Phần 3
Hân về tới nhà ông Bảy trong cơn mưa. Chiếc áo mưa ngắn chỉ che được nửa thân trên, thân dưới sũng nước. Nàng đứng trên hiên cởi áo mưa, vuốt những giọt mưa ở mặt, ở cổ, kéo ống quần cho khỏi dính vào đùi, vào mông, nói với ông Bảy:
– Cảm ơn bác Bảy. Nhờ cả nhà bác giúp, tôi mới đem được bao đồ ăn cho anh ấy. Bây giờ xin phép bác, tôi ra Trảng Bom để đón xe đi Sài Gòn.
Ông Bảy nói:
– Cô đi như thế vội vàng quá, nhưng anh ấy khoẻ mạnh chớ cô?
– Dạ, cảm ơn bác, anh ấy khoẻ, chỉ gầy thôi. Tôi phải đợi hơn tiếng và được gặp một tiếng… Cũng đủ để nói chuyện nhà.
– Cần sức khoẻ cô ạ. Làm rẫy mưa nắng vất vả, nhưng cơm tù bây giờ đâu có gạo. Người ta thay bằng bo bo, bắp, củ mì và bột mì. Đồ ăn thì chỉ có mắm ruốc, cá khô. Không có rau tươi nên trại đã phải cho cả trăm người vô rừng tre lấy măng về ăn thì cô biết sự thiếu thốn tới đâu – Ông Bảy nói rồi chỉ ra suối ở cuối vườn: Mưa lớn, nước lũ tràn lên như thế kia thì mấy đoạn đường phía ngoài chắc lụt hết, sợ cô đi không nổi, mà có ra đến Trảng Bom thì cũng 7, 8 giờ, cũng phải ngủ lại Trảng Bom. Nếu cô không ngại thì cứ ở lại đây. Nếu đêm nay hết mưa, nước rút, sáng mai đi sớm thì ra tới Trảng Bom cũng chỉ 9, 10 giờ, đón xe đi Sài Gòn thì tiện hơn.
Hân nhìn trời mưa ào ào, với sấm chớp, nghĩ đến con đường lầy lội với hai con suối, bèn nói:
– Vậy nhờ bác Bảy cho tôi ở lại đây.
– Cô cứ tự nhiên. Hơn năm nay, từ ngày có cải tạo làm rẫy, nhiều người đã ở lại đêm ở đây. Có khi nhiều người quá, họ phải nằm dưới đất. Cô thay quần áo đi, chớ để ướt thế bị cảm lạnh thì khốn – Ông Bảy chỉ vô cái thùng: Cô lấy cái thùng kia xách nước, sau nhà có giếng và nhà tắm.
Nhìn ánh lửa bếp trong khi nhặt rau muống, ông Bảy hình dung lại thân thể Hân khi nàng cởi áo mưa.
Chiếc áo bà ba nâu ướt một nửa, còn quần sũng nước, vải đen mỏng như lớp giấy dán vô da, dính vô bẹn, vô mông như người không mặc quần.
Hân vội vã túm vải kéo ra, nhưng kéo được chỗ này thì chỗ kia lại dính vô da.
Khi Hân quay vô vách ván tìm chỗ treo chiếc áo mưa, ông đã nhìn rõ hai gò mông lớn thuôn dài xuống hai đùi với khoảng da trắng lồ lộ ở chỗ xẻ tà của chiếc áo bà ba.
Ông Bảy nghĩ đến người đã có diễm phúc ôm ấp cái thân thể màu mỡ ấy, nhưng đến nay thì lại bất hạnh, vì với cái thân thể căng đầy, đôi môi mọng và đôi mắt ướt lẳng lơ ấy thì việc thăm nuôi sẽ chẳng còn được bao lâu nữa.
Hân nhẹ bước vào bếp:
– Bác Bảy cần làm chi nữa để tôi phụ?
Ông Bảy chợt tỉnh nhìn lên – Hân tươi cười trong chiếc áo bà ba xanh lợt với chiếc quần đen mỏng.
– À, nhờ cô rửa cho rổ rau này để tôi tráng mấy cái hột vịt, rồi mình ăn cơm.
Đống lửa ở giữa nhà đỏ rực, ngọn lửa xanh vàng bốc lên cao với những tiếng nổ lép bép làm bắn ra những tia lửa. Nghe tiếng mưa rả rích, Hân cảm thấy ấm cúng bên đống lửa, chợt nghĩ đến lũ lụt nên cất tiếng hỏi:
– Ở vùng này thường lũ lụt luôn hở bác Bảy?
