Phần 6
Hai Đức trở lên Sài Gòn đúng bốn hôm, chàng đánh thư báo về nhà báo tin cho mẹ hay là sắp sửa lên đường du học. Vì không thể về được nên Đức xin mẹ lên gặp để tiễn chàng xuống tàu. Bà Hội Đồng buồn não lòng vì phải xa con. Nhưng nó ra đi cũng thật đúng lúc như bà đang mong muốn. Vì chỉ năm ngày sau khi con bà rời nhà, bà Hội Đồng bàng hoàng chết điếng khi nhẫm tính lại thời kỳ kinh nguyệt hằng tháng của bà đã trôi qua có phần không ổn. Bà đã bị trễ kinh mấy tuần qua.
Bà lặng người bơ phờ lo âu. Ở tuổi năm mươi như bà mà giờ cũng còn thai nghén sinh đẻ. Như vậy thì ai là cha đứa bé đây? Trời ơi! Bà đâu thể nào nói lên được sự thật. Mà giết chết bào thai mới tượng hình là mang trong bụng vừa là con bà vừa là cháu nội. Thật là trớ trêu và oái oăm làm sao. Nghĩ đến gia đình nhà chồng không còn ai nối dòng ngoài thằng con trai bà ra. Bà Hội Đồng chợt nảy sinh ý muốn giữ lại cái bào thai. Bà sẽ sanh và gửi con cho một nhà nào đó đang hiếm con. Và tặng cho họ một số tiền để nuôi dưỡng đứa bé.
Bà Hội Đồng cảm thấy vững lòng, đỡ lo nghĩ hơn trước, bà thu xếp chuyến đi lên Sài Gòn để tiễn thằng con trai bà đi du học.
Hôm tiễn Hai Đức xuống tàu, bà Hội Đồng muốn rủ bà Chủ Quận cùng đi cho có bạn mà cứ phập phồng lo sợ rủi mà nó hỏi han này nọ thì sẽ sanh chuyện rắc rối nên bà bỏ ý định đó mà chỉ rủ chú Sáu Thìn với Tư Cò đi theo ghe để tiện việc phụ bà mua sắm một số đồ dùng trong nhà.
Hai mẹ con bịn rịn, mắt người nào cũng đỏ chạch vì khóc. Bà Hội Đồng là kẻ đau khổ nhiều hơn ai cả bởi chỉ còn núm ruột mà đành phải xa cách. Bà cầm tay con trai dặn dò:
– Con qua Tây nhớ biên thư gửi về thường xuyên cho má nghen.
– Dạ… Con sẽ thường xuyên báo tin thi chuyện học hành sinh sống của con ở bean cho má biết.
– Con cũng đừng bắt chước bày điều cưới vợ đầm như ông “Sơn Sàm” xóm mình đó nghe. Lạ nước lạ cái, ngôn ngữ bất đồng, mẹ chồng và nàng dâu. Khó khăn lắm nghe con.
– Đó… Chưa gì mà má ghen rồi. Nói vậy chứ con hổng có mê mấy cô đầm đó đâu. Má yên tâm đi.
Câu nói vô tình của Hai Đức khác nào mũi dao nhọn khơi gợi nỗi đau giấu kín trong lòng bà Hội Đồng. Bà giả bộ hờn lẫy, trách khéo con trai:
– Tổ cha bây chớ ghen.
Hai Đức đứng cười xòa nhìn mẹ với đầy nỗi thương cảm. Con tàu đã sắp đến giờ khởi hành. Bất ngờ Hai Đức ôm siết mẹ trong vòng tay, hôn lấy hôn để, khiến bà Hội Đồng nhột nhạt ú ớ kêu lên:
– Đức… Đức…
Hai Đức giật mình rời mẹ ra, chăm chú nhìn bà như một vật kỳ lạ trên đời. Chàng vừa mang máng nhớ ra giọng kêu tên mình nghe quen thuộc mà không nhớ là của ai và ở đâu.
Thấy con trai tự dưng nhìn mình trân trối, bà Hội Đồng rợn da gà vì hiểu rằng sơ ý bà đã để lộ phần nào sự thật. Bà vội hỏi khoả lấp:
– Nè… Bộ con nhìn má cho kỷ để khỏi quên phải không? Phải chi hồi nẳm má chụp tấm hình kỷ niệm với con thì quý biết chừng nào.
Hai Đức lắc đầu hồi tỉnh. Chàng nghĩ chắc có lẽ mình đã bị ám ảnh vụ đêm đó chứ giọng nói của mẹ với bà Chủ Quận đâu hề giống nhau bao giờ.
Hai Đức hôn lên trán mẹ lần nữa rồi chạy vội lên cầu thang tàu. Bà Hội Đồng nhìn theo bóng thằng con trai bà, nước mắt đầm đìa kêu với theo:
– Đức… Đức coi chừng té. Cái thằng lúc nào cũng hấp ta hấp tấp!
