Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi, em và con chỉ biết ngồi trong bốn bức tường trông ngóng anh đi làm về. Ban đầu em cứ nghĩ đơn giản chắc là do anh thiếu sex nên mới như vậy và em chờ đợi cái thời gian kiêng kị qua đi để em có thể phục vụ tốt nhiệm vụ của một người vợ dành cho chồng. Nhưng anh vẫn vậy, vẫn không hề thay đổi. Nguyên nhân tại sao lại như vậy? Rồi em và bố mẹ anh tìm hiểu thì tất cả đều vỡ nhẽ khi anh nợ nần trong các trò chơi lô đề rất lớn. Bố anh buồn lắm, ông chỉ biết im lặng ngày ngày vác cái thân già đi hàn xì kiếm thêm mấy đồng để mua sữa và bỉm cho cháu nội. Bố anh là một người cha, một người ông thật tuyệt vời và em cảm thấy may mắn khi được gọi ông bằng “bố”. Ngày em đẻ, người nấu các chất bổ cho bà bầu chính là ông. Người chăm lo cho cu Dế từng li từng tí cũng vẫn là ông. Nếu không có ông bên cạnh chạy đi chạy lại giúp thì mình em sao chịu nổi. Em nghĩ rằng anh biết chuyện đó. Hay anh thấy có bố giúp rồi nên anh an tâm chơi bời bên ngoài? Mẹ anh với em không hợp nhau một chút nào. Cũng giống như chị gái anh, mẹ anh coi khinh em ra mặt khi luôn dè bỉu em chỉ là một con nhà quê nghèo hèn. Vâng em chấp nhận chuyện đó bởi đúng em là như vậy. Nhưng có điều em không chịu được khi bà bênh con trai chằm chằm. Anh cờ bạc như vậy mà bà vẫn bênh, vẫn nói tốt về anh các kiểu, thậm chí bà còn lén rút tiền tiết kiệm để trả nợ cho anh. Tuy nhiên anh biết không, có một điều an ủi cho em là bà cũng quý cu Dế lắm. Giống như ông, bà coi cu Dế như cục vàng của bà. Có lần bà còn nói rằng tất cả tài sản của bà, kể cả là ngôi nhà bà sẽ không cho ai hết, bà chỉ cho thằng cu Dế của bà thôi. Cu Dế được ông bà yêu mến như vậy cũng khiến em bớt đau buồn, bớt tủi thân để cố gắng sống tiếp trên cõi đời này.
Ngã rẽ cuộc đời bắt đầu đến với cuộc sống vợ chồng mình khi anh bị công ty cho nghỉ việc chỉ vì anh sa đà cờ bạc quá chớn. Nghỉ làm triền miên, đi làm trong bộ dạng luộm thuộm đó chính là lý do công ty không thể chịu đựng thêm được nữa. Thất nghiệp, hết tiền thì anh mới chịu khó ở nhà với hai mẹ con. Lúc này em cũng thấy anh tu tỉnh, có chút hối hận và thương hai mẹ con đôi chút.
Những lúc chạy sang nhà bố mẹ xin tiền thì anh mới thấm thía từng đồng mà anh đã ném vào lô đề. Ngày trước em xinh đẹp nên được anh yêu hết lòng. Giờ đẻ xong, em cũng chẳng hiểu sao cơ thể em lại phì ra một cách đáng sợ. Thấy anh chê em béo quá thì em cố dành thời gian tập thể dục tại nhà hàng ngày nhưng vẫn chẳng giảm cân được tẹo nào, có khi còn tăng lên.
Việc chỉ ngồi nhà bế con khiến trọng lượng cơ thể em tăng một cách chóng mặt. Ngày trước đang mới có 45 đến 48 cân, giờ lúc nào em cũng ở cái ngưỡng 58 đến 60 cân. Đó có lẽ cũng là một phần lý do khiến anh không còn mặn mà với cơ thể của em nữa. Những lúc anh ôm em, chưa kịp sung sướng được vài giây thì thấy khuôn mặt anh nhăn nhó vì ôm phải cái bụng đầy mỡ, em cũng buồn lắm anh có biết không? Là phụ nữ, có ai muốn mình béo như vậy đâu?