– Vùng này thấp, có nhiều suối dẫn nước từ nguồn về, nên thường bị lụt. Mưa vài ngày hay mưa lớn một buổi là lụt, được cái là lụt nhanh mà rút cũng nhanh, nên chỉ qua đêm là nước rút. Nhưng đường lầy lội khó đi. Phải qua con suối Bằng Lăng, lên vùng đất cao, đường đất pha cát thì đỡ hơn.
– Bác Bảy vào đây phá rẫy từ năm nào?
– Cuối năm 75. Có thể nói tôi là người vô khai phá đầu tiên. Trước 75, đây là rừng rậm, vùng mất an ninh, không có ai dám vô. Vì đi trước nên tôi chọn được khu đất này, tiện lợi cạnh suối mà đất cao. Vì đất thấp dễ bị úng nước, không trồng được bắp đậu.
– Bác vào khai phá, rồi ở luôn trong rẫy hay ngày làm, tối trở về Trảng Bom?
– Tôi vô đốt rẫy, làm căn nhà này và ở luôn, vì đi như thế mất công và mất nhiều thời giờ.
– Thời gian đầu có nhiều người vào rẫy ở luôn như bác không?
– Cũng khá cô ạ. Đa số gia đình phải phân đôi, người ở lại Trảng Bom để giữ nhà và làm một việc gì đó, người vô rẫy ở luôn cho tiện. Từ Trảng Bom vô đây cũng 8, 9 cây số, nắng mưa gì thì đi cũng mất nhiều thời gian – Ông Bảy ngừng lại vấn điếu thuốc rê, hút mấy hơi, rồi hỏi: Trước 75, gia đình cô ở đâu?
– Ở Buôn Mê Thuột, Bác Bảy. Lúc đó gia đình buôn bán ở chợ. Sau 75 thì gia đình chia đôi, người làm rẫy, người ở lại thành phố. Còn tôi trở lại nghề may. Tất nhiên không được như trước, nhưng được cái đỡ vất vả, khỏi phải chịu nắng mưa ở ruộng rẫy hay buôn thúng bán mẹt.
Ông Bảy thầm nghĩ, thảo nào mà bàn chân bàn tay mịn màng. Trong ánh sáng chập chờn của ngọn lửa, Hai má Hân trắng hồng, và từ mấy chiếc khuy hớ hênh để lộ lớp da trắng như ngó cần, ở giữa chiếc rãnh sâu với khuôn ngực nhô cao và hai núm vú nổi hằn lên dưới lớp vải xanh lợt. Hân cúi xuống đập con muỗi trên cổ chân, kéo ống quần lau vết máu, rồi kéo ống quần lên cao để gãi chỗ muỗi đốt.
– Đống lửa cháy và khói thế này mà cũng không đuổi được hết muỗi. Đến nay đã đỡ, chớ hồi mới vô khai phá, chúng tôi đã phải chống chọi với vắt và muỗi, và nhiều người đã vướng bệnh sốt rét – Ông Bảy nói và làm ra vẻ tự nhiên nhìn vào bắp chân tròn trắng mà ống quần kéo lên đã để lộ cả bắp chân tới đùi.
Hân bất chợt nhìn thấy ánh mắt lạ của ông Bảy, cảm thấy bối rối, nên hỏi:
– Gia đình những người đi cải tạo ở Trảng Bom có nhiều người làm rẫy ở trong này không bác?
– Giai đoạn đầu thì nhiều, nhưng tới nay thì không còn bao nhiêu. Vợ con mấy ông cải tạo không làm rẫy được. Một nắng hai mưa. Trong mùa làm cỏ mà đau là đói. Vì cỏ rẫy lên nhanh hơn lúa, bắp đậu, không làm kịp là cỏ phủ kín bắp, đậu ngay. Vì thế họ đã chạy. Như cô mà làm rẫy một năm là người thay đổi ngay, chớ đâu có trắng trẻo mịn màng như thế này. Nhưng trẻ mà lại đẹp như cô trong thời buổi này thì cũng rất mệt – Ông ngừng một lát rồi cười:
– Mệt ra sao thì tôi chắc cô đang đụng phải. Vì những người như cô đâu có thoát được sự bủa vây của mấy ông cán bộ và công an ở khu vực mình sống.
Hân gật đầu:
– Bác nói đúng. Nhiều người phải chiều theo nghịch cảnh để sống. Mấy người tôi quen biết đi buôn hàng chuyến, hàng chui đều phải thay đổi rất nhanh. Chẳng mắc vào tay mấy ông tài xế thì cũng vào tay đám công an, cán bộ địa phương. Biết bao nhiêu sự tan nát, tội nghiệp, nhưng biết làm thế nào giữa cảnh đời thay đổi như lật bàn tay này. Thông cảm cho họ, bác Bảy ạ.
– Tôi có dám trách gì họ đâu, nhưng thấy buồn và tiếc.
