– Lên tụi bây! – Khanh khờ vung tay, ném quả banh bay vút đến chỗ của thằng Toàn giờ đây đang ở vị trí trung tâm của sân do vừa chạy về tham gia phòng thủ lúc nãy.
– Kèm nó, nhanh! – Thằng đội trường phì phèo văng cả nước bọt.
Ngay lập tức, cả 4 thằng đối phương liền lao theo thằng Toàn như 4 mũi tên sẵn sàng ghim vào mình nó. Nhưng việc lấy banh từ chân của thằng Toàn là việc còn khó hơn cả lên trời, nội cái khoảng chạy đua với nó không thì đã mệt nghỉ rồi.
Bỗng thằng Toàn đột nhiên giảm tốc độ lại vừa kịp cho 4 thằng sau lưng nó đuổi tới thì nó lại tăng tốc, dẫn banh về sát góc phải sân. Khi bọn đường 14 đã bu lại nó như cục nam châm rồi thì nó lại đảo chân, chuyền một đường thẳng tấp đến chỗ tôi giờ đây chẳng có một thằng nào kèm cặp, bởi lẽ tên hậu vệ duy nhất còn lại đã kèm thằng Huy mất rồi:
– Của mày đó Phong! – Toàn phởn thét lớn.
Thực hiện theo kế hoạch đã bàn tính lúc nãy thì thằng Toàn sẽ là cục nam châm, thu hút hết tất cả cầu thủ đội đối phương về nó rồi sẽ bật banh lại cho tôi để dứt điểm trong tình thế không một ai kèm như hiện nay.
– Bốp… víu… – Tôi vung chân sút banh nhanh như cắt.
Lực sút từ chân cộng với hướng di chuyển của trái banh đến tôi tạo nên một đường banh thẳng tấp như sợi chỉ hướng về khung thành đối phương với tốc độ khiếp vía, tên thủ môn gà mờ giờ đây chỉ biết nhắm tịt mắt lại mà đưa hai tay lên đỡ banh vô vọng…
– Vào… ào… ào… ào! – Tôi vui mừng thét lớn ăn mừng bàn thắng vừa ghi được.
– Thấy tao kiến tạo ngon không ku? – Toàn phởn được nước vênh mặt.
– Phải nói là thấy anh mày vạch ra kế hoạch ngon không mới đúng! – Huy đô cũng vênh mặt không kém.
– Mấy tụi bây dang ra hết, không có tao thì chắc tụi bây có banh để mà võ vẽ à? – Khanh khờ láo táo chạy lên.
– Được rồi được rồi, công sức của cả đội chứ gì!
– Thế thì nghe được! – Khanh khờ gật gù.
– Hú u! Mấy bạn nữ thấy thế nào! – Tôi giơ nắm tay lên hướng về phía đám con gái.
– Hi, Phong vô đối! – Hoàng Mai giơ hai ngón tay lên làm thành hình chữ V chiến thắng.
Còn mấy nường kia thì cũng khẽ cười đưa tay lên ăn mừng.
– Đệt cụ, tao ghi bàn thì tụi nó chả có phản ứng gì, còn mày ghi bàn sao tụi nó hồ hởi thế hả? – Toàn phởn trố mắt ghen tị.
– Điểm khác biệt đấy mày ạ! – Tôi nhướng mày làm mặt đểu.
– Ẹc, phân biệt đối xử!
– Thôi, ít ra mày cũng được em Kiều cổ vũ còn gì! – Huy đô vỗ vai thằng Toàn an ủi.
– Đệt, đừng nhắc nhỏ đó nữa, tao sợ lắm rồi! – Toàn phởn xám mặt.
– Thôi đá tiếp đi tụi bây, đang phiêu mà! – Tôi hăng hái.
– Ok, tiếp luôn!
Và kể từ đó cho đến kết thúc trận đấu, bọn đường 14 dù có vài tình huống nguy hiểm nhưng cũng chả ghi được bàn nào, đã vậy thằng Toàn còn ghi thêm một bàn vào cuối trận đấu từ chấm penalti nữa, tỉ số chung cuộc là 3 – 0. Một chiến thắng giòn giã cho ngày đầu tiên bọn tôi rắp đội hình. Đây chắc chắn sẽ là một món quà củng cố tinh thần cho bọn tôi tiếp tục tập dợt cho tiết mục biểu diễn sắp tới.
Ngày diễn đã cận kề mà tiết mục lớp tôi vẫn chưa thể nhuần nhiễn được, về phần hoạt cảnh lẫn diễn xuất đều ổn, mọi thứ rất chuẩn, chỉ có tôi là hay bị vấp khi hát thôi. Có lẽ là do trước đó tôi nghe nhạc nước ngoài quá nhiều nên đối với nhạc quê hương thì tôi chẳng rành gì sấc, thật là đáng hổ thẹn mà.
