Đụ nát lồn (49) Đụ thư ký (29) Đụ tập thể (255) Đụ với hàng xóm (136) Đụ vợ bạn (74)