Hân lại kéo ống quần, vừa gãi vào chỗ da nổi đỏ vừa nói: Con muỗi độc quá, ngứa ran cả một vùng.
Ông Bảy cúi xuống ngọn lửa, nhưng mắt như dán vào khoảng bắp chân trắng, nhìn suốt đùi, rồi đứng dậy, tới cái bàn, lấy lọ dầu Nhị Thiên Đường, đưa cho Hân:
– Cô bôi ít dầu vô chỗ muỗi đốt, sẽ hết ngứa.
Hân ngạc nhiên:
– Bác còn giữ được dầu này?
– Trước kia tiệm nhà tôi bán, nên còn giữ được một ít.
– Xoa dầu vào chỗ ngứa một lúc, Hân đưa lọ dầu cho ông Bảy:
– Cảm ơn bác Bảy, dầu tốt thật, đỡ ngứa rồi.
Thấy Hân đưa tay che miệng ngáp, ông Bảy nói:
– Cả ngày đi, lại gặp mưa ướt. Cô đi ngủ đi – Ông chỉ vào chiếc giường ở góc nhà bên trái – Cô ngủ cái giường đó. Giường của con Mẫn, thỉnh thoảng nó phải vô đây làm cỏ rẫy với tôi.
Hân đứng dậy:
– Thế tôi đi ngủ trước nha bác Bảy.
Vừa buông mùng, Hân vừa nói: Thời này mà bác còn giữ được chiếc mùng Mỹ thì quý quá.
Ông Bảy nói:
– Ở Trảng Bom, chúng tôi không chạy đi đâu, nên còn giữ được nhiều đồ cũ.
Ông Bảy vấn điếu thuốc rê, cầm nhánh củi châm thuốc và nghe tiếng nổ lép bép ở đầu khúc củi lớn.
Trời vẫn còn chớp, nhưng ông không nghe tiếng mưa trên mái tôn.
Nhìn về phía giường trong ánh lửa và thấy gò mông nhô cao, ông biết Hân nằm nghiêng, quay mặt vào vách.
Căn nhà này trên năm qua đã có cả chục người vợ cải tạo đi thăm nuôi ở đậu qua đêm, khi thì tới đã muộn, khi thì thăm nuôi xong trời đã gần tối, nhưng chưa bao giờ ông có một tâm trạng xốn xang như đêm nay.
Cũng là giúp người lỡ độ đường, nhưng những lần trước họ đến và họ đi, ông thản nhiên vui vẻ với những người cùng chung số phận.
Với tuổi đời đã trên 40, lại đang phải sống lăn lóc với nắng mưa, ông như quên mất cái thời 30 tuổi.
Vợ ông mới ngoài 30, thân thể đẫy đà, trắng trẻo, nhưng nhiều khi ông cũng như quên mất.
Thế mà hôm nay, suốt buổi chiều lấy măng về, khoảng bụng trắng dưới vạt áo bị ướt dính vắt lên và những khoảng đường cong nổi lên dưới lớp vải quần mỏng bám sát vào da của Hân cứ ám ảnh ông.
Ông kéo những thanh củi đang cháy ra cách nhau cho những ngọn lửa giảm xuống, rồi đứng dậy đi tới chiếc giường ở góc nhà bên phải.
Ông nằm ngửa, nhìn lên đình mùng.
Im lặng quá, chỉ có ánh lửa vàng phật phờ ở đầu mấy thanh củi, thỉnh thoảng bừng sáng lên theo làn gió lọt vào nhà.
Ông nghe tiếng cựa mình của Hân và tưởng tượng đến cái thế nằm ngửa với hai đùi thuôn mở rộng dưới lớp vải mỏng.
Nhìn cuộn tóc dài đen nhánh, và lông mày, lông mi dài, ông liên tưởng đến đám lông đen rậm.
Hình như ông nhận ra một điều là sự xốn xang của mình là do đôi mắt ướt và những cử chỉ rất lẳng khi Hân túm vải kéo ra ở những chỗ nổi lên của cái thân thể lồ lộ dưới lớp vải ướt.
Kéo chiếc chăn mỏng lên bụng, Hân cởi hai cái khuy áo trên ngực để vải khỏi căng ở hai đầu vú.
Theo thói quen nàng vuốt nhẹ trên bầu vú, rồi luồn tay vào đùi, kẹp chặt lại.
Tự nhiên Hân thở dài khi nghĩ đến Long.
Anh đã biến thành một người khác.
Mắt thất thần gầy còm, tay chân mốc meo với đôi dép lốp.
Mới 3 năm mà đã thế thì 5 năm, 10 năm anh sẽ ra sao mà còn sống được không.
Nàng đã nghe người ta nói với nhau là tù cải tạo không có ngày về mà có về thì cũng là về để chết.