Vì thế tôi quyết tâm phải học cho thuộc bài hát bằng nhiều cách khác nhau, nghêu ngao hát trên đường này, tắm cũng hát, đi dạo cũng hát, lúc ăn cơm thì xỏ tai nghe mà nghe này đến nỗi ngủ mớ cũng hát luôn.
Và kết quả là cái dư âm của bài hát cứ ong ong trong đầu tôi mãi, gián tiếp hại đến cái miệng vô tội. Cứ mỗi lần tôi nói chuyện ra là thế nào cũng lẹo vài từ “cô dâu”, “chú rễ” vào thôi, nhờ thế mà bọn trong lớp tôi được mấy phen cười nghiên ngả mỗi khi tôi lên trả bài mà lỡ mồm lẹo lưỡi.
Kì kèo thế nào thì chương trình văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam cuối cùng cũng được diễn ra. Sân trường rộng lớn nơi mà tôi vẫn ngán mỗi khi bịông thầy thể dục bắt chạy bền giờ đây đã được dựng thành một sân khấu lớn, chỗ ngồi được bố trí chật nít cả sân.
Tất cả học sinh đều ùa về trường đông như trẩy hội vậy, học sinh trường khác cũng có, người ngoài vào cũng có nói chung là đủ loại người tham dự từ già, trẻ, lớn, bé, mà theo tôi thấy thì toàn là những phụ huynh có con phụ trách tiết mục theo cổ vũ là nhiều thôi.
Theo như tôi biết thì cả trường có tổng cộng 50 tiết mục từ 50 lớp khác nhau, theo sắp xếp thì lớp tôi dự thi ở tiết mục số 22, không quá sớm cũng không quá trễ, vừa có thể rút kinh nghiệm từ những lớp trước vừa có thể thám thình tình hình đối phương nữa.
Tiết mục đầu tiên là tiết mục ảo thuật do bọn lớp 10A7 biểu diễn, chả hiểu do là lớp đầu tiên trình diễn hay là bị khớp trước đám đông hay sao mà lớp này đã làm khán giả được một phen cười vỡ bụng.
Số là bọn nó biểu diễn tiết mục biến người từ chỗ này sang chỗ khác. Lúc đầu ảo thuật gia dắt một người vào trong một cái tủ, úm ba la hô xì biến thế là người đó đi ra từ cái tủ kia. Khán giả thấy thế rất là hào hứng nên vỗ tay rôm rốp như sấm dậy vậy, nhưng chừng mươi giây sau lại im thin thít, chả ai nói một lời nào nữa, bởi lẽ cái thằng vừa đừng ở tủ bên kia lại lù lù đi ra ở cái tủ bên đây, thành ra là có hai thằng giống nhau đứng ở hai cái tủ.
Sau một lúc ngớ người thì khán giả mới bắt đầu bật cười sằn sặc vì mánh lới dùng anh em song sinh để diễn xiếc, không hẹn mà gặp cả 3 vị giám khảo đều khoanh tròn vào ô điểm rồi lắc đầu che miệng cười tế nhị.
Đến lớp 12A12 mới hú vía, bọn họ biểu diễn tiết mục múa dân tộc. Lúc đầu thì rất suông sẻ, khán giả thì rất cuốn hút vì lớp bọn họ cũng có nhiều nhỏ rất xinh, ngày cả các giám khảo cũng gật gù tỏ vẻ hài lòng, có thể nói tiết mục này có triển vọng về nhất rất cao.
Ấy thế mà ngày cái lúc mấy thằng con trai bưng các thôn nữ lên vai thì tự dưng một thằng từ đâu đến đứng dưới khán đài mà quát lớn:
– Mồ mạ mày thằng Chiến, bỏ cái tay khỏi đùi gấu tao ngay!
Thế nhưng chả có ai trong đội biểu diễn trả lời nó cả. Tức tối, nó lại tiếp tục quát:
– Tao nói tiếng nữa không bỏ ra tao lên hốt mày đấy!
– Chỗ lớp tao đang biểu diễn cút chỗ khác đê! – Và một thằng trong đoàn biểu diễn cũng lên tiếng.
– Khỉ bố mày, nãy giờ mày lợi dụng gấu tao!
– Mày lợi dùng không được nên tức hay gì!
– Có ngon thì ra sau trường 1 – 1 mày.
– Chơi mày luôn mày, tưởng tao sợ à?
Thế là cái thằng đứng trên khán đài hừng hực bỏ nhỏ con gái xuống rồi chạy theo thằng kia ra sau trường trong sự kinh ngạc của quần chúng khán giả lẫn các vị giam khảo, còn nhỏ con gái kia cũng hớt hãi mà chạy theo gọi í ới. Cái bọn còn lại sau một lúc ngẫn tò tẻ ra chả biết gì thì cũng bắt đầu trần tĩnh lại mà biểu diễn tiếp.
