Phần 4
Sau khi dắt xe vào quán cafe, vốn là quán ruột của em (địa điểm em xin được giấu, mắc công nhiều bố bảo Pr này nọ), em đã dẫn bé Huệ vào một góc tối yên tĩnh để tiện nói chuyện. Hôm nay quán đông đúc lạ thường do ngày lễ, khách hàng cũng toàn là các nam thanh nữ tú đang cặp kè yêu đương nhau. Khung cảnh của quán cũng khá lãng mạn và cổ điển, mỗi bàn đều được sắp đặt một cây nến điện, xung quanh có những hòn non bộ nước chảy róc rách rì rào nghe rất êm tai. Điều đặc biệt là hôm ấy, quán mở những bản hoà tấu tình yêu du dương, kích dục, nghe chỉ muốn được làm…hí hí.
Yên vị tại chỗ ngồi, em bất ngờ tặng cho nàng một giỏ bông mà nãy giờ giấu giếm chết mẹ sau lưng không cho nàng biết. Nhận được giỏ bông xinh xắn, nàng cám ơn em rối rít bởi vì theo nàng, đã từ lâu lắm rồi nàng chưa nhận được hoa từ người khác, đặc biệt là những người khác giới.
“Anh chị uống gì ạ” (Thằng nhân viên quán trông trẻ trâu hỏi em)
“Cho anh cafe sữa đá em” (Nói ra hơi nhục với anh em, con trai mà lại đi uống cafe sữa)
“Còn em uống gì Huệ” (Em hỏi bé)
“Dạ, cho em cafe đá đi anh” (CLGT này, em nhục quá các bác ạ)
“Ơ, con gái mà cũng uống cafe đá à”
“Dạ, em uống quen rồi anh ui hihi, hôm nào thức đêm em cũng làm một cốc, riết ghiền luôn” (Bé Huệ vừa nói vừa cười bông đùa, em xinh lắm em biết hông)
“Uống nhiều cafe quá không tốt đâu em, đặc biệt là con gái, xấu da mặt đó em”
“Em cũng không muốn đâu, nhưng cái nghề của em nó buộc em phải thích nghi thôi anh à, mà cuộc đời em tan nát rồi, em cũng chả quan tâm sức khoẻ của mình nữa, ra sao thì ra” (Mặt nàng bỗng xầm đi và có vẻ khá buồn)
“Em đừng nói vậy, tương lai không ai biết được chuyện gì đâu, anh tin em sau này sẽ tìm được hạnh phúc thôi, cứ vui vẻ lên mà sống”.
Nói chuyện một hồi thì thằng nhân viên trẻ trâu mang nước ra, bất ngờ nàng nhận được một cuộc điện thoại từ ai đó, em không biết nhưng qua nét mặt của nàng, em có thể đoán rằng, đó là một người khách quen của nàng.
“Khách gọi hả em?” (Em tò mò và hơi vô duyên hỏi bé Huệ)
“Dạ, không anh, con bạn cùng phòng nó gọi thôi” (Nàng có vẻ bối rối)
“Nó gọi có chuyện gì không em, nếu em bận thì bữa khác mình nói chuyện sau cũng được”
“Dạ, không có gì đâu anh, hôm nay em đã hứa đi chơi với anh đến 12 giờ mà hihi”
Từ những câu trả lời ấp úng của nàng, em tin nàng vừa mới từ chối lời yêu cầu đi khách của một thằng bỏ mẹ nào đó, nói thật nhìn khuôn mặt thơ ngây và nét hồn nhiên của bé Huệ trong giây phút ấy, em cảm thấy tiếc thương cho số phận của nàng. Giá như mà nàng được sinh ra trong một gia đình khá giả hơn một chút, được ăn học đầy đủ hơn một chút, thì nàng sẽ không phải rơi vào hoàn cảnh như thế này, biết đâu giờ này nàng đã trở thành một hot girl, một nữ tiếp viên hàng không như mong ước của nàng rồi.