Hai Đức đứng trên boong tàu vẫy vẫy tay chào từ giã mẹ, môi cố nở nụ cười mà lòng bồi hồi thương cảm vô vàn. Bà Hội Đồng, chú Sáu Thìn và Tư Cò đứng dưới bean cũng vẫy vẫy khăn noun chia tay cậu Hai Đức trong khi con tàu từ từ xa bean ra giữa dòng sông Sài Gòn rồi xa dần, cho đến khi chỉ còn là bóng mờ ở cuối chân trời xa thẳm.
Hai Đức qua Paris được bốn tháng, thư nào gửi về cậu cũng không quên hỏi thăm bà Chủ Quận. Đọc thư con mà bà Hội Đồng xúc động, man mác nỗi buồn. Mặc dù bà không ghét bỏ gì bà Chủ Quận, nhưng bà cũng thấy ức chế ganh tị vì con trai bà vẫn khắc ghi sâu đậm cái đêm cưỡng đoạt thể xác người đàn bà nó đã đam mê. Bà tủi thân và chợt thấy ấm ức sao nó không hỏi thăm về đời sống mẹ thật nhiều, không lo mẹ tuổi già cô đơn sầu muộn. Thế mà hầu như thư nào nó cũng nhắc mẹ gửi lời ân cần hỏi thăm, chăm sóc bà Chủ Quận.
Bà Hội Đồng đọc xong xé thư và lầm bầm cau có. Đã thế, càng về sau, thư của Hai Đức viết càng thưa dần. Bà Hội Đồng không hiểu thằng con bà đang làm gì bên Tây. Ốm đau hay tai nạn gì đây? Đêm nào bà cũng thắp nhang cầu khẩn Phật Trời phù hộ cho bà. Bà cũng van vái chồng sống khôn thác thiêng, độ trì cho nó được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi.
Nhưng vắng thơ Hai Đức, bà Hội Đồng lo lắng nhiều hơn khổ tâm. Bước sang tháng thứ tư, cái bụng của bà bắt đầu lúp lúp, nổi u như gò mối mới đùn. Bà nịt bụng sát vào hơn. Cố tình mặc áo rộng, lấy cớ lớn tuổi tu hành để che dấu cái bầu. Vậy mà lúc nào bà cũng bị mang cái mặc cảm người ta biết rằng bà có bầu, người ta nhìn bà bằng ánh mắt soi mói, dè bỉu, cười cợt lén lút.
Bà Hội Đồng trở nên cáu gắt với mọi người, kể luôn cả chú Sáu Thìn là người trước giờ bà rất nể nang, mềm dẻo, ăn nói dịu dàng như đối với bậc cha chú.
Cuối cùng bà Hội Đồng sợ để lâu cái hũ mắm xì ra thúi mặt với bạn bè thiên hạ. Bà gọi riêng con Tư Lùn, vốn là bạn ở thân tín, nuôi nấng trong nhà từ hồi còn là con nít, mến tay mến chân, sớm hôm hủ hỉ chủ tớ, nhất là từ khi Hai Đức vắng nhà.
Tư Lùn nghe chủ gọi đêm hôn, ngỡ rằng bà Hội Đồng bị trúng gió cảm mạo, Tư Lùn quýnh quáng chui khỏi nốp, chạy bương lên tới cửa buồng.
– Khuya lơ khuya lắc bà gọi con có việc chi gấp vậy?
Bà Hội Đồng nằm dài trên bộ phản bóng ngời nước mun đen tuyền, vẻ như mệt mỏi ra lệnh:
– Mày phủi cẳng leo lên bóp tay chân cho bà coi. Hồi chiều ra vười coi tụi nó lên liếp xong bà vô ăn mấy miếng trầu, vậy mà bà ể mình mỏi tay nhức chân quá.
Tư lùn nhanh nhẹn làm theo lời bà chủ. Dù cơn buồn ngủ vẫn còn mà Tư Lùn đâu dám từ chối. Vừa xoa bóp cặp đùi trắng phau như bột, chị ta thầm tấm tắc khen ngợi:
– Bà già năm mươi rồi mà cặp đùi còn săn chắc, thon thả như con gái vậy.
Tư Lùn bỗng ngáp dài bởi giấc ngủ bị phá nửa chừng. Bà Hội Đồng dường như hiểu ý nên bà hỏi xã giao:
– Nè… Sẵn có bây lên, bà hỏi lại cho khỏi quên.
– Dạ, bà hỏi gì con?
– Nghe nói hồi trước quê con ở Cô Tô, Hà Tiên phải hôn?
– Dạ đúng.
– Ủa… Rồi sao bây lưu lạc tới Tam Bình này vậy?