Nghe phong thanh đâu sau buổi văn nghệ thì hai cái thằng đó bị đuổi học hết một tuần lễ, còn nhỏ con gái đó đột nhiên nổi tiếng khắp trường luôn, đi đâu cũng bị xì xầm bàn tán là lẳng lơ hết. Bây giờ thì chắc nhỏ cũng biết cái cảm giác của tôi khi bị mấy thằng trong trường gọi là Phong lưu rồi, chẳng tốt lành gì sấc.
Cơ mà nhờ thế tôi lại phát hiện được một kiểu gọi bạn gái mới, đó là gấu, chả hiểu sao mà mấy tụi nó gọi bạn gái mình là gấu nhễ, nghe cũng hay hay đấy, nhưng mà khi áp dụng nó với Hoàng Mai thì bị em nhéo hông đau muốn lé mắt:
– Cấm anh gọi em là gấu, nghe một lần nữa là chết nghe chưa!
– Ẹc, nghe dễ thương mà!
– Không biết, em cấm!
Và thế là từ đó tôi bị cấm khẩu luôn từ gấu cho đến hết mùa noel mới được giải tỏa.
Nhưng mà sau này tôi nghe loang thoáng ý nghĩa của từ gấu là như vầy, gấu là một loài thú có vú rất hung dữ, khi giận lên có thể tát kẻ thù nổ đom đóm mắt, nghe thì cũng có một số nét tương đồng với mấy bạn nữ đấy, thảo nào…
Thôi, trở lại với buổi văn nghệ, sau tình huống trời đánh thánh vật đó thì mọi chuyện vẫn tiếp tục diễn ra suông sẻ. Ngoài những tiết mục lọng cọng ra thì cũng có những tiết mục cực kì xuất sắc, tiêu biểu như tiết mục đơn ca Bụi phấn của lớp 12A3.
Có thể nói cái chị mà hát bài bụi phấn đó vừa hát hay lại xinh xắn nữa, làm khán giả cứ nhìn mê tơi, đặc biệt là thằng Toàn, nếu mà miêu tả như phim hoạt hình thì nãy giờ chắc cặp mắt của nó nổi thành hình trái tim từ lúc nào rồi, xinh quá mà.
– Đẹp ghê mày ạ! – Toàn phởn tơ tưởng.
– Ờ, công nhận! – Tôi tơ tưởng theo.
– Đẹp lắm chứ gì?
– Ờ, đẹp chớ, ủa mà ai thế! – Tôi và Toàn phởn thắc mắc.
– Hai người không lo tập mà cứ đùa cợt mãi thế hả? – Lam Ngọc trừng mắt quát tháo.
– Ớ rồi rồi! – Hai thằng tôi giật mình mà quay lại vị trí tập luyện.
Từ nãy đến giờ cũng đã trải qua nhiều tiết mục rồi, chỉ còn 5 tiết mục nữa là đến lượt lớp tôi biểu diễn nên cả nhóm bắt đầu chia đạo cụ cũng như trang phục biểu diễn ra để chuẩn bị. Khỏi phải nói, trang phục của Toàn phởn với nhỏ Kiều là đẹp nhất, cô dâu chú rễ mà lị, áo dài khăn đống chuẩn đám cưới truyền thống luôn, còn quan viên hai họ thì cũng áo dài khăn đống nhưng không đẹp bằng, chỉ có cặp song ca chính tôi và Lan ăn mặc áo bà ba giản dị thôi.
Do ga lăng nên bọn con trai chúng tôi nhường cho đám con gái thay đồ trước, đám thằng Huy thì ở ngoài tập luyện với măm cỗ thật, còn riêng tôi thì ngồi ngoài vừa nhẩm lại lời bài hát cho nhuần nhuyễn vừa tưởng tượng hình ảnh Lan xinh tươi trong bộ áo bà ba mộc mạc.
Và rồi đám con gái cũng đi ra với những bộ trang phục đẹp lung linh con cua đinh, bé Phương thì khoác trên người bộ áo dài hồng nhợt nhìn dễ thương quá mức quy định, còn Lam Ngọc thì tuy khuôn mặt có hơi lạnh lùng nhưng với một chút trang điểm nhẹ và bộ áo dài hồng giống bé Phương thì trông đẹp ra hẳn, phải nói là nhìn mê tơi luôn, làm cả đám con trai bọn tôi hết lời khen ngợi:
– Chẹp, nhỏ này mà không biết võ thì tao đợp luôn rồi! – Toàn phởn chép miệng.
– Thôi con gái mà học võ thì tao ngán lắm! – Tôi bểu môi lắc đầu.
– Này, ông nói gì tôi đấy!
