Tết xưa tôi ưng lắm, bắt đầu từ ông công táo là không khí lắm, nhà nào cũng mua lá dong, đem ra giếng rửa, khu nhà tôi có 1 cái giếng chung, bờ giếng nứt nẻ luôn rỉ nước vàng có váng đọng thành vũng ở những chỗ mất xi măng, sau có nước máy, giếng bị bỏ không, đầy rêu, nòng nọc và nhái.
Mấy anh lớn bắt đầu cuốn pháo bằng vở học sinh, thời đó chỉ có 3 loại giấy nhân dân được dùng: Báo đảng, vở học sinh và xịn nhất là họa báo liên – xô, họa báo đéo chùi đít đéo quấn pháo được nhưng dùng dán mẹ lên tường hay bọc vở thì vô đối, sao phải bọc vở thì tôi đéo biết, nhưng học sinh hồi đó phải bọc 1 lớp giấy nữa lên cái bìa quyển vở, rồi dán nhãn vở lên. Nhãn vở đề tên, trường, lớp và năm học. Nếu dán lên tường thì cắt ra tuyền hình gái đẹp.
Thuốc pháo và ngòi các anh mua được ở làng Bình đà, trước tết lũ lượt đạp xe đi mua, thế là quấn, tết lại thành từng băng.
Tôi lúc nào xin được tí tiền hay ăn bớt được thì chỉ mua pháo, tôi nhát pháo nên mua loại pháo nhỏ xíu có màu xanh đỏ, với cây hương, tôi dí vào, quăng ra, quả pháo nổ cái tẹt, phê phê là…
Tết về, nhân viên nhà nước như bố mẹ tôi sẽ được mua quà tết, là 1 bọc to, bên trong có:
1 băng pháo, cái dcm băng pháo này có lúc rất phò, có năm xịt, đốt đéo nổ đến 3/4 băng, có lẽ bọn bảo quản ném nó xuống nước trước khi bán hehe.
Một chai rượu chanh hay cam, tên đéo quan trọng, đều là nước lã pha cồn, 1 loại rượu bú vào đau đầu 100% luôn, nhưng được cái ngọt, thời đó đường hiếm, ngọt nhân dân ưng.
Một gói chè bồm, hay bị mốc, gói trong tờ giấy sơn vẽ xanh đỏ nhòe nhoẹt.
1 hộp mứt, cái này tôi ưng lắm, bên trong có dăm hạt lạc bọc cái gì trắng trắng, nhiều sợi dài dài trắng cũng gọi là mứt dừa, mấy cái mứt cà chua màu đỏ hay táo đen hay bí vàng vàng tôi đéo ưng, mọi thứ trong hộp mứt đó ăn đều ngọt ngọt.
Một cái bì lợn khô, gọi là bóng, sao lại có bì lợn khô trong gói đó thì tôi chịu, nhưng có, miếng bì đó mẹ tôi sẽ ngâm nước cho mềm ra, rồi thả vào nồi canh, gọi là canh bóng, miếng bì đó ăn chả mùi vị đéo gì.
1 bao thuốc lá, điện biên hay sông cầu, tất nhiên hồi đó không có đầu lọc, nhân dân hồi đó hay bắn thuốc lào hoặc tự cuộn lấy hoặc mua thuốc cuộn, bọn trẻ con tôi vấn râu ngô vào bắt chước hút, ho sù sụ.
1 xấp bánh đa nem, thường rách ở nơi buộc lạt, dùng để gói nem.
1 gói đường, ít hạt tiêu, 1 gói mì chính (mì – chính hồi đó cực quý, mới có câu ví: “Lồŋ lạ bằng 1 tạ mì chính”, tức mì chính rất là quý, từng hạt 1, vậy mà cái kia vẫn hơn!!!)…
Vào bữa ăn ở quê, các cô tôi hay chấm đầu đũa vào bát nước rau, rồi vảy đi, rồi chấm vào lọ mì chính, những hạt mì chính dính vào đũa sẽ được cho vào bát nước rau, ngoái đều lên, sau đó nếm thử nước rau và gật như bổ củi: “Ngọt, ngọt lắm rồi”.