– Chẳng là hồi con mới 5 tuổi, má của con mất sớm, tía con đi ghe vỉa hay tin má chết, tía con mới cho con xuống ghe đi theo. Trôi nổi khắp xứ, nghèo vẫn hoàn nghèo. Chừng tới đây, tía con bạc phước mắc bệnh nặng theo ông bà. Con côi cút bơ vơ, bà biết chuyện nên rước con về nuôi đến giờ. Tính ngót nghét cũng trên 2 năm rồi.
Tư Lùn nói đến đó bỗng khựng lại hỏi bà Hội Đồng:
– Nhưng… Chuyện này bà biết rành hơn con mà!
– Ừa… Đầu óc tao bây giờ sao kỳ quá, hổng nhớ gì hết trọi.
Nói xong bà Hội Đồng trở mình định nằm sấp cho Tư Lùn đấm lưng, nhưng chợt nhớ tới cái bầu làm bà lấn cấn, khó chịu, bà đành nằm ngửa lại. Vô tình tà áo bay vạt lên. Tư Lùn thấy rõ cái bụng bà chủ căng tròn có u có nần, nhưng đâu nghĩ đó là thai nghén mà do map mỡ. Chị ta khen:
– Chu choa… Dạo này bà phát phì ra.
Bà Hội Đồng nhột cứng người vì mắc cỡ. Bà lầm tưởng Tư Lùn bóng gió xa xôi. Bà cựa mình gắt gỏng:
– Con này bộ rủa tao hả. Mập mạp gì thây kệ tao. Trù ẻo hoài?
– Dạ… Con đâu dám. Con thấy bà phát tướng thiệt tình chứ bộ.
– Thôi dẹp ba cái vụ đó đi. Nè, vậy chớ bên Hà Tiên mày còn ai bà con thân thích gì hôn?
– Dạ còn… Ở bển con còn người cậu Năm, mần nghề giăng câu. Ủa, mà bà hỏi chi vậy?
– Nhà bển có rộng rãi không?
– Dạ… Thì dân chài lưới mà, kiếm đồng nào lủm đồng đó. Nhà cửa như cái chòi còn thua cái chuồng trâu của bà nữa đó.
– Mà bây nhớ đường về bển hông?
– Dạ nhớ. Ủa mà chi vậy bà?
– Con này sao cứ hỏi hoài. Thôi xuống sửa soạn áo quần. Nhớ dặn thằng Tư Cò lo ghe cộ, khuya đưa tao với bây về bển.
– Dạ… để con xuống nói với chú Tư Cò là bà biểu lo ghe cho bà mai đi sớm.
– Nhớ dậy sớm à. Nè, tao dặn mày hỏng được nói ví ai là đi đâu nghe chưa. Dặn thằng Tư cũng ngậm miệng cho tao.
– Dạ… Lỡ mấy dì chú như ông Sáu hỏi thì con nói sao hở bà?
– Thì mày nói hỏng biết có được hôn?
– Dạ, được. Thưa bà con xuống chòi.
Chuyện bà Hội Đồng Tơ ở Tắc Bằng Lăng, bỗng nhiên mất tích được đồn đãi khắp đầu trên xuống xóm dưới, đủ điều thêu dệt. Nhưng chung quy cũng chẳng ai mò ra sự thật. Có người còn ác miệng ác mồm phao tin rằng bà Hội Đồng đi chợ gõ dây thép cho con trai, lúc về ngang qua vàm Cả bị chìm ghe.
Chỉ có một người duy nhất là chú Sáu Thìn biết rõ cô chủ của mình còn sống. Nhưng chú cũng mù tịt về việc bà Hội Đồng đi đâu, mần gì. Giữa đêm khuya hôm đó, trước giờ lui ghe vì phải chờ con nước, bà Hội Đồng đã kêu chú Sáu Thìn lên dặn kỹ:
– Chú Sáu ở nhà coi sóc lúa thóc, trâu bò. Tui đi ít lâu sẽ về.
– Dạ… Bà Hội Đồng cứ an tâm, việc nhà có tui lo.
Thế rồi bà Hội Đồng ra đi. Tiền bạc vòng vàng mang theo hay cất dấu chỗ nào không ai rõ. Nhưng ông Sáu Thìn bình chân như vại, ngày ngày chăm sóc ruộng đồng điền cho chủ, không hề xê xít đồng xu lon gạo. Lâu dần, vụ bà chủ vắng nhà chẳng còn nghe ai nhắc nhở tới nữa. Ông Sáu Thìn buổi đầu còn thắc mắc, nghĩ tới tính lui đủ điều mà rồi về khuya về dài, chú cũng ngơ luôn. Chủ dặn sao làm vậy, tới đâu hay tới đó. Tính ra bà Hội Đồng đi đã tròn sáu tháng.