Nàng mủi lòng thấy Long mặc chiếc quần lính vá nhiều miếng bằng vải khác màu và chiếc áo bằng loại bao cát vải sợi, nên đã khóc nói với Long: Em có đem cho anh bộ quần áo lính và cái mũ.
Trong một giờ được ngồi đối diện qua cái bàn, Long chỉ nghe nàng kể chuyện nhà và hỏi mấy câu về cha mẹ cùng đứa con.
Có lẽ anh cũng muốn biết nhiều mà không thể hỏi, vì tên công an ngồi canh chừng ở góc nhà.
Nhưng qua ánh mắt, nàng hiểu anh đã xuống tinh thần nhiều, không còn những lời an ủi vợ như hai lần thăm nuôi trước kia ở trại Suối Máu.
Khi hết giờ nàng chỉ nói với anh được một câu: Sang năm em mới đi thăm anh được.
Nhìn Long ôm bao đồ ăn để lên vai, người như muốn xiêu, Hân đã cúi đầu, rớt nước mắt bước đi.
Nghe tiếng lép bép từ đống lửa, nàng quay lại thấy ông Bảy nhìn về phía mình với điếu thuốc rê trên môi.
Từ buổi chiều, khi từ trại K4 về, nàng đã thấy những cái nhìn soi mói của ông Bảy.
Và khi ngồi bên đống lửa, ông đã không còn dấu được những cái nhìn sỗ sàng vào thân thể nàng.
Hân không ân hận về việc nàng đã ở lại mà nàng cũng không sợ ông.
Ở Ban Mê Thuột nhà có người này người kia và nhiều người quen biết xa gần, nên nàng đã có thể né tránh những hứa hẹn cám dỗ của mấy tên cán bộ vì sợ tai tiếng cùng những thành kiến đối với những người của chế độ mới.
Bây giờ ở đây là ở trong rừng, và ông Bảy cũng là nạn nhân của chế độ như nàng.
Đêm nay cũng đêm mưa, ngồi kia là người đàn ông đã nhìn nàng với đôi mắt thèm khát, nhưng nàng không biết ông Bảy có dám liều và không biết mình sẽ phải cư xử thế nào khi ông ta liều.
Khi ngồi ở bếp, nhìn qua cửa sổ, nàng đã thấy ông Bảy, mặc quần đùi, tắm bên giếng.
Thân thể ông cuồn cuộn, rắn chắc.
Ông dội nước kỳ cọ, và phía trước, chiếc quần đùi đội cao và căng lên.
Hân cảm thấy thẹn, nhưng vẫn nhìn và hình dung tấm thân ấy ở giữa hai đùi bà vợ ở Trảng Bom.
Bà trắng trẻo phốp pháp.
Thời thế đổi thay, nhưng họ vẫn được ôm ấp, an hưởng bên nhau.
Còn mình với người chồng tù, một đống xương da… Chiếc quần đùi bị đội cao với bàn tay xoa nắn của ông Bảy khi tắm đã ám ảnh nàng… Hân thở dài quay nhìn ra phía đống lửa, nhưng ông Bảy đã đi ngủ.
Than ở đống lửa vẫn đỏ theo từng cơn gió lọt qua khe cửa, nhưng ánh sáng đã thu hẹp trong một đống than nhỏ.
Ông Bảy nghe tiếng tắc kè ở đầu hồi nhà và lắng nghe tiếng thở ở giường bên kia để nhận biết là Hân còn thức hay đã ngủ.
Bỗng có tiếng trở mình và tiếng thở dài.
Sự trằn trọc với tiếng thở dài của Hân đã làm ông phấn khởi và thầm nghĩ, con mắt ướt với mông và vú đó làm sao chịu nổi ở tuổi 30. Ông đã sống quá nửa đời người, đã qua tay nhiều người đàn bà, ông hiểu cái dâm của phụ nữ.
Có một chuyện khó quên là năm 73, trên đường từ Biên Hòa về Trảng Bom, giữa đường bị mưa, ông đã dừng xe Honda trước một ngôi nhà gạch có mái và thềm rộng.
Dựng xe được một lúc thì cửa mở, bà chủ nhà khoảng trên 30 mời ông vô nhà để tránh mưa tạt.
Sau khi đóng cửa, bà mời ông ngồi rồi đi pha một tách cà phê bột đem đến để trước ông.
Bà không ngồi mà đứng hỏi chuyện bâng quơ một lúc, rồi tới đứng phía sau đặt hai tay lên vai ông và áp hai bầu vú vào lưng ông.
Quay lại thấy mặt bà ửng đỏ với đôi mắt đắm đuối, ông đứng lên bồng bà ta vô phòng.
Để lại một bình luận