– Ớ, ặc! Thì tui khen bà đẹp mà, hề hề! – Tôi hốt hoảng chữa lời ngay.
– Hừm, tập không lo tập, ăn nói linh ta linh tinh! – Nhỏ nhíu mày khó chịu nhưng đôi má đã hồng ửng lên.
Thế nhưng người mà bọn tôi mong chờ nhất vẫn chưa xuất hiện, đó chính là Lan. Ai ai cũng thắc mắc khi nàng mặc áo bà ba thì sẽ như thế nào, chắc sẽ ngộ lắm, nhưng riêng tôi thì nàng đã đẹp sẵn rồi, trang điểm hay mặc những bộ đồ đẹp vào chỉ làm nàng đẹp hơn mà thôi.
– Gì thế này, chỉ có một bộ bà ba thôi mà, làm gì mà lâu dữ? – Toàn phởn nhìn đồng hồ lều bều.
– Con gái người ta phải trang điểm nữa chớ, tao không gấp mày gấp làm gì! – Tôi nhíu mày xỉa xói nó.
– Mà cũng lâu thật, gần nữa tiếng rồi! – Lam Ngọc cũng sốt sắng.
Và rồi Lan cũng bước ra khỏi phòng thay đồ, nhưng lạ một điều là nàng vẫn chưa thay gì hết, chỉ có khuôn mặt là được trang điểm nhợt thôi, nhưng chúng tôi khống chú tâm đến việc đó lắm bởi vì điều làm chúng tôi chú ý nhất là sắc mặt của Lan hiện giờ đang bối rối đến khó chịu ra mặt, vẻ như đang sắp khóc đến nới vậy.
Thấy thế chúng tôi liền chạy đến hỏi thăm tình hình:
– Sao vậy Lanna, vẫn chưa thay đồ nữa à?
– Hức, đồ diễn… – Nàng rung giọng kềm nén.
– Sao, nói rõ xem?
– Mất rồi!
– Hả, mất đồ diễn? – Cả đám trố mắt.
– Mình xin lỗi, là tại mình bảo quản không kĩ! – Nàng mím môi bật khóc, đây có lẽ là lần đầu tiên tôi thấy nàng khóc, khóc ấm ức, khóc kìm nén.
– Bạn bình tĩnh nói rõ hơn xem, tại sao lại mất? – Lam Ngọc khẽ khàng dìu Lan đến băng ghê đá.
– Mình cũng không biết, đồ của mình để trong phòng học, lúc sau thì không thấy nữa!
– Lanna đã kiếm thử hết chưa?
– Đã kiếm hết rồi, hức!
– Được rồi, không sao đâu, không phải lỗi của bạn mà! – Ngọc Phương nhẹ giọng trấn an.
– Nhưng đứa nào lấy mới được chứ? – Tôi tầm ngâm suy nghĩ.
– Thử nhớ lại xem những ai đã vào phòng học nào? – Huy đô gópý.
– Lúc nãy cả chục đứa vào phòng học ấy chứ, nếu có một hai đứa thì dễ rồi! – Toàn phởn bác bỏ ý ngay.
Quả thật, lúc nãy trước khi buổi văn nghệ bắt đầu thì tất thẩy lớp tôi đều tập hợp ở trong lớp mình nên rất khó để suy đoán ai đã lấy đồ củaLan lúc đó. Nhưng điều chúng tôi lo nhất là giờ đây biết kiếm đâu ra trang phục để Lan mặc khi biểu diễn chứ, tiệm quần áo chúng tôi mướn đồ cách đây rất xa, có mướn thì cũng không kịp, chưa kể đây đã là bộ bà ba cuối cùng của tiệm đó rồi, bây giờ nếu muốn biểu diễn thì chỉ có nước là mặc đồ bình thường ra diễn thôi, dĩ nhiên là sẽ mất điểm rồi, ngoài cách đó ra thì chằng còn cách nào khác.
Thế rồi tất cả đều chìm vào trong im lặng, bởi lẽ công sức bấynhiêu lâu tập luyện giờ đây phải mất theo bộ đồ bà ba xấu số đó, rồi phải nghĩcách đối diện với tụi còn gái mỏ nhọn trong lớp nữa, thế nào cũng sẽ cãi nhau vài ba câu thôi.
Nhưng giữa tình huống bế tắc đó, bỗng nhiên trong đầu tôi lạinãy ra một sáng con kiến trên cả tuyệt vời, nhà tôi vẫn còn lưu giữ một bộ áobà ba vàng nâu, đó là kỉ vật duy nhất mà mẹ tôi đã để lại, và bộ bà ba đó giờđây đang nằm ở một chỗ trang trọng trong tủ quần áo của tôi, được tôi chỉnh chuđàng hoàng mỗi ngày.
Để lại một bình luận