Lan man nhiều quá rồi, sợ anh em đợi lâu, em xin phép đi vào câu chuyện chính như tiêu đề “Câu chuyện của một con điếm”, từ đoạn này, em xin phép được nhập vai vào bé Huệ, một thiếu nữ dễ thương có tên cúng cơm là “bé Na”, và đổi cách xưng hô là “tôi” để cho phù hợp với nội dung. ( Những đoạn nhập vai em sẽ viết bằng chữ in nghiêng nhé. )
18 năm về trước, tôi được sinh ra trong niềm vui vô bờ của cha mẹ bởi vì tôi là đứa con đầu lòng của ông bà. Ấy thế mà niềm vui chẳng được bao lâu, kể từ khi cha mẹ tôi sinh thêm người con thứ hai, tức em tôi, cuộc sống của gia đình tôi đã khó khăn nay càng khó khăn hơn gấp bội. Thời ấy, bố mẹ tôi chỉ là những nông dân chân lắm tay bùn, quanh năm chỉ biết đến ao ruộng, con cá con tôm, cánh đồng, và tất nhiên, một chữ bẻ đôi cũng không biết. Mà các bạn biết rồi đấy, nông dân thì mấy ai có cuộc sống khá giả, thậm chí là bình thường, nhà tôi nghèo lắm, đến cái quần cái áo còn phải đi xin xỏ hàng xóm. Làm cha làm mẹ ai cũng muốn con cái mình được hạnh phúc và có tương lai, ông bà u của tôi là một ví dụ điển hình nhất cho câu nói trên. Khó khăn vất vả là thế, mẹ Sáu và bố Riêng vẫn cố gắng cho tôi đến trường, có được cái từ cái chữ như chúng bạn. Thời gian cứ chầm chậm trôi qua, con bé Na dơ bẩn, rách rưới cũng dần dần lớn lên trong sự đùm bọc của ông bà bu, mặc cho cuộc sống, cái đói luôn bao vây.
Năm tôi lên lớp 6, tức 11 tuổi, cha mẹ tôi tiếp tục cho “ra đời” thêm một em bé, và cũng chính là đứa em thứ hai của tôi. Thằng em kế của tôi năm ấy cũng được 8 tuổi rồi, tôi thương các em lắm, nhưng tôi không biết phải làm gì cho các em ngoài việc thay mẹ chăm lo cho các em. Nhiều khi nghèo khó mới giúp chúng ta sống tình cảm hơn.
Tôi nhớ có một lần, mẹ tôi bị ốm nặng, trong khi đó ba tôi phải thường xuyên ra đồng cày cáy kiếm tiền, 3 chị em tôi, tất cả đều ốm nhom ốm nhách như con mắm, luôn túc trục bên mẹ, dựa đầu vào vai mẹ mà khóc. Có lẽ hai em tôi còn quá nhỏ để hiểu sự đời, nên chúng không biết phải làm gì cho mẹ hết, riêng tôi là chị cả nên tôi phải thay ba Riêng nấu cháo cho mẹ tôi ăn. Nhìn khuôn mặt mẹ gầy gò, ốm o do sương gió, bụi mù mà nước mắt một con bé cấp 2 như tôi cứ rơi xuống tự bao giờ.