Thất nghiệp một thời gian ngắn thì anh cũng có một công việc mới để đi làm. Lần này cũng lại trông chờ vào cái thân già của bố mẹ anh giúp cho. Anh chẳng tự mình năng động tìm việc cho bản thân, anh để cho ông bà chạy khắp nơi nhờ người quen giúp cho. Và cuối cùng, cũng nhờ bố quen biết rộng và cũng mất thêm một khoản mấy chục triệu của bố mẹ đút lót cho người ta mà anh được nhận vào làm một chân… Lái xe cho giám đốc xây dựng.
Việc bố mẹ anh thương con trai rút tiền trả nợ và chạy chọt xin việc cho anh chẳng liên quan gì đến em vậy mà chị gái anh lại hằn học với em một cách khó chịu. Em biết chị ta đi nói xấu em với bạn bè nào là cả hai vợ chồng lười chẩy thây chẳng chịu đi làm mà ăn bám ông bà già, nào là em nịnh hót rót mật vào tai để bố mẹ rút tiền tiết kiệm chạy việc cho anh. Em có làm nên tội gì đâu mà chị ấy nói như vậy cơ chứ? Con chưa được một tuổi thì em phải ở nhà trông là điều đương nhiên mà. Còn việc bố mẹ giúp anh là bố mẹ tự nguyện đấy chứ, em nào đâu có dám nói này nói nọ.
Cái ngày anh bắt đầu đi làm cả nhà ai cũng mừng, ai cũng mong anh tu tỉnh cố gắng từ bỏ cờ bạc. Bố anh ít nói nhưng nhìn bố em thấy ông vẫn hy vọng vào anh nhiều lắm. Còn mẹ anh thì đi khoe khắp xóm nơi bà ở, nào là anh làm cho một công ty to, nào là anh làm trợ lý cho giám đốc, nào là lương anh cao lắm.. V.. V… Hì hì, không biết sau này cu dế lớn lên em có bênh con trai mình như vậy không nhỉ?
Nhưng có điều, em cũng làm mẹ nên em hiểu tình thương của một người mẹ dành cho con trai nó đặc biệt và lớn lao biết nhường nào. Đôi khi em nghĩ, người giỏi nhất và cũng đáng thương nhất chính là mẹ anh. Có thể đó chính là lí do vì sao bố không bao giờ nói mẹ một câu cho dù bà hay bênh con một cách thái quá.
Cả nhà hy vọng, cứ tưởng anh đi làm thì kinh tế cũng sẽ khá hơn. Nhưng việc làm lái xe cho một giám đốc xây dựng thì anh luôn phải đi theo ông ta. Cứ ông ta đi đâu thì anh phải theo đấy. Khi có các công trình ở tỉnh xa thì anh luôn vắng nhà, ít thì vài ngày, lâu thì tận 2 – 3 tuần. Đồng lương làm ra được cũng chẳng thấy anh đưa cho vợ để nuôi con.
Em hiểu, người ta thường nói con trai làm nghề lái xe hay phải xa nhà, do vậy sẽ không tránh được cảnh tự do ăn chơi, đàn đúm. Em và bố buồn lắm. Nhìn ông mưa gió vẫn đến các xưởng cơ khí xin làm thêm mà em thấy xót. Rồi một ngày, em quyết định, em phải đứng lên làm một cái gì đấy cho bản thân, cho con và cho bố mẹ. Em không thể ngồi nhà chờ những đồng tiền anh đem về khi chẳng đủ mua sữa, mua bỉm cho con chứ đừng nói cho cả gia đình. Em không muốn là một người sống phụ thuộc, không muốn làm một kẻ ăn bám. Sống cảnh phụ thuộc trong cả thời gian vừa qua khiến em mệt mỏi lắm rồi. Giờ là lúc em phải đứng lên, sống cho bản thân mình và cho cu Dế nữa anh ạ.
Bố nghe em giãi bầy thì ông hoàn toàn đồng ý và ủng hộ anh ạ. Ông đến đón cu Dế về nhà để cho bà nội nó trông, còn em có thời gian đi ra ngoài xin việc. Với cái bằng trung cấp kế toán, kinh nghiệm không, quen biết không, tiền cũng không, thân hình thì mập ú khiến chẳng nơi đâu nhận em vào làm cả. Em buồn và thất vọng lắm. Thế rồi lại là bố anh, lại lần nữa cái thân già của ông âm thầm đi hỏi han này nọ xem có chỗ nào cần người không để xin cho đứa con dâu.