Trong lúc đó, ở Hà Tiên, chỉ có Tư Lùn và Tư Cò biết rõ nội vụ bà Hội Đồng mang bầu oan.
Một đêm, Tư Lùn đang ngủ say như chết, bỗng bị Năm Bo kêu dậy giật ngược, giục giã:
– Lùn… Con mau chân lẹ cẳng chạy xuống rước cô mụ Năm lên gấp… Hình như bà chủ bây chuyển bụng đau rên dữ lắm rồi đó.
Tư Lùn ngáy ngủ, nửa mê nửa tỉnh bương bã xách đèn chạy đi rước cô mụ Năm, lúc đó cũng đương bận đỡ đẻ cho một bạn chài. Chừng Tư Lùn với cô mụ tới nơi, thì ông Năm Bo đã làm bà mụ bất đắc dĩ cho bà Hội Đồng rồi.
Con nhỏ chào đời, nặng hai ký lô rưỡi, mặt mày xinh xắn, mũm mĩm thật dễ ghét. Đã vậy, trên lưng còn có cái dấu son tơ cỡ trứng gà trông thật ngộ nghĩnh.
Bà Hội Đồng không chịu đặt tên, vì bà lâu nay chỉ mong ước rằng sẽ sinh được con trai ngờ đâu đứa bé lại là con gái. Vẻ mặt bà buồn xo. Bà tâm sự với anh Năm:
– Thiệt tình con tui đứt ruột đẻ ra, trai hay gái gì tui cũng thương hết. Ngặt một điều là tui không thể nào đem đứa con này về Tam Bình được. Bởi vậy tui muốn cậy nhờ anh thương cho trót mà nuôi dưỡng đứa bé này giùm tui.
Ông Năm suy nghĩ một hồi lâu trả lời:
– Tui già cả trọng tuổi biết còn khỏe mạnh được bao lâu. Nhận con bà lỡ tui ngã lăn ra chết bất đắc kỳ tử thì lấy ai chăm sóc nuôi nấng nó. Chuyện người ta dị nghị đàm tiếu thây kệ họ.
– Anh Năm à. Đâu phải tui sợ gì thiên hạ dèm pha mà chỉ vì thằng anh nó…
– Ủa… Thằng anh nó thì mắc mớ gì mà bà sợ?
Bà Hội Đồng vụt khóc nức nở, một lúc lâu bà mới nguôi ngoai tâm sự:
– Hổng dấu gì anh. Đàn bà có phút nhẹ lòng ăn năn hối hận thì đã chuốc nhuốc nhơ. Nhưng vì thương bào thai vô tội nên tui ẩn nhẫn chờ đợi ngày sinh nở xong sẽ giao con cho cha nó, ngặt cái ảnh chết rồi. Đem con nhỏ về, con trai tui nó làm nhục tui mặt mũi nào mà nhìn nó.
– Nhưng mà…
Bà Hội Đồng đưa tay vô túi áo móc ra xấp giấy bạc và gói vàng mà bà đã chuẩn bị trước. Bà ngắt lời ông:
– Thôi anh cũng nể tui mà vui lòng nhận số tiền năm trăm đồng này, và hai chục lượng vàng để nuôi giùm đứa bé. Ngoài ra tui cũng có để lại cho nó một sợi dây chuyền hình trái tim cẩm thạch để làm kỷ niệm khi nó lấy chồng.
Ông Năm suốt đời lam lũ, đổ mồ hôi mẹ mồ hôi con chắt mót cũng dư chưa được tới 10 đồng. Bây giờ đương không giàu sụ. Ông tưởng mình nghe lộn nên cứ đứng chết trân, miệng há hốc ngó bà Hội Đồng. Đến khi ông đã nắm trong tay đủ các thứ nào là tiền, vàng, dây chuyền ông mới biết rằng mình không nằm chiêm bao. Tuy vậy, ông vẫn bán tín bán nghi:
– Rồi mai kia mốt nọ bà có bắt con lại không?
– Không. Tôi khổ vì xa con mình nhưng tui hứa sẽ không bao giờ đòi hỏi hay bắt con lại đâu.
– Rồi bà tính đặt nó tên gì?
– Tên gì cũng được. Coi như nó là con anh. Tùy anh thích tên gì thì cứ đặt.
Ông Năm đi qua đi lại suy nghĩ một hồi rồi quay qua bà Hội Đồng nói:
– Tui định đặt cho nó tên là Lành, được hông bà?
– Thì con anh muốn đặt tên gì cũng được mà. Mà Lành nghe cũng tốt lắm. Vậy thôi… vài bữa nữa tui nhổ sào lui ghe về bển. Anh ở lại coi sóc nó nghen.
– Được rồi… bà cứ yên tâm.
Để lại một bình luận