Tôi nghĩ đi, nghĩ lại xem có nên viết ra chuyện nhà mình không. Nên chăng “Vạch áo cho người xem lưng” như các cụ thường bảo thế cho nên tôi đắn đo nhiều đêm. Nhưng không viết ra được thì thấy như bị nén chặt đến nghẹt thở trong tâm trạng tìm giải tỏa. Tôi cũng đã ướm hỏi thử xem ý của hai chị em Hòa & Bình thế nào?
Hòa ngần ngừ một thoáng rồi bảo: “Tùy anh! Nhưng… phải giấu tên thật và địa chỉ kẻo mà…”
Còn Bình thì hối tôi: “Viết đi anh! Em cũng muốn thế để sau này con cháu biết tình yêu của bố mẹ, ông bà chúng dành cho nhau như thế nào. Nhưng cấm viết tục tĩu đấy!”
Dưới tầng trệt 4 đứa cháu đang tranh cãi nhau việc gì đó. Bố mẹ chúng đều đi làm vắng nên gửi sang với ông bà. Hai đứa cháu gái lớn thì đi học.
Chỉ có tôi và Hòa ở nhà. Tôi mới nhận sổ hưu nên cũng thấy như đang trống thiếu thứ gì đó.
Dù đã hưu nhưng thân thể tôi cường tráng và còn vạm vỡ, săn chắc. Và khoản sinh lý vẫn còn nhu cầu. Tôi chỉ giải tỏa bằng cách vật hai bà ra mà hành sự. Bình trẻ hơn nên đáp ứng nhu cầu của tôi bất cứ lúc nào. Còn Hòa thì tôi biết phải gắng gượng để chiều chồng.
Cuối những năm 1940, có nhiều bộ đội miền Nam tham gia các chiến dịch chống Pháp ở biên giới phía Bắc. Đa số được giữ lại khi nhà nước thành lập các nông trường theo mô hình Liên Xô, Trung Quốc. Ông là một trong số đó.
Ông với bố tôi quen biết trong bệnh viện. Hai Ông đều bị thương trong cùng một trận đánh, khi ra viện ông theo bố tôi về quê tôi ở vùng tự do. Ông gọi bà nội tôi là bố mẹ. Rồi ông bén duyên cùng chị Gái (Viết là chị bởi lúc ấy bà Gái mới ngoài đôi mươi) con ông cụ Trại cạnh nhà tôi. Ông bà nội tôi mừng lắm. Sắm lễ cưới hỏi vợ cho ông. Ông thành chàng rể ở nhà vợ. Vì ông cụ Trại chỉ còn có chị Gái. Em trai của Chị, người con trai duy nhất của cụ Trại, là du kích cũng đã hy sinh trong một trận chống càn lúc quê tôi còn trong vùng tạm chiếm. Nghe các cụ kể đám cưới của ông bà cùng tổ chức một ngày với đám cưới bố mẹ tôi theo đời sống mới hồi đó.
Mẹ tôi sinh anh cả tôi trước bà gái 1 tháng. Bà Gái sinh chị giữa đồng khi đang cấy – ông đặt tên là Hòa, còn ông bgoaij của chị (Cụ Trại) thì cứ gọi chị là con Rớt. Khi chị sinh ra, trời thì mưa tầm tã nên các cụ bảo nhau: “Rồi sau này con bé Rớt này sẽ lận đận chuyện chồng con đây nhưng mà giàu có đấy!”
Sau chị 2 năm, bà Gái sinh ra anh Trìu rồi hơn chục năm sau mới sinh ra cô Bình.
Như một định mệnh, anh cả tôi cưới chị. Chỉ một tuần sau thì anh đi bộ đội, khi đó tôi mới 4 tuổi. Đó là năm 1964. Rồi đến anh Trìu cũng xung phong nhập ngũ hai năm sau đó. Biến cố gia đình chị liên tiếp xảy ra bằng cái chết của cụ Trại rồi đến ba chị và mẹ chị. Bố mẹ tôi tức bố mẹ chồng của chị là chỗ dựa duy nhất cho hai chị em chị bám víu…
Để lại một bình luận