Trong một lần tình cờ bố nghe thấy bà bạn quen của bố nói chuyện sắp khánh thành một nhà trẻ mấu giáo tư nhân, thế là bố xin ngay cho em vào một chân cô nuôi dậy trẻ với mức lương 4 triệu đồng một tháng. Em hơi lo nhưng em đã quyết, việc gì em cũng sẽ làm miễn là có việc, có tiền… Rồi cuộc sống của em bắt đầu thay đổi khi em đi ra ngoài làm anh ạ.
Em đi làm, bố xin nghỉ làm thêm để ở nhà trông cu Dế, ông muốn tạo điều kiện và giúp cả hai vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định. Bố anh là người như vậy đấy, ông sống tốt và luôn lo lắng cho con cháu. Vậy mà cả anh, và cả em… Chẳng ai đền đáp được cái công sức của ông bỏ ra. Chúng mình còn nợ bố mẹ nhiều quá anh có biết không? Hãy tỉnh lại anh nhé, chúng mình sẽ làm lại từ đầu cho dù cũng đã muộn.
Phần 3
- Nhật Ký Ngày…
Đêm nay là đêm thứ ba em ngồi viết những dòng ký sự anh à. Em hy vọng một ngày nào đó anh tỉnh lại và đọc được những dòng chữ này. Em sẽ nói ra hết, em không thể giấu mãi được nữa phải không anh? Em xin lỗi và em chấp nhận ra đi nếu như anh không còn cần em nữa.
Anh biết không, cái ngày em bắt đầu đi làm đã có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là thay đổi trong suy nghĩ của em. Một cô gái xinh đẹp đã từng là hoa khôi của trường làm sao có thể chấp nhận một bộ dạng xấu xí đi ra ngoài được. Tuy trường mẫu giáo toàn là cánh con gái với nhau nhưng em vẫn nhất quyết phải thay đổi về ngoại hình. Là con gái ai chẳng muốn mình xinh đẹp, em đã đi làm tóc, ra đường chịu khó mặc váy, mặt mũi cũng trang điểm kỹ càng hơn.
Vì mặc cảm thân hình mình giờ béo ú nên em tìm mọi cách cố gắng khắc phục nhược điểm đó. Bạn bè ai cũng động viên và khích lệ em ăn mặc đẹp, tuy nhiên điều đó vô tình lại làm bố mẹ anh khó chịu. Mẹ anh khó chịu ra mặt khi thấy em son phấn đã đành bởi từ trước bà đâu có ưa gì một đứa con dâu nhà quê như em. Nhưng bố, người mà em luôn yêu quý và kính trọng cũng không thấy gì là vui vẻ khi nhìn em dành đến nửa tiếng đồng hồ trang điểm và mặc quần áo.
Có lẽ ông nhiều kinh nghiệm và hiểu được ngoài xã hội không phải cái gì cũng toàn màu hồng, ông lo lắng một ngày nào đó em sẽ cắm sừng anh… Mà nhìn anh đi suốt ngày như vậy thì cái việc ông lo lắng cũng là có lý lắm chứ. Rất may chỗ làm lại toàn trẻ nhỏ và phụ nữ với nhau nên ông bà cũng bớt lo phần nào. Anh là chồng mà mỗi khi anh về nhưng anh chẳng bao giờ chịu để ý hay kiểm tra gì vợ cả. Có lẽ anh tin rằng một con béo với cái bụng toàn mỡ thì làm gì có ai thích phải không? Chồng không lo nhưng đã có bố mẹ lo hộ. Anh sướng thật đấy, cái gì cũng
Được bố mẹ quan tâm và giúp nhiệt tình. Tháng đầu tiên em đi làm, ông bà cứ lấy cớ nhớ cháu để tạt qua tạt lại, nhưng em biết đấy là sự kiểm tra xem em có bồ bịch gì không. Nhiều lần khi anh đi công tác cùng sếp, ông bà thử em bằng cách bảo cho cu Dế ngủ lại nhà ông bà, nhưng đến 10h tối đã thấy ông đưa cháu về với lý do cu Dế nhớ mẹ không chịu ngủ với ông bà.
Ba tháng em đi làm là thời gian quá đủ để ông bà nhận ra em là đứa con dâu chung thủy anh ạ. Ông bà hài lòng lắm tuy không nói ra nhưng em biết. Mọi người nói cũng đúng, người ta cho rằng chẳng có điều gì là chắc chắn cả. Người đàn bà chưa ngoại tình không có nghĩa là họ sẽ không ngoại tình. Chẳng qua chưa ngoại tình là do chưa có cơ hội mà thôi.
