“Giống như mạch nước đã trở về nguồn xưa… Tốt lắm tốt lắm!”
“Bây giờ tôi đã hiểu,”
Cô bé khóc lóc nói…
“Em nhớ lại lời mẹ nói rằng: Khi em sinh ra em không thể nói chuyện được, và đó, tưởng rằng em bị tà ma quỷ ám, họ cho em uống chu sa (máu chó), thế là em quên tất cả các chuyện xưa kia, quên đi lời hứa hẹn. Có phải đây là giấc chiêm bao, em mừng quá, chị đây chắc là chị Khoáng Vân ngày nào, người đã nhập xác vào Chu Trác Đơn đây mà”
Thế là họ trò chuyện về những tháng ngày xưa kia, nhắc lại bao kỷ niệm, với những giọt lệ hạnh phúc, nhưng khi đến thời gian giỗ mộ, Trác Đơn giải thích rằng vợ chồng nàng có thói quen hàng năm thăm viếng và cúng vái trên mộ của Tử Liên. Cô bé đáp rằng cô sẽ cùng đi với họ, và khi họ đi tới mộ thì phát hiện khắp nơi vung vải, và chiếc hòm cây đã bị tung nắp. Ở đó có bộ xương trắng của con chồn.
“Tử Liên và muội,”
Trác Đơn nói với chồng…
“Đã có sự liên hệ mật thiết với nhau ở hai cõi âm dương, quả là duyên số. Nay mộ đã vỡ, ắt do trời định. Hãy để cho chúng em không tách rời, chôn bộ xương em ở đây với bộ xương nàng.”
Mộng Côn đồng lòng, và lên kinh thành tìm kiếm bộ xương của Khoáng Vân đem về và chôn cùng với bộ xương chồn Tử Liên, sau đó cả ba người lên núi sống ẩn dật hạnh phúc bên nhau. Trong bạn bè và bà con dòng họ, hay tin câu chuyện lạ kỳ, tụ họp vòng quanh nấm mộ trong trang phục nghi lễ đến viếng thăm và ngưỡng một mối tri âm của ba người, và năm này qua năm khác phong tục đó vẫn còn giữ tới ngày nay vào mỗi ngày rằm.
— Hết —
Để lại một bình luận