Thế là tết về.
Cơ quan bố mẹ tôi mổ lợn phát cho nhân viên ăn tết, tôi được đi theo, tôi thích lắm, vì được lên phố, chỗ đó đối diện với bọn Time city bây giờ.
Tôi chứng kiến các ông lợn bị lùa xuống xe tải, dễ đến chục ông, bị quây lại bằng các linh tinh tre ván.
Các nhân viên nam lúc đó thành những anh đồ tể chuyên nghiệp, họ xúm vào bình luận con này lòng ngon, con kia nhiều mỡ, con kia có lẽ sắp chết bệnh đến nơi. Vài nồi nước sôi được đun, góc cơ quan biến thành lò mổ, bọn trẻ con tôi chạy nhảy tung tăng xem các bác chọc tiết pha thịt, các tấm lá chuối được trải la liệt để chia thịt, cơ quan hồi đó nhiều cây chuối, tại sao thì tôi chịu. Tiếng lợn kêu váng trời.
Thật tôi chưa thấy hôm nào vui hơn thế, tôi được ăn 1 bát nhỏ óc lợn, cái đó ăn luôn vì có lẽ hơi khó chia, và trên các tấm là chuối, mọi người nín thở xem chia thịt, ví dụ cái đuôi con lợn sẽ chia cho 5 nhà, thì cái đuôi sẽ được các tay chuyên chặt làm 5 khúc, phần bé thì dài, phần gần Ɩồŋ lợn thì ngắn, thế là ném vào các phần thịt đang chờ trên lá chuối.
Riêng cái dồi và nội tạng sẽ được luộc lên, vì dồi chưa luộc không thể cắt nhỏ để chia, với lại phải bồi dưỡng tại chỗ các “đao thủ”, thế là những món luộc sẽ được chia nhau đánh chén ngay, đó là lý do tôi được cắn bát nhỏ óc lợn, gớm lần đầu tiên trong đời được ăn món đó, ngọt thỉu đi.
Sau đó tôi ngủ mất, không nhớ về thế nào, hôm sau nhà nhà vang lừng tiếng thớt, các nhà rửa lá rong rồi xúm xít gói bánh chưng, có 1 miếng thịt mỡ thật to ở chính giữa cái bánh, bố tôi chỉ biết gói đùm, tức là túm mẹ tất cả lại, bánh trông xấu cơ mà thời đó cần đéo gì đẹp. Kiểu gì ông cũng gói cho 2 anh em tôi 2 cái bánh nhỏ riêng.
Thế rồi nhà nhà củi lửa đun bánh, tôi luôn nói sẽ ngồi canh nồi bánh tới sáng, nhưng toàn ngủ lúc nào không biết.
Lúc vớt bánh là ngày hội, trẻ con xúng xính áo mới đốt pháo đì đẹt, người lớn vớt bánh rồi xếp chồng lên nhau rồi ép cho ra hết nước, tôi xí phần cái bánh nhỏ.
Bánh chưng sẽ được cắt từng miếng nhỏ, dụng cụ cắt chính là cái lạt gói bánh, mẹ tôi bóc 1 mặt, rồi đặt lạt lên 1 mặt giống cờ nước Anh, úp cái đĩa lên, rồi lộn lại bóc nốt mặt kia, sau đó túm 2 đầu lạt và kéo nhẹ, thế là cái bánh được cắt.
Tôi thích gặm những tý tý thịt mỡ với đậu dính ở các sợi lạt, mẹ tôi hay nhắc sợ tôi cứa lạt vào mồm.
Những ngày sau đó, cả khu tập thể nhà tôi rộn tiếng cười đùa, các bà vợ không đánh trẻ con vì những cơn bực dọc vô cớ.
Tiếng cười, quý anh chị ạ, sang sảng khắp nơi.
— Hết —
Để lại một bình luận