Đúng thời điểm em lấy được niềm tin từ ông bà thì lớp em đón nhận một cháu bé gái chạc 5 tuổi. Cháu bé này rất ngoan và dễ thương anh ạ. Nhưng có điều người đàn ông, cũng là bố của cháu nhỏ mà hàng ngày hay đưa đón lại có bộ mặt rất hung tợn. Anh ta tên Hùng, trạc tầm ba mươi hai, ba mươi ba tuổi. Tại sao anh Hùng lại có khuôn mặt hung tợn là bởi trên mặt anh ấy có một vết sẹo rất dài nằm ở bên má trái.
Nó như một dấu tích cho việc đâm chém và nói lên rằng anh ta là một người giang hồ. Những ngày đầu, em và các cô giáo trong trường ai nhìn thấy anh Hùng cũng đều sợ sợ. Tuy nhiên em chỉ sợ chứ cũng chẳng có gì để mà coi thường anh ấy cả. Em bị mẹ và chị gái anh dè bỉu là một đứa con gái nhà quê rồi nên em không thích
Dè bỉu bất cứ một ai cả.
Hai tuần liền chỉ thấy người đưa đón cháu Mai là anh Hùng nên em có thắc mắc. Anh ta trả lời đầy cay đắng cho em biết rằng trong khi anh ấy ở trong tù, người vợ đã bỏ con lại đi theo trai vào miền nam sinh sống. Qua một thông tin nho nhỏ vậy thôi thì em đã dần đồng cảm với hoàn cảnh của anh ta, đã nhìn anh ta với đôi mắt khác. Bé Mai cũng được em quan tâm nhiều hơn bởi em thương nó sống thiếu thốn tình cảm.
Anh biết không, hàng ngày gặp nhau hai lần lúc sáng và lúc chiều tối nên khuôn mặt đầy sợ hãi của anh Hùng dần biến mất trong em. Nhìn nhiều cũng thấy bình thường, thậm chí em còn thấy anh ta rất đáng thương. Em có một sự ấn tượng rất lớn với anh Hùng, anh biết đó là điều gì không? Anh Hùng là người xã hội đen nhưng anh ấy vẫn yêu quý và lo lắng cho đứa con gái của anh ấy.
Cứ mỗi buổi sáng nhìn hai bố con bịn rịn chia tay mà em không kìm được nước mắt anh ạ. Lúc chiều đón về thì em nhìn thấy bé Mai chạy nhanh lao vào vòng tay anh ấy đầy vui mừng. Điều đó bỗng dưng em thấy thèm, thèm một gia đình đầm ấm bên các con anh ạ. Anh Hùng dù là người bị xã hội lên án, nhưng anh thấy không, anh ấy vẫn yêu và quan tâm đến con gái như vậy cơ mà?
Còn anh, cớ sao anh lại không như vậy? Nghĩ đến thì ban đầu em cũng trách anh nhiều lắm, nhưng sau đó em lại thôi không trách anh nữa, có trách thì trách chính bản thân em. Bởi vì em vẫn mông lung một điều thầm kín rằng không biết bố đẻ của cu Dế là ai!!! Quả thực điều này như một trái đắng và nó đã hành hạ em suốt cuộc đời.
Trong những bữa cơm tối hiếm hoi của hai vợ chồng, em chưa bao giờ nói cho anh biết một điều rằng trong đầu em đang có hình bóng của một người đàn ông khác. Khi cu Dế được gần hai tuổi, em không muốn mình bị ai kiểm tra cuộc sống riêng tư nên em đã nghĩ ra cách nói với bố mẹ cho cu Dế đến nhà trẻ nơi em làm việc. Bố mẹ có vẻ không hài lòng vì không muốn thiếu thằng bé, nhưng do em cương quyết nên ông bà đành phải nghe theo.
Lúc đấy em vẫn là một cô gái trẻ nên suy nghĩ trong em có phần hạn chế. Em cứ nghĩ đơn giản sống là sống cho bản thân mình nên cho dù bố mẹ không thích em ra đường son phấn, ăn mặc đẹp thì em cũng mặc kệ ông bà. Em đã suy nghĩ ấu trĩ như vậy đấy anh ạ. Ngày trước em quý bố bao nhiêu, giờ thì em cứ thấy ông khó tính, em thấy sợ sợ kiểu gì mà khó nói ra thành lời được.
Để lại một bình luận