Bánh xe thời gian cùng những vất vả gian nan tiếp tục gõ cửa nhà tôi, một biến cố cuộc đời đã đến với cả gia đình tôi khi năm tôi lên lớp 8, vào một ngày gió mưa nước lớn, thân xác ba tôi được người ta phát hiện nằm bên ven sông, ông được cho là đã chết đuối sau khi bị rơi xuống một vùng nước xoáy trong lúc đang chèo ghe trên sông. Thời điểm đó, mẹ tôi đã khóc rất nhiều, ba chị em tôi cũng vậy, gia cảnh nhà tôi rơi vào cùng cực, nhiều lúc tôi chỉ muốn uống thuốc sâu cho chết quách đi cho rồi nhưng vì mẹ và các em nên tôi không làm được. Đối với nhiều người, 13 tuổi chắc có lẽ là còn quá nhỏ để suy nghĩ chín chắn như người lớn, nhưng với tôi thì lại khác, tôi tuy nhỏ nhưng có lẽ biết quá nhiều thứ mà các cậu ấm, cô chiều ở thành thị không bao giờ biết được. Điều này là do suốt một thời gian dài, tôi phải chịu đựng nhiều nỗi đau về tinh thần và phải ra đời sớm hơn họ. Tôi biết được, mẹ Sáu sẽ vất vả biết đến dường nào sau khi bố Riêng mất, mẹ sẽ làm gấp đôi công việc mà trước kia mẹ đã làm để đổi lại miếng ăn, mảnh áo cho chị em chúng tôi.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên đó, trừ việc ba tôi mất, chưa là cái thá gì so với một biến cố kinh hoàng mà tôi đã gánh phải năm tôi lên lớp 10, sự kiện này đã thay đổi cả cuộc đời của tôi, biến tôi từ một con bé hiền lành, thương mẹ, thương em, trở thành một nỗi tủi nhục cho cả gia đình, dòng họ…
…
Trở lại với bàn cafe, nơi em và Huệ đang tâm sự với nhau. Lúc này, đồng hồ điểm 10h, tức là còn 2 tiếng nữa là chúng em phải tạm biệt nhau. Nhìn xung quanh thấy từng cặp đôi tay trong tay bước vào quán mà em cảm thấy chạnh lòng. Nhớ năm ngoái có con nhỏ bạn (nhỏ em yêu thầm) chịu bỏ thời gian ra đi chơi với em vào ngày 8/3 như thế này, tự nhiên trái tim em bỗng thổn thức lạ thường, mặc cho bên cạnh em bây giờ đang là một em hot girl xinh xắn, đáng yêu không kém. Đang suy nghĩ bâng quơ thì chợt nhìn mặt bé Huệ, em thấy nàng có vẻ rất mệt mỏi, mới liền hỏi:
“Em mệt hả Huệ”
“Dạ không có chi đâu anh”
“Em ăn gì chưa, quán này có bán đồ ăn, để anh ra mua rồi anh với em ăn”
“Dạ, ở đây có bán phở không anh, tự nhiên em cảm thấy thèm phở quá”
“Chắc có đó, để anh ra hỏi thử, em đợi chút nha” (Em tính chở nàng ra ngoài tiệm phở ăn nhưng thôi, ngồi trong đây nghe nàng kể truyện thích hơn)
………(Đang kêu phở)
………(Đang kêu phở)
“Rồi, anh gọi 2 tô phở rồi, em đợi xíu nó mang vô” (Quán cafe không có bán phở, em phải qua bên đường đối diện mua, lol)
“Dạ, vất vả cho anh quá hihi”
“À mà anh hỏi thật nè, em thích ăn phở lắm hay sao”
“Dạ, em thích lắm cơ, hồi nhỏ có một lần mẹ nấu cho 3 chị em em ăn. Hồi ấy nhà em nghèo lắm, thịt thà đâu có mà ăn, phở mẹ em nấu rất đặc biệt anh à, chỉ có nước, ít giá và chút hành lá thôi, mà em không biết đó có phải là phở không nữa hihi. Em nhớ lắm cái cảnh 3 chị em em ăn xong, húp đáo húp để cái nước phở mà vẫn còn thòm thèm. Giờ em nhớ mẹ và các em lắm”.
“Thế từ hồi lên Sài Gòn đến giờ, em có về thăm gia đình lần nào chưa”
“Đã gần 2 năm rồi em chưa về, em sợ mọi người điều ra tiếng vào, rồi khiến mẹ em buồn nữa. Em dự định khi nào có cơ hội, em đưa mẹ và các em lên Sài Gòn chơi vài bữa”.
“Ùa, thôi phở tới rồi, em với anh ăn đi cho nóng. Nhìn em có vẻ sắp bệnh đó, ráng ăn nhiều vào”
“Dạ, cám ơn anh, em mời anh ăn ạ”
Để